Các tin tức tại MEDlatec
Viêm bàng quang nữ - Những thông tin y khoa cần biết
- 30/11/2022 | Ung thư bàng quang: các yếu tố nguy cơ, triệu chứng, các dấu ấn khối u, các dấu ấn sinh học sinh thiết lỏng và điều trị đích
- 08/06/2023 | Dày thành bàng quang phản ánh điều gì về sức khỏe?
- 07/07/2024 | Viêm bàng quang cấp là bệnh gì, có nguy hiểm không?
1. Nguyên nhân gây viêm bàng quang nữ
Viêm bàng quang là tình trạng bàng quang bị viêm nhiễm, thường do vi khuẩn gây ra. Tình trạng này có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào dù là nam hay nữ, ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên, nữ giới là đối tượng phổ biến nhất và nguy cơ cao bị viêm đường tiết niệu sau khi quan hệ, trong thời gian mang thai hoặc sau mãn kinh.
Nguyên nhân
Tác nhân phổ biến nhất gây viêm bàng quang nữ là vi khuẩn E.Coli. Vi khuẩn theo niệu đạo lên bàng quang. Vi khuẩn bám vào bàng quang sẽ bắt đầu sinh sôi, phát triển dẫn đến viêm nhiễm, sau đó lây nhiễm các cơ quan khác của đường tiết niệu như thận, niệu quản.
- Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến viêm bàng quang ở nữ giới còn có thể do:
- Bệnh nhân đặt ống sonde tiết niệu nhưng không thay thường xuyên, sử dụng một ống thông niệu đạo bàng quang trong thời gian dài.
- Tác dụng của một số loại thuốc như cyclophosphamide và iphosphamide.
- Dung dịch vệ sinh, băng vệ sinh, kem dưỡng,… không phù hợp với cơ địa.
- Biến chứng từ các bệnh khác như sỏi tiết niệu, tiểu đường, phì đại lành tính tuyến tiền liệt,…
- Bệnh nhân phải xạ trị ở những khu vực gần bàng quang như vùng chậu.
Vi khuẩn E.Coli là tác nhân phổ biến gây viêm bàng quang ở nữ giới
Yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ viêm bàng quang nữ
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây viêm bàng quang mà các chị em cần chú ý là:
- Quan hệ tình dục: Khi quan hệ, niệu đạo bị kéo giãn, vi khuẩn từ tầng sinh môn dễ dàng xâm nhập vào bên trong đường tiết niệu đến bàng quang.
- Tiền sử bị bệnh: Những người đã từng bị nhiễm trùng đường tiểu có nguy cơ cao tái phát trong vòng 6 tháng kể từ lần đầu tiên.
- Thời kỳ mang thai: Nội tiết tố trong cơ thể nữ giới thay đổi nhiều trong quá trình mang thai. Điều này khiến cho sức đề kháng suy yếu là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
- Lạm dụng thuốc tránh thai: Việc sử dụng quá nhiều thuốc tránh thai sẽ làm tăng nguy cơ viêm bàng quang nữ. Nguyên nhân là thuốc tránh thai sẽ làm thay đổi hệ vi khuẩn ở cơ quan sinh dục.
Mang thai là giai đoạn các chị em dễ bị viêm bàng quang do thay đổi nội tiết tố
2. Triệu chứng và biến chứng khi bị viêm bàng quang
Mặc dù viêm bàng quang nữ giới không phải là bệnh lý nguy hiểm và có thể điều trị khỏi. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị đúng cách và kịp thời vẫn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.
Triệu chứng
Các chị em khi bị viêm bàng quang thường xuất hiện các triệu chứng như sau:
- Nhiều trường hợp xảy ra hiện tượng kích thích bàng quang. Khi đó, bệnh nhân sẽ có cảm giác muốn đi tiểu dữ dội nhưng bàng quang rỗng, không có hoặc lượng nước tiểu ra rất ít.
- Tần suất đi tiểu tăng, nhất là khi về đêm, gây mất ngủ.
- Tiểu buốt, tiểu rắt, són tiểu, đau mỗi khi đi vệ sinh.
- Nước tiểu có mùi hôi khó chịu, màu đục hoặc có máu trong nước tiểu.
- Sốt nhẹ, ớn lạnh, buồn nôn, nôn.
- Co thắt vùng bụng dưới hoặc thắt lưng.
Biến chứng
Hiếm gặp những trường hợp viêm bàng quang nữ xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân chủ quan không điều trị hoặc chữa bệnh sai cách có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như:
- Vi khuẩn có thể ngược dòng lên thận gây viêm bể thận.
- Tình trạng viêm bàng quang kéo dài có thể chuyển sang mạn tính.
- Gây tổn thương thận, ảnh hưởng chức năng lọc và đào thải các chất dư thừa. Chức năng thận suy yếu có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động nhiều cơ quan khác.
- Hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác.
Viêm bàng quang kéo dài có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm
Trong trường hợp mẹ bầu bị viêm bàng quang sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng. Ngoài ra, nếu tình trạng không được can thiệp sớm, mẹ và em bé có thể đối mặt với những vấn đề như sảy thai, thai lưu, sinh non, nhiễm trùng sơ sinh,…
3. Phòng ngừa viêm bàng quang nữ như thế nào?
Để giảm nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm bàng quang, các chị em có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Sau khi quan hệ, các chị em nên đi tiểu càng sớm càng tốt để tống hết vi khuẩn trong đường tiết niệu ra ngoài.
- Từ bỏ thói quen lau từ sau ra trước mỗi khi đi vệ sinh để ngăn ngừa vi khuẩn từ hậu môn lây sang niệu đạo.
- Lựa chọn mỹ phẩm phù hợp với cơ quan sinh dục, tránh những sản phẩm quá mẫn cảm với da, hạn chế sử dụng các sản phẩm thụt rửa, xịt khử mùi, phấn,…
- Vệ sinh cơ quan sinh dục mỗi ngày, nên tắm bằng vòi hoa sen thay vì bồn tắm.
- Uống nhiều nước mỗi ngày để sản xuất nước tiểu nhiều hơn giúp việc đi tiểu thường xuyên nhằm mục đích tống vi khuẩn gây nhiễm trùng ra khỏi đường tiết niệu.
- Tránh sử dụng các biện pháp tránh thai làm thay đổi hệ vi khuẩn đường sinh dục.
- Dùng thuốc tránh thai đúng cách, không lạm dụng.
- Tránh tình trạng nhịn tiểu trong thời gian dài hoặc thường xuyên.
Viêm bàng quang nữ hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu phát hiện và can thiệp xử lý sớm, đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, tuyệt đối không tự ý điều trị hoặc áp dụng những biện pháp chữa bệnh theo dân gian, truyền miệng. Điều này có thể khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn.
Nếu bạn đang có những dấu hiệu nghi ngờ viêm bàng quang, hãy đến các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để bác sĩ chuyên khoa thăm khám, xác định tình trạng và tư vấn biện pháp điều trị cũng như chế độ chăm sóc phù hợp nhất. Bên cạnh đó, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại và Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế của MEDLATEC sẽ đảm bảo độ chính xác của các kết quả kiểm tra.
MEDLATEC là địa chỉ uy tín để thực hiện khám và chữa bệnh
Để đặt lịch khám với bác sĩ tại MEDLATEC, quý khách hàng hãy gọi điện đến hotline: 1900 56 56 56, sẽ có tổng đài viên hỗ trợ miễn phí 24/7.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!