Các tin tức tại MEDlatec
Top 7 nguyên nhân phổ biến gây viêm dạ dày và cách phòng tránh
- 26/09/2022 | Những triệu chứng viêm dạ dày bạn không nên chủ quan!
- 11/01/2023 | Phòng ngừa viêm dạ dày tá tràng bằng cách nào?
- 01/03/2024 | Viêm dạ dày mạn tính và những thông tin y khoa cần biết
1. 7 nguyên nhân gây viêm dạ dày thường gặp
1.1. Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori)
Vi khuẩn HP có tên đầy đủ là Helicobacter Pylori xâm nhập từ bên ngoài vào cơ thể, phổ biến từ đường tiêu hoá. Loại vi khuẩn này có đặc tính sản sinh enzyme Urease làm kích thích tăng sinh kháng viêm ảnh hưởng không tốt đến niêm mạc dạ dày.
Vi khuẩn HP thường phát triển âm thầm và các triệu chứng viêm dạ dày do HP sẽ xuất hiện khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Đối với người bị viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP có tỷ lệ điều trị, hồi phục cao tuy nhiên trường hợp không điều trị dứt điểm hoặc phát hiện muộn có thể dẫn đến các biến chứng như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày,...
Vi khuẩn HP là nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày
1.2. Thường xuyên sử dụng bia rượu
Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia hoặc các loại thức uống chứa cồn là nguyên nhân phổ biến gây tình trạng viêm dạ dày. Bởi vì rượu bia khi dung nạp vào cơ thể sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày từ đó gây kích thích và tổn thương niêm mạc gây ra các cơn đau dạ dày.
Nghiêm trọng hơn, ngoài viêm loét dạ dày, người bệnh có thể gặp tình trạng xuất huyết, thủng dạ dày. Ngoài ra, khi axit dạ dày tăng có thể gây thêm các bệnh trào ngược thực quản, viêm loét thực quản ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
1.3. Chế độ ăn uống kém khoa học
Chế độ ăn uống, thực phẩm dung nạp vào cơ thể là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày. Vì thế, các thói quen ăn uống kém khoa học cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng viêm đau dạ dày như:
● Thời gian biểu các bữa ăn thay đổi liên tục, không đúng giờ giấc.
● Ăn quá no hoặc tốc độ ăn nhanh khi bụng đói khiến dạ dày bị kích thích đột ngột.
● Thói quen ăn nhiều gia vị chua, cay nóng hoặc thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ.
● Thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
1.4. Dư thừa axit trong dạ dày
Dư thừa axit trong dạ dày là tình trạng dạ dày tiết nhiều dịch vị axit hơn mức bình thường, gây tổn thương đến niêm mạc của bộ phận này. Ngoài triệu chứng đau dạ dày thì tình trạng dư axit dạ dày có thể gây hiện tượng ợ nóng, ợ chua, nóng rát vùng thực quản.
Có nhiều nguyên nhân làm tăng axit dạ dày như: ăn nhiều thực phẩm có tính axit cao, thức ăn lên men, thức uống có cồn, thần kinh căng thẳng, di truyền, hội chứng Zollinger-Ellison,...
1.5. Tác dụng phụ của thuốc
Khi sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, người bệnh có thể gặp tác dụng phụ viêm dạ dày cấp tính hoặc các triệu chứng trào ngược axit. Bởi vì một số loại thuốc có thể làm ảnh hưởng đến quá trình cơ thể tổng hợp prostaglandin dẫn đến niêm mạc dạ dày dễ bị kích ứng.
Đồng thời các loại thuốc này có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi khiến dạ dày không được bảo vệ, dẫn đến các triệu chứng viêm dạ dày. Chính vì thế, các loại thuốc kháng sinh, giảm đau, hạ sốt nên được sử dụng theo các chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng chỉ định dễ gây tác dụng phụ đau dạ dày
1.6. Cơ thể thường xuyên căng thẳng
Khi có dấu hiệu đau dạ dày, nguyên nhân căng thẳng thường là tác nhân dễ bị bỏ qua. Thực tế hiện nay, với áp lực công việc, học tập khiến cơ thể căng thẳng trong thời gian dài kèm theo thói quen ăn uống kém khoa học sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hệ thần kinh từ đó tác động đến dạ dày.
Khi hệ thần kinh bị căng thẳng, não bộ sẽ truyền tín hiệu và làm tăng tần suất co bóp của dạ dày gây ra các cơn đau. Ngược lại, khi cơ thể nghỉ ngơi, tinh thần thư giãn thì các cơn đau dạ dày ít hoặc không xuất hiện. Tình trạng căng thẳng kéo dài có thể khiến các triệu chứng đau dạ dày cấp tính diễn biến thành mạn tính, khó điều trị và gặp các biến chứng nguy hiểm khác.
Hệ thần kinh căng thẳng gây tăng co bóp, kích thích dạ dày
1.7. Rối loạn tự miễn dạ dày
Rối loạn tự miễn dạ dày hay còn gọi là viêm dạ dày tự miễn thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp, đái tháo đường type 2, bệnh nhân DOWN, nhược cơ,... Đây là tình trạng cơ thể bị rối loạn miễn dịch gây kháng lại enzyme H+K+ATPase và tạo ra các tổn thương gây viêm teo niêm mạc dạ dày vùng thân vị.
Các rối loạn này gây ảnh hưởng thiếu sắt, thiếu vitamin B12, viêm teo giả polyp và nguy cơ loạn sản, ung thư tuyến biểu mô dạ dày. Các triệu chứng rối loạn tự miễn dạ dày cũng tương tự như viêm dạ dày thông thường như đau vùng thượng, thân vị, ợ chua, ợ nóng, nôn hoặc buồn nôn,...
2. Cách phòng ngừa bệnh viêm dạ dày
Bệnh viêm dạ dày không có thuốc hoặc vacxin phòng ngừa mà phụ thuộc phần lớn vào chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm.
2.1. Chế độ ăn khoa học
● Xây dựng thời gian biểu để các bữa ăn diễn ra đúng giờ mỗi ngày.
● Bổ sung đầy đủ, cân bằng các nhóm chất cần thiết cho cơ thể bao gồm: chất đạm (thịt, cá, đậu,...); chất xơ từ rau củ quả, trái cây tươi; vitamin C giúp tăng khả năng chống oxy hoá và tăng cường hệ miễn dịch; kẽm giúp cải thiện chữa lành vết thương và tăng hệ miễn dịch;...
● Thường xuyên bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hoá bằng các loại sữa chua hoặc men tiêu hoá.
● Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong thức ăn hàng ngày.
● Hạn chế thức ăn chua, cay nóng.
● Sử dụng thức uống có cồn ở mức vừa phải và không dùng khi bụng đói hoặc khi có triệu chứng đau dạ dày.
Xây dựng và rèn luyện thói quen ăn uống khoa học giúp giảm nguy cơ viêm loét dạ dày
2.2. Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh
● Thường xuyên tập thể dục để giúp nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể.
● Khi cơ thể có dấu hiệu căng thẳng nên thực hiện các biện pháp hít thở đều, nghỉ ngơi, thư giãn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
● Hạn chế hút thuốc lá, cà phê, trà hoặc các chất kích thích.
● Không tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh, giảm đau tại nhà khi chưa có chỉ dẫn hoặc thăm khám của bác sĩ chuyên khoa.
2.3. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát
Kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, nên thực hiện kiểm tra hệ tiêu hóa kỹ với những đối tượng có nguy cơ. Hiện nay, bạn có thể chủ động đi thăm khám để phát hiện sớm các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày bằng cách xét nghiệm máu, phân hoặc thực hiện các nội soi hệ tiêu hoá tổng quát,...
Trong đó, nội soi tiêu hóa là kỹ thuật nên được thực hiện 6 tháng 1 lần. Qua đó, các bác sĩ sẽ có có cái nhìn trực quan về các tổn thương của đường tiêu hóa, đặc biệt là các tổn thương viêm loét hoặc ung thư dạ dày. Những người hiện đang nghi ngờ bệnh lý dạ dày thực quản nên được thực hiện để sàng lọc và ngăn ngừa tình trạng tiến triển nặng hơn.
Kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe
Viêm dạ dày là tình trạng bệnh thường gặp hiện nay và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì thế, khi có bất kỳ dấu hiệu đau dạ dày hoặc vấn đề liên quan đến sức khỏe bạn chỉ cần đi thăm khám ngay. Một địa chỉ bạn có thể tham khảo và lựa chọn là chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Quý khách có thể đặt lịch khám tại MEDLATEC bằng cách liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 sẽ được tư vấn chi tiết hơn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!