Các tin tức tại MEDlatec
Thiếu máu hồng cầu nhỏ và những tác động đối với sức khỏe
- 21/06/2024 | Tổng quan về tình trạng thiếu máu do thiếu vitamin B12
- 26/06/2024 | Thiếu máu do thiếu folate: Nguyên nhân và cách phòng tránh
- 02/07/2024 | Thiếu máu thiếu sắt có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục
1. Thiếu máu hồng cầu nhỏ là gì?
Thiếu máu hồng cầu nhỏ hay Microcytic Anemia là khi cơ thể thiếu hụt số lượng tế bào hồng cầu và các tế bào có kích thước nhỏ hơn bình thường. Người bị thiếu máu hồng cầu nhỏ có thể gặp phải tình trạng giảm huyết sắc tố.
Thông thường, khi thể tích trung bình của hồng cầu thấp hơn mức 83 femtoliter/lít bệnh nhân rất có thể sẽ mắc bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ. Người bệnh sẽ không đủ oxy cần thiết để duy trì các chức năng của các mô và cơ quan trong cơ thể, từ đó gây ra nhiều bệnh lý vô cùng nguy hiểm.
Thiếu máu thiếu hồng cầu nhỏ được xem là căn bệnh để lại nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm
2. Nguyên nhân
Một số người thiếu máu do rong kinh, xuất huyết tiêu hóa và viêm ruột mãn tính. Nhìn chung, thiếu máu hồng cầu nhỏ có thể đến từ các nguyên nhân sau:
Thiếu sắt
Một nguyên nhân phổ biến cho chứng thiếu máu hồng cầu nhỏ đó là thiết sắt. Một số đối tượng thiếu sắt cần lưu ý đó là phụ nữ mang thai, người không cung cấp đủ dinh dưỡng, cơ thể không thể chuyển hóa sắt ẩm sinh.
Bệnh Thalassemia
Người bị thiếu máu có thể mắc bệnh Thalassemia, một căn bệnh đột biến gen di truyền. Căn bệnh này gây ra nhiều cản trở trong quá trình sản sinh ra huyết sắc tố trong cơ thể, dẫn tới tình trạng thiếu máu.
Viêm nhiễm mãn tính
Khi cơ thể bị viêm và bị ký sinh trùng xâm nhập, quá trình sản sinh ra hồng cầu cũng bị đảo lộn. Điều này tác động xấu tới chức năng của hồng cầu, dẫn tới quá trình hấp thu và sử dụng sắt trong cơ thể cũng bị suy yếu.
Người bị HIV/AIDS, lao, viêm nội tâm mạc gây ra nhiều biến chứng đối với bệnh nhân thiếu máu hồng cầu nhỏ. Ngoài ra, người bị đái tháo đường, Crohn hay thấp khớp cũng dễ mắc thiếu máu hồng cầu nhỏ hơn so với người bình thường.
Thiếu máu nguyên hồng cầu
Đây là một căn bệnh di truyền hoặc bệnh nhân bị đột biến gen, gây gián đoạn trong việc sản xuất hồng cầu khỏe mạnh ở tủy xương. Nguyên nhân gây nên bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu là do sắt bị mắc lại trong các ty thể, dẫn tới cơ thể không thể sản xuất hemoglobin từ sắt để vận chuyển oxy tới các tế bào khác.
Bị nhiễm độc
Nhiễm độc chì từ sơn, xăng và các loại vật liệu có chì là nguyên nhân dẫn tới các bệnh thiếu máu, đặc biệt đối tượng tiếp xúc là trẻ em và người có hệ miễn dịch kém.
Viêm loét dạ dày mạn tính
Khi mắc bệnh viêm loét dạ dày mạn tính có thể dẫn tới giảm hấp thu sắt, từ đó gây ra chứng thiếu sắt.
Nhiễm giun móc
Giun móc ký sinh trong cơ thể có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu kéo dài, từ đó khiến sức khỏe của bệnh nhân bị suy yếu. Đáng lo ngại là tình trạng này lại xảy ra khá phổ biến tại các nước có nền khí hậu nóng ẩm như nước ta.
Bệnh nhân suy thận mạn, ung thư
Người mắc các bệnh mãn tính như suy thận mạn và ung thư thường có nguy cơ cao bị thiếu máu. Trong đó, với các bệnh nhân suy thận mạn nguyên nhân có thể do giảm sản xuất erythropoietin (EPO) - một loại hormone thúc đẩy tủy xương tạo ra các tế bào hồng cầu, từ đó gây thiếu máu. Với các bệnh nhân ung thư, tác dụng phụ của quá trình điều trị như xạ trị, hóa trị cũng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hồng cầu,...
3. Dấu hiệu nhận biết
Đa phần người mắc bệnh rất khó phát hiện vào thời gian đầu, nhiều người bệnh thậm chí vì chủ quan mà không biết cơ thể đang thiếu máu hồng cầu nhỏ. Nhưng khi bệnh đã trở nặng, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng sau đây:
- Cảm thấy khó thở, thở gấp, thở hụt hơi, nhịp thở trở nên nhanh bất thường.
- Tính tình trở nên thay đổi, nhiều khi cáu gắt không rõ nguyên nhân.
- Thường xuyên đau đầu chóng mặt.
- Da trở nên xanh xao, nhợt nhạt.
- Nhịp tim tăng lên khá nhanh.
- Thường xuyên rơi vào trạng thái suy nhược, mệt mỏi, cơ thể không đủ năng lượng.
- Móng tay, chân không còn hồng hào như trước, rất dễ gãy. Niêm mạc mắt trở nên nhợt nhạt.
Đặc biệt là khi mắc các triệu chứng này trong thời gian dài, sử dụng thuốc điều trị không khỏi thì bạn cần được xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Liên hệ hay tới bác sĩ và cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám nếu gặp những biểu hiện bệnh kể trên.
Thiếu máu làm cho cơ thể trở nên mệt mỏi và chóng mặt thường xuyên
4. Chẩn đoán
Bệnh nhân muốn chẩn đoán liệu mình có bị thiếu máu hồng cầu nhỏ hay không có thể làm một vài xét nghiệm sau đây:
- Nếu bệnh nhân thiếu sắt dẫn tới thiếu máu thì có thể thực hiện xét nghiệm đánh giá sắt huyết thanh.
- Bệnh nhân thiếu máu do Thalassemia có thể xét nghiệm sắt huyết thanh tổng phân tích máu để sàng lọc, trong một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm đột biến gen gây Thalassemia để chẩn đoán xác định.
5. Phương pháp phòng tránh thiếu máu hồng cầu nhỏ
Thiếu máu hồng cầu nhỏ xuất hiện khi cơ thể bị thiếu sắt, vì thế mà giải quyết được các nguyên nhân dẫn tới bệnh chính là cách hạn chế được tình trạng bệnh tiến triển. Sau đây là một số cách giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh và đẩy lùi bệnh thiếu máu:
- Sử dụng thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất từ thịt, hải sản, trứng và các loại rau xanh. Bên cạnh đó các loại nước ép cũng cung cấp rất nhiều khoáng chất thiết yếu với hàm lượng vitamin cao, giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.
- Các thực phẩm chứa axit folic và vitamin B12 cũng nên được đưa vào chế độ ăn để cơ thể hạn chế được tình trạng thiếu máu.
- Bổ sung thêm các thực phẩm chức năng để tăng cường khả năng hấp thu sắt cho cơ thể. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên sử dụng thêm viên uống sắt để giúp con phát triển khỏe mạnh toàn diện. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo chỉ định của bác sĩ để sử dụng thuốc đúng liều và phù hợp nhất.
- Bệnh nhân cần tránh xa đồ uống có cồn và chất kích thích bởi những chất này gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm và ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe.
- Tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần.
- Thăm khám khi phát hiện các triệu chứng thiếu máu.
Bổ sung sắt qua chế độ ăn là một cách được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn áp dụng hàng ngày
Thiếu máu thiếu hồng cầu nhỏ có thể gây ra nhiều nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn và nếu không điều trị kịp thời thì bệnh nhân có thể đối mặt với nhiều biến chứng lâu dài. Nếu gặp phải những triệu chứng kể trên thì bạn cần thăm khám và điều trị sớm chứng thiếu máu thiếu hồng cầu nhỏ. Ngoài chủ động bảo vệ sức khỏe thì việc tìm một bệnh viện uy tín để chẩn đoán và điều trị các vấn đề cơ thể gặp phải là vô cùng quan trọng.
Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong những cơ sở khám chữa bệnh được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn trong khám chữa bệnh. Bên cạnh quy tụ nhiều chuyên gia, bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao thì bệnh viện còn trang thiết bị máy móc y tế hiện đại, đồng bộ như máy siêu âm, máy chụp X-quang, máy chụp cắt lớp vi tính, máy chụp MRI, máy chụp X-quang, máy nội soi,... Bên cạnh đó, MEDLATEC được đánh giá cao nhờ Trung tâm Xét nghiệm được cấp chứng chỉ quốc tế ISO 15189:2012 và CAP (Hoa Kỳ), giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh nhanh chóng, đạt kết quả cao.
MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi vô cùng tiện lợi và nhanh chóng. Khách hàng chỉ cần liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch và cung cấp địa chỉ, cán bộ y tế của MEDLATEC sẽ đến tận địa chỉ đã hẹn để lấy mẫu. Kết quả thăm khám sẽ được gửi qua tin nhắn kèm hướng dẫn tra cứu, sau đó các bác sĩ sẽ trực tiếp gọi điện tư vấn cho khách hàng về tình trạng sức khỏe để có kế hoạch điều trị hiệu quả.
Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC sở hữu hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại
Quý khách hãy liên hệ Hotline 1900 56 56 56 để Tổng đài viên hỗ trợ đặt lịch khám tại các cơ sở của MEDLATEC trên toàn quốc hoặc đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi nhanh chóng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!