Các tin tức tại MEDlatec
Thai phụ nên biết: xét nghiệm GBS có cần thiết không?
- 27/10/2022 | Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B ở phụ nữ mang thai có quan trọng không?
- 20/12/2022 | Mẹ bầu nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B nguy hiểm như thế nào?
- 28/06/2024 | Xét nghiệm GBS là gì và tại sao phụ nữ mang thai cần thực hiện?
1. Giải thích khái niệm GBS
GBS là tên viết tắt của vi khuẩn Streptococcus agalactiae - liên cầu khuẩn nhóm B. Đây là vi khuẩn Gram dương sinh sống chủ yếu ở đường âm đạo và trực tràng của người phụ nữ.
Bình thường, liên cầu khuẩn nhóm B không gây nên triệu chứng nguy hiểm gì cho mẹ bầu. Tuy nhiên nó làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, vỡ màng ối, viêm nội mạc tử cung, nhiễm trùng vết mổ, thai chết lưu và sinh non.
Khi thai phụ chuyển dạ hoặc vỡ ối, trẻ sơ sinh phải tiếp xúc với GBS. Trẻ nhiễm GBS rất dễ bị nhiễm trùng. Một số trẻ bị lây GBS của mẹ do khâu khử trùng dụng cụ y tế không đảm bảo hoặc qua các bề mặt bị nhiễm khuẩn.
Mô phỏng về sự ảnh hưởng của liên cầu khuẩn B đối với thai nhi
2. Thai phụ xét nghiệm GBS có cần thiết không?
2.1. Ảnh hưởng của GBS đối với thai nhi và thai phụ
Muốn trả lời được câu hỏi xét nghiệm GBS có cần thiết không thì trước tiên thai phụ cần biết được những ảnh hưởng của nguy hiểm của GBS đối với mẹ và trẻ sơ sinh:
- Đối với trẻ sơ sinh
+ Nhiễm trùng máu
Lây nhiễm GBS từ mẹ có thể khiến trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng máu và tử vong.
+ Viêm màng não
Không ít trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm màng não do nhiễm khuẩn GBS. Bệnh lý này không được điều trị tích cực rất dễ khiến não bị tổn thương không thể phục hồi nên sự phát triển hệ thần kinh gặp vấn đề, nguy cơ tử vong tăng lên.
+ Viêm phổi
Trẻ nhiễm GBS cũng dễ bị viêm phổi nên chức năng hô hấp giảm sút, có thể ảnh hưởng đến sự sống.
- Đối với mẹ
+ Nhiễm trùng đường tiết niệu
GBS khu trú tại đường tiết niệu, khiến vùng này bị viêm nhiễm và thai phụ gặp tình trạng đau vùng chậu, đi tiểu nhiều, tiểu đau buốt,... Nghiêm trọng hơn, nếu viêm nhiễm không được điều trị sớm, nhiễm trùng càng diễn tiến phức tạp, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng thận, suy giảm sức khỏe của thai phụ trong thai kỳ.
+ Nhiễm trùng sau sinh
Sản phụ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng hậu sản, nhiễm trùng tử cung nếu trước sinh bị GBS nhưng không được điều trị. Lúc này, sản phụ sẽ phải điều trị bằng thuốc kháng sinh, quá trình cho con bú và sức khỏe hậu sản bị ảnh hưởng.
+ Ngoài ra: GBS còn là nguyên nhân gây vỡ màng ối, thai lưu và sinh non.
2.2. Tầm quan trọng của xét nghiệm GBS
Quy trình lấy mẫu thực hiện xét nghiệm GBS
Từ những ảnh hưởng của GBS đối với thai phụ và trẻ sơ sinh đã nêu ở trên, có thể trả lời được câu hỏi xét nghiệm GBS có cần thiết không. Việc thực hiện xét nghiệm này cần được xem là xét nghiệm thường quy của quá trình theo dõi thai kỳ vì:
- Phát hiện để có biện pháp điều trị ngay
Khi phát hiện GBS sớm, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị tối ưu. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch vào thời điểm chuyển dạ hoặc vỡ ối cho thai phụ có kết quả xét nghiệm GBS dương tính để ngăn không cho GBS lây sang con.
- Giữ an toàn cho sức khỏe của trẻ sơ sinh
Nhiễm GBS ở trẻ sơ sinh được chia thành 2 nhóm:
+ Khởi phát trong giai đoạn 7 ngày đầu sau khi sinh.
+ Khởi phát ở mốc từ ngày thứ 7 sau sinh đến khi trẻ được 3 tháng tuổi.
Nhiễm trùng GBS ở trẻ sơ sinh nếu được phát hiện sớm, điều trị tích cực có thể khỏi và không để lại biến chứng. Trường hợp ngược lại, trẻ có thể gặp biến chứng gây ảnh hưởng đến sự phát triển về sau và tử vong.
Mẹ được phát hiện và sử dụng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa lây nhiễm GBS cho con sẽ giúp sức khỏe của trẻ được bảo vệ ngay trong thời điểm chào đời. Nhờ đó, trẻ được theo dõi để dự phòng, phát hiện và ngăn chặn tối đa những biến chứng do nhiễm trùng GBS.
2.3. Có cần thiết phải xét nghiệm GBS hay không?
Câu hỏi xét nghiệm GBS có cần thiết không đã rất rõ ràng. Đặc biệt, các tổ chức Y tế hàng đầu thế giới như CDC và ACOG đều đã có khuyến cáo, mọi thai phụ cần thực hiện xét nghiệm GBS khi trong giai đoạn mang thai tuần 35 - 37. Việc làm này chính là hành động mà thai phụ có thể giúp con mình ngăn ngừa được nguy cơ nhiễm trùng GBS.
Bác sĩ sẽ dùng tăm bông nhỏ để lấy dịch tiết từ trực tràng và cùng đồ bên âm đạo của thai phụ gửi đến phòng xét nghiệm. Thông thường, sau 3 - 7 ngày, thai phụ sẽ nhận được kết quả. Nếu thuộc trường hợp khẩn cấp như vỡ ối hay sinh non thì thai phụ sẽ được trả kết quả sớm hơn.
Thai phụ nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để biết xét nghiệm GBS có cần thiết không
Thai phụ lưu ý: điều trị GBS bằng thuốc đường uống trước khi sinh không có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, không thể bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ bị lây nhiễm GBS. Điều này được lý giải do thuốc dùng đường uống không có khả năng ngăn chặn sự tăng sinh của GBS. Chỉ khi điều trị GBS bằng cách tiêm thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch ở thời điểm chuyển dạ hoặc vỡ ối thì nguy cơ lây nhiễm mới được ngăn ngừa.
Nói tóm lại, thai phụ không nên băn khoăn về vấn đề xét nghiệm GBS có cần thiết không vì đây là xét nghiệm được khuyến nghị thực hiện để bảo vệ mọi nguy cơ lây nhiễm GBS gây nguy hiểm cho thai nhi. Nếu đã có kết quả xét nghiệm dương tính với GBS, thai phụ nên thực hiện theo đúng chỉ dẫn điều trị của bác sĩ Sản phụ khoa.
Nếu thai phụ vẫn còn cân nhắc xét nghiệm GBS có cần thiết không, hãy trao đổi với bác sĩ Sản khoa để được giải đáp cụ thể trước khi đưa ra quyết định mang tính cá nhân của mình.
Quý khách hàng có nhu cầu thực hiện xét nghiệm GBS có thể liên hệ đặt lịch xét nghiệm tại Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!