Các tin tức tại MEDlatec
Thiếu máu do thiếu sắt - Bổ sung ngay 7 loại thực phẩm này!
- 17/07/2020 | Tìm hiểu về thuốc bổ máu cho người thiếu sắt
- 17/05/2021 | Cảnh báo những triệu chứng của bệnh thiếu máu bạn cần biết
- 09/05/2020 | Những công dụng của thuốc sắt có thể bạn chưa biết
1. Bơ đậu phộng
Những người đang gặp tình trạng thiếu máu do thiếu sắt chắc chắn nên lưu ý tự bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Nếu bạn vẫn chưa biết món nào cung cấp hàm lượng sắt dồi dào thì bơ đậu phộng chính là gợi ý tuyệt vời.
Các chuyên gia dinh dưỡng đã thống kê được chỉ khoảng 2 thìa cà phê bơ đậu phộng đã cung cấp cho chúng ta tới 0,6 mg sắt. Loại thực phẩm này thích hợp để dung nạp hàng ngày như một món ăn kèm. Hiện nay chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy các loại bơ đậu phộng tại cửa hàng tiện lợi hoặc siêu thị và giá thành tương đối phải chăng.
Bơ đậu phộng cung cấp lượng sắt dồi dào
Tuy nhiên các bạn độc giả cũng cần lưu ý rằng một số người bẩm sinh đã dị ứng với món ăn này. Trong trường hợp bạn chưa thử ăn bơ đậu phộng bao giờ thì nên thử một lượng nhỏ xem cơ thể có phản ứng nào không rồi mới chính thức thêm vào khẩu phần dinh dưỡng. Chúng ta cũng có thể sử dụng đậu phộng rang để đổi vị sau thời gian dài ăn bơ đậu phộng mà không lo mất nguồn sắt đặc biệt này nhé!
2. Các loại thịt có màu đỏ
Thịt đỏ luôn là thực phẩm được khuyên dùng đối với các trường hợp thiếu máu do thiếu sắt. Theo tính toán của các chuyên gia, nhóm thịt đỏ giàu sắt nhất lần lượt là thịt cừu, thịt bò rồi mới đến các loại thịt khác. Trung bình một lá gan bò có thể cho chúng ta tới 600% nhu cầu sắt người bình thường cần dung nạp trong ngày.
Hàm lượng sắt có trong các loại thịt đỏ còn đặc biệt ở chỗ chúng được tìm thấy dưới dạng phức hợp. Các phức hợp này được đặt tên là heme-sắt, đây là dạng sắt mà cơ thể con người dễ hấp thụ nhất. Cùng với hàm lượng B12 dồi dào, thịt đỏ rất nên có mặt trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày của chúng ta.
3. Củ cải đường
Có lẽ củ cải đường chính là loại rau quen thuộc đối với phần lớn các bệnh nhân thiếu máu. Trong nhiều năm liền, các bác sĩ huyết học vẫn luôn đề cao khả năng cải thiện sức khoẻ máu cho các bệnh nhân. Nhờ hàm lượng sắt cao tự nhiên của mình, loại rau này có thể hỗ trợ cơ thể chúng ta sản sinh ra các tế bào hồng cầu mới. Thậm chí nhiều nghiên cứu uy tín còn chỉ ra rằng ăn củ cải đường thường xuyên sẽ cải thiện việc vận chuyển oxy trong cơ thể.
Củ cải đường được xem như “người bạn tốt nhất” dành cho bệnh nhân thiếu máu
4. Cải bó xôi
Thời gian gần đây cải bó xôi thường xuyên được phái đẹp truyền tai nhau công dụng tăng cường tuần hoàn máu, sản sinh hồng cầu cho cơ thể. Rất nhiều chị em đã sử dụng loại rau này hàng ngày sau khi sinh con để phục hồi cơ thể. Vậy công dụng của cải bó xôi có đúng như nhiều người vẫn nghĩ? Câu trả lời được đưa ra là CÓ.
Một đĩa cải bó xôi luộc cho chúng ta khoảng 3,2 mg sắt, tương đương với gần 20% nhu cầu sắt cho một người phụ nữ khỏe mạnh. Đây thực sự là “công thần” cho các trường hợp người bệnh thiếu máu do thiếu sắt hiện nay.
Bên cạnh việc cung cấp lượng sắt dồi dào, người ta còn tìm thấy lượng lớn canxi, vitamin A, E, C, B9 và cả chất xơ. Đây đều là các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho hoạt động sống hàng ngày. Có thể nói đây là loại rau đáng dung nạp top đầu dành cho tất cả mọi người.
5. Thiếu máu do thiếu sắt - bổ sung ngay trứng
Trứng vẫn thường được biết đến như nguồn protein dồi dào, thế nhưng đây còn là loại thực phẩm giàu sắt và chất chống oxy hoá. Trung bình mỗi quả trứng vịt sẽ cho chúng ta khoảng 1 mg sắt, sắt này sẵn sàng để bổ sung trực tiếp vào cơ thể đang cần cải thiện số lượng hồng cầu. Ngoài ra, các chất chống oxy hoá có trong trứng còn cải thiện khả năng tích trữ và tối ưu các vitamin quan trọng để cải thiện lưu thông máu.
Hãy bổ sung trứng vào khẩu phần ăn hàng ngày để cải thiện tình trạng thiếu máu
6. Đậu nành
Hạt đậu nành nguyên chất cho chúng ta 2 nguồn dưỡng chất quan trọng bao gồm sắt và các vitamin. Hàm lượng sắt có trong loại hạt này luôn được đánh giá rất cao vì sự dễ hấp thu và thân thiện với đường ruột. Cứ 100g sữa đậu nành sẽ cho chúng ta khoảng 0,6 mg sắt. Trong khi đó một bát đậu nành nguyên hạt thậm chí còn cung cấp đến 8,8 mg sắt - đây là 49% tổng lượng sắt được WHO khuyến nghị một người trưởng thành nên tiếp nạp mỗi ngày.
Ngoài lượng sắt dồi dào, đậu nành còn sở hữu protein, magie, canxi và phốt pho, đặc biệt thích hợp sử dụng cho phái đẹp để điều tiết hormone cơ thể, giữ dáng, đẹp da.
7. Mật ong
Nếu bạn đang bị thiếu máu do thiếu sắt hãy sớm cân nhắc việc bổ sung mật ong vào khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày nhé!
Dung nạp mật ong đúng cách sẽ cải thiện đáng kể tình trạng thiếu sắt
Mật ong luôn được biết đến như loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ và vừa được các tổ chức y tế công nhận khả năng cung cấp sắt vượt trội. 100g mật ong cho người uống khoảng 0,42 mg sắt. Nó có thể giúp chúng ta cải thiện nhanh chóng các triệu chứng thiếu máu như cơ thể mỏi mệt, thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, đau đầu,…
Theo các chuyên gia, khi vào trong cơ thể, mật ong có khả năng hỗ trợ tích tụ sắt trong máu nhờ lượng mangan dồi dào. Ngoài ra, nó còn đảm bảo sự cân bằng giữa các huyết sắc tố với hồng cầu máu.
Lưu ý, chúng ta có thể sử dụng mật ong với hầu hết các loại thực phẩm hoặc đồ uống nhưng cần tuyệt đối tránh pha trà với mật ong. Lý do là vì trong trà có một hợp chất có thể ức chế quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể. Nếu sử dụng trà mật ong thường xuyên, tỷ lệ hấp thu sắt của bạn có thể giảm xuống chỉ còn khoảng 50 - 60%.
Trên đây là top 7 loại thực phẩm có ích nhất cho các trường hợp thiếu máu do thiếu sắt mà các bạn độc giả có thể tham khảo. Bạn có thể bổ sung các nhóm thực phẩm trên vào bữa ăn hàng ngày ngay từ hôm nay để cải thiện số lượng hồng cầu trong cơ thể nhé. Trong trường hợp bạn chưa tìm được khẩu phần ăn phù hợp với thể trạng sức khoẻ của bản thân, hãy liên hệ với MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 để nhận được tư vấn sớm nhất nhé!
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!