Các tin tức tại MEDlatec
Trẻ hay nói dối cha mẹ cần làm gì?
- 31/10/2023 | Trẻ hay nói dối thì phải làm sao? Cách ứng xử khôn ngoan của bố mẹ
- 31/12/2023 | Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi cha mẹ nên biết
- 31/01/2024 | Giáo dục giới tính cho trẻ nhỏ như thế nào
- 30/06/2023 | Mẹ có biết vì sao trẻ lười bú?
1. Lý do khiến trẻ hay nói dối
Trên thực tế, có nhiều đứa trẻ không nhận thức được bản thân đang nói dối, bởi những lý do sau:
Do con có trí tưởng tượng phong phú
Trẻ con có trí tưởng tượng vô cùng phong phú. Bé có thể tự cho mình là hoàng tử, công chúa hay siêu nhân,... và sống riêng trong thế giới tưởng tượng đó. Vì vậy, có đôi khi bé nói dối chỉ vì muốn “tô điểm” thêm cho câu chuyện của mình hấp dẫn hơn mà không nhận thức nó tác động thế nào đến người nghe.
Nhiều bé không nhận thức được việc mình đang nói dối
Do sợ bố mẹ gây áp lực
Nói dối có thể là hành vi tự vệ trước sự tra khảo từ bố mẹ. Nhiều khi các bậc phụ huynh tra vấn gắt gao, dọa nạt vì những tội lỗi mà con gây ra, khiến con trở nên luống cuống, sợ sệt và không dám nhận sự thật. Chúng đi tìm kiếm lý do chỉ để bao biện cho hành vi của chính mình.
Bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh
Hành vi hay lời nói của trẻ rất dễ bị ảnh hưởng từ những người xung quanh. Chúng có thể nghe bố mẹ, bạn bè nói dối và bắt chước theo. Chúng nghĩ rằng đó là việc bình thường bởi vì bố mẹ nói dối không sao.
Do muốn được bố mẹ quan tâm, khen ngợi
Trẻ thường có xu hướng muốn được bố mẹ quan tâm, chiều chuộng và đặc biệt là khen ngợi. Để thu hút sự chú ý của bố mẹ hay mọi người xung quanh, chúng chọn cách nói dối. Một số câu nói như “Mẹ ơi, con đau bụng lắm” hay “Mẹ ơi, con đau đầu” thường được sử dụng để tránh phải làm những việc mà chúng không thích hoặc để được cả nhà quan tâm.
Sự trách mắng của cha mẹ khiến con giận hờn, sợ sệt
Trẻ cũng thích được làm trung tâm của sự chú ý và muốn mình trở nên quan trọng với bố mẹ. Vì vậy, chúng có thể bịa ra nhiều câu chuyện khác nhau. Để ngăn chặn lại hành vi nói dối này, cha mẹ có thể thường xuyên khen ngợi hoặc khen thưởng cho bé bất cứ món đồ nào sau khi bé hoàn thành tốt một công việc.
2. Cha mẹ cần làm gì khi con nói dối?
Trẻ có độ tuổi từ 3-4 thường chưa thể nhận thức được các tác động tiêu cực của nói dối. Thông thường, cha mẹ khi thấy bé nói dối thường tỏ ra bực tức, nghiêm khắc, hoặc dạy con bằng đòn roi. Thế nhưng, đây không phải là cách hay. Đòn roi chỉ có thể làm cha mẹ nguôi đi cơn giận, chức không giúp bé học được bài học. Vậy, các bậc phụ huynh cần làm gì khi con nói dối?
Giữ bình tĩnh với con
Các bậc phụ huynh khi thấy con mình nói dối thường sẽ cảm thấy thất vọng và không biết làm gì để giải quyết vấn đề này. Bởi thực tế có nhiều đứa trẻ liên tục, thường xuyên bịa đặt và không thành thật. Không một ai khuyến khích bé nói dối, nhưng tha thứ cho bé và dạy dỗ lại cho bé là bước đầu mà cha mẹ cần làm để cải thiện tình trạng này của con.
Thực tế, những lời nói dối cũng là dấu hiệu để các bậc phụ huynh có thể hiểu được con mình đang bắt đầu học tập, tiếp thu những điều tốt và không tốt; bé đang bước vào giai đoạn phát triển lương tâm; bé cũng hiểu hơn về sự khác nhau giữa trí tưởng tượng và thực tế.
Cha mẹ không nên nghĩ rằng đánh đập con là con sẽ sợ và không dám bịa đặt thêm nữa, thực tế không phải vậy. Bước đầu cha mẹ cần bình tĩnh, sau đó mới tìm ra nguyên nhân bé nói dối và giải quyết nó.
Đưa ra hình phạt nhẹ nhàng
Để con có thể thừa nhận lỗi lầm mà mình gây ra và không tiếp tục nói dối, cha mẹ chỉ nên trách mắng ở mức độ nhẹ nhàng. Đồng thời khuyên răn và khuyến khích con thú nhận sự việc và không dọa nạt con. Trẻ có thói quen chối tội khi sợ bố mẹ mắng hoặc đánh. Vì vậy, đừng buộc tội con mà hãy khuyên giảng từ từ.
Khuyên bảo con từ từ để con nhận ra cái sai
Cùng với đó, cha mẹ có thể yêu cầu trẻ khoanh tay và đứng yên trong góc nhà khoảng 15-20 phút để tự nhìn nhận lỗi lầm; cũng có thể yêu cầu trẻ chép phạt “không được nói dối” khoảng 1 đến 2 trang giấy. Tuy nhiên, hình phạt cần đi kèm thêm lời giải thích cụ thể rõ ràng để con có thể hiểu tại sao cha mẹ bắt con làm vậy. Biện pháp này sẽ hình thành cho con thói quen chịu trách nhiệm trước những lỗi lầm mà mình gây ra.
Không gây áp lực lên con
Thói quen của nhiều bậc phụ huynh là nhắc lại lỗi lầm của con vào những thời điểm không thích hợp. Điều đó khiến con cảm thấy xấu hổ, giống như bị chỉ trích, và tiếp tục nói dối trong lần tiếp theo để không bị bố mẹ rầy la. Bố mẹ cần lưu ý điểm này và tạm “quên” đi việc nói dối đó. Nếu có, hãy chỉ nhắc lỗi lầm của con ít nhất là 1 lần.
Bố mẹ cần xây dựng tấm gương tốt
Bất kể người lớn nói dối mang ý tốt hay xấu, nó đều sẽ trở thành thói quen cho con. Con không phân biệt được, và nghĩ rằng bố mẹ có thể nói dối, thì con cũng vậy. Thực tế, tất cả lời nói hay hành động của bố mẹ đều sẽ ảnh hưởng tới bé. Vì vậy, hãy là một tấm gương trung thực để con noi theo.
Trong quá trình lớn lên của con, tất cả các bậc phụ huynh đều phải đối mặt với tình trạng trẻ hay nói dối. Vì vậy, bố mẹ cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng để hỗ trợ con vượt qua thói xấu này.
Cải thiện tình trạng trẻ hay nói dối bằng cách kể câu chuyện minh hoạ
Trong trường hợp bé vẫn liên tục nói dối mà không chịu sửa sai, rất có thể do bố mẹ chưa sử dụng đúng phương pháp hoặc bé đang gặp phải triệu chứng tâm lý nào đó. Phụ huynh nên đưa con đến gặp gỡ bác sĩ tâm lý để có thể hiểu hơn về tình trạng của con.
Nếu cần được tư vấn sức khỏe, hoặc đặt lịch khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, các bậc phụ huynh có thể gọi qua số tổng đài 1900565656 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!