Các tin tức tại MEDlatec
Thứ tự mọc răng của bé và những điều mẹ cần lưu ý
- 11/02/2022 | Trẻ mọc răng nào đầu tiên? Chăm sóc răng miệng cho trẻ như thế nào?
- 13/10/2022 | Trẻ chậm mọc răng có sao không và cách khắc phục cha mẹ cần biết
- 22/02/2022 | Bé mọc răng hàm không chịu ăn do đâu? Làm gì để cải thiện tình hình?
1. Thứ tự mọc răng của bé như thế nào?
1.1. Trẻ mọc răng khi nào?
Thông thường, trẻ sẽ mọc răng vào khoảng 6 tháng tuổi. Trong đó, nhiều trẻ mọc răng sớm hơn hoặc muộn hơn khiến các bậc phụ huynh rất lo lắng. Theo các chuyên gia, nguyên nhân có thể do di truyền, sự phát triển của từng trẻ, cấu trúc răng của trẻ, chế độ dinh dưỡng,…
Trẻ thường mọc răng từ 6 tháng tuổi
Tuy nhiên, thời gian mọc răng chênh lệch của mỗi trẻ thường không vượt quá 1 năm. Để an tâm hơn, nếu thấy con mọc răng quá muộn, cha mẹ có thể đưa con đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và gợi ý về chế độ dinh dưỡng bổ sung cho trẻ để tránh tình trạng trẻ chậm mọc răng do thiếu hụt dưỡng chất.
1.2. Thứ tự mọc răng của bé
Thông thường, răng sữa sẽ mọc trước và sau đó những chiếc răng này sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn. Cụ thể, thứ tự mọc răng của bé như sau:
- Thứ tự mọc răng sữa:
Tác dụng của răng sữa là giúp trẻ phát âm tốt, tốt cho hệ tiêu hóa, kích thích sự phát triển của xương hàm, đảm bảo thẩm mỹ cho khuôn mặt và giữ chỗ cho những chiếc răng vĩnh viễn trong tương lai,… Trình tự mọc răng diễn ra như sau:
+ Răng cửa thứ nhất của hàm dưới: Thường mọc khi trẻ đạt 6 đến 6,5 tháng.
+ Răng cửa thứ nhất của hàm trên: Mọc khi trẻ được 7,5 tháng.
+ Răng cửa thứ hai của hàm dưới: Mọc khi trẻ đạt 7 tháng.
+ Răng cửa thứ hai của hàm trên: Mọc khi trẻ tròn 8 tháng tuổi.
+ Hai răng cửa bên hàm trên: Mọc khi trẻ khoảng 9 đến 13 tháng tuổi.
+ Hai răng cửa bên hàm dưới: Mọc khi trẻ 10 đến 16 tháng tuổi.
+ Hai răng nanh hàm trên: Mọc khi trẻ được 16 đến 22 tháng tuổi.
+ Hai răng hàm bên dưới: Mọc vào thời điểm 14 đến 18 tháng và thường mọc cách răng của một khoảng.
+ Hai răng nanh hàm dưới: Mọc khi trẻ đạt 17 đến 23 tháng tuổi.
+ Hai răng hàm dưới mọc vào thời điểm trẻ từ 23 đến 31 tháng tuổi.
+ Hai răng hàm trên của trẻ mọc vào khoảng thời gian từ 25 đến 33 tháng tuổi.
Như vậy, trẻ thường hoàn thiện 20 răng sữa trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 3 tuổi và thứ tự mọc răng của bé thường như đã nêu trên. Nếu trẻ mất răng sữa sớm có thể ảnh hưởng đến khả năng nhai, có thể dẫn tới sai lệch khớp cắn, phát âm không chuẩn,… và gây ra một số vấn đề sức khỏe khác.
Trẻ thường hoàn thiện 20 răng sữa trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 3 tuổi
- Trình tự mọc răng vĩnh viễn: Loại răng thay cho răng sữa và sẽ không mọc lại nếu bị gãy, rụng.
+ Từ 6 đến 7 tuổi: Trẻ sẽ thay 4 chiếc răng cửa, bao gồm 2 răng ở hàm trên và 2 răng hàm dưới.
+ Từ 7 - 8 tuổi: Thay 4 chiếc răng cửa bên, bao gồm cả hàm trên và dưới.
+ Thay 2 chiếc răng cách răng cửa một vị trí vào khoảng 9 đến 10 tuổi.
+ Tiếp đó, thứ tự mọc răng sẽ như sau: thay 2 chiếc răng nanh của hàm dưới, rồi đến 2 răng nanh phía trên, 2 răng hàm sát với răng nanh và cuối cùng trẻ sẽ thay 2 răng hàm trên vào năm 12 tuổi.
2. Những biểu hiện bé đang mọc răng
Ngoài vấn đề thứ tự mọc răng của bé, mẹ cũng cần chú ý đến biểu hiện cho thấy trẻ đang mọc răng để có thể chăm sóc con tốt hơn. Dưới đây là một số biểu hiện dễ nhận biết:
- Khi mọc răng, trẻ thường chảy dãi nhiều hơn bình thường. Nếu nước dãi của trẻ quá nhiều có thể gây nổi mẩn da vùng quanh miệng và cằm.
Trẻ có thể bị sốt khi mọc răng
- Ho nhiều hơn do chảy quá nhiều nước dãi.
- Đau răng có thể là nguyên nhân khiến trẻ dễ cáu gắt hay quấy khóc và khó ngủ,…
- Khi mọc răng, trẻ cũng luôn muốn cắn đồ vật xung quanh trẻ.
- Sốt: Ở thời điểm mọc răng, hệ miễn dịch của trẻ có sự thay đổi nên con rất dễ bị sốt từ 37,5 đến 38 độ C. Tuy nhiên, nếu trẻ bị sốt cao hoặc sốt kéo dài, mẹ không nên chủ quan mà cần đưa trẻ đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và xử trí kịp thời.
3. Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc răng cho bé
Khi bé chưa thể tự chăm sóc răng miệng, mẹ có thể giúp con bằng những cách như sau:
- Với những trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi: Mẹ nên thường xuyên dùng gạc rơ lưỡi để vệ sinh khoang miệng cũng như nướu cho trẻ. Nên thực hiện đều đặn vào những thời điểm trẻ vừa thức dậy, trước khi ngủ và sau khi trẻ ăn.
Mẹ giúp trẻ vệ sinh nướu và khoang miệng
- Với những trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi: Cần thường xuyên vệ sinh nướu và khoang miệng cho trẻ bằng gạc. Sau khi cho trẻ bú sữa, ăn dặm, mẹ nên cho trẻ uống nước.
Khoảng thời gian mọc răng, bé sẽ bị ngứa lợi và rất thích gặm đồ vật, chính vì thế, mẹ cũng cần lưu ý về việc thường xuyên làm sạch các đồ vật xung quanh bé, nhất là các loại đồ chơi. Đây là việc có thể hạn chế vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh cho bé.
Khi mọc răng, trẻ cũng thường chảy dãi rất nhiều, do đó, mẹ nên quấn khăn mỏng vào cổ cho con để lau sạch dãi và tránh tình trạng dãi bị chảy xuống cổ. Nếu cần thiết, mẹ cũng có thể dùng kem trị hăm. Trường hợp trẻ bị sốt và không xảy ra tình trạng bỏ ăn hay sụt cân, mẹ có thể tham khảo bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau, hạ sốt cho con.
- Với những trường hợp trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, bé đã có thể cầm nắm đồ vật thành thạo. Do đó, mẹ hoàn toàn có thể dạy con cách cầm và sử dụng bàn chải để vệ sinh răng miệng.
Hướng dẫn trẻ cách đánh răng
Lưu ý: Nên chọn những loại bàn chải nhỏ, có lông mềm và sử dụng kem đánh răng dành riêng cho trẻ nhỏ. Mẹ hoặc anh chị có thể cùng con đánh răng để bé cảm thấy hào hứng với việc vệ sinh răng miệng. Ngoài ra, mẹ cũng nên thường xuyên thay bàn chải đánh răng cho con, cho con thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ.
Để hiểu rõ hơn về thứ tự mọc răng của bé, cách chăm sóc răng miệng cho bé hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe cho con, mời các bậc phụ huynh liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, đội ngũ nhân viên tổng đài sẽ hỗ trợ trực tiếp cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!