Các tin tức tại MEDlatec

Viêm ruột do ký sinh trùng có dễ nhận biết hay không?

Ngày 26/06/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Bất kỳ đối tượng nào cũng đều có nguy cơ bị viêm ruột do ký sinh trùng, đặc biệt là trẻ em và người suy giảm khả năng miễn dịch. Trong số những loại ký sinh trùng gây viêm ruột, Giardia lamblia là tác nhân phổ biến nhất. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm trùng đường ruột do Giardia lamblia hay một số loại ký sinh trùng khác gây ra hoàn toàn có thể phòng ngừa.

1. Viêm ruột do ký trùng là bị bệnh gì?

Viêm ruột do ký sinh trùng là dạng bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng đường ruột. Tác nhân gây bệnh chủ yếu ở đây là một số loại ký sinh trùng như Giardia lamblia, Cryptosporidium,... trong đó, hay gặp nhất là Giardia lamblia. 

Viêm ruột do ký sinh trùng - bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng đường ruột

Cụ thể tại nhiều quốc gia như Mỹ, Giardia lamblia được biết đến như nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy. Loài ký sinh trùng này thuộc nhóm sinh vật đơn bào, sống ký sinh tại khu vực đầu ruột non. Giardia lamblia nổi tiếng bởi khả năng tồn tại lâu ở ngoài môi trường. Nguồn nước nếu chỉ xử lý qua bằng Clo hoặc Ozon gần như không thể tiêu diệt hoàn toàn loài ký sinh trùng này. Chúng chỉ có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao (nước đun sôi). 

Hầu như đối tượng nào cũng có nguy cơ bị viêm ruột do Giardia lamblia gây ra. Tuy nhiên, trẻ em thường là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất. 

2. Những triệu chứng thường gặp ở người bị viêm ruột do ký sinh trùng

Phần lớn người bị viêm ruột do Giardia lamblia đều không biểu hiện triệu chứng lâm sàng rõ nét. Trường hợp có xuất hiện triệu chứng thì lại hay bị nhầm lẫn với hội chứng lỵ. Khi tình trạng bệnh chuyển nặng có thể sẽ xuất hiện tổn thương ở niêm mạc của tá tràng và hỗng tràng nhưng khá hiếm gặp.

Bệnh lý viêm đường ruột do ký sinh trùng như Giardia lamblia gây ra có xu hướng diễn biến âm thầm, ủ bệnh trong khoảng 1 đến 3 tuần. Trong khoảng thời gian này, người bệnh hầu như không xuất hiện triệu chứng cụ thể. Bệnh thường khởi phát theo hướng cấp tính hoặc khởi phát một cách từ từ. 

Đối với trường hợp khởi phát cấp tính, bệnh tiến triển tương đối nhanh, nhưng thời gian phục hồi cũng nhanh. Thường chỉ sau khoảng vài tuần, người bệnh sẽ tự phục hồi. Còn với trường hợp khởi phát từ từ, bệnh có xu hướng diễn biến theo hướng mạn tính, tiến triển từ nhẹ đến nặng. 

Người bị viêm ruột do ký sinh trùng đi đại tiện nhiều hơn bình thường 

Triệu chứng hay gặp nhất ở người bị viêm ruột do ký sinh trùng Giardia lamblia là: 

  • Lượng phân nhiều và bị nát, tiểu ít (1 lần/ngày). 
  • Đi đại tiện nhiều hơn bình thường, phân lỏng có chứa chất nhầy nhưng không phải máu hay mủ. 
  • Phân nặng mùi, kèm theo bọt. 
  • Cơ thể mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân. 
  • Không còn cảm giác ngon miệng. 
  • Buồn nôn. 
  • Xuất hiện cảm giác khó chịu tại vùng thượng vị. 
  • Bụng đầy hơi hoặc bị trướng. 
  • Nếu người bệnh là trẻ em, trẻ sẽ chậm lớn. 

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể xuất hiện một vài triệu chứng hiếm gặp hơn như sốt nhẹ, da nổi mụn, đau nhức đầu, đau nhức cơ. 

3. Một số phương pháp chẩn đoán viêm ruột do ký sinh trùng 

Để chẩn đoán tình trạng viêm ruột do ký sinh trùng, bác sĩ cần khám kiểm tra lâm sàng. Kết hợp với đó là chỉ định thực hiện một vài kỹ thuật phân tích chuyên sâu như: 

  • Xét nghiệm phân hoặc dịch hút tá tràng, niêm mạc ruột: Phương pháp soi phân dưới kính hiển vi giúp bác sĩ tìm kiếm sự tồn tại của trứng, ấu trùng của ký sinh trùng. Bởi nhiều loại lần ký sinh trùng sẽ bị đào thải ra ngoài cơ thể theo phân. 
  • Xét nghiệm máu: Giúp tìm kiếm sự tồn tại của kháng thể hoặc kháng nguyên tương ứng của ký sinh trùng gây bệnh. 
  • Nội soi đại tràng: Đây là kỹ thuật cho phép bác sĩ kiểm tra tình trạng tổn thương, ký sinh trùng tồn tại trong đường ruột. 
  • Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh: Phổ biến nhất là chụp X-quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ MRI, siêu âm cách kiểm tra mức độ tổn thương, biến chứng tại các hệ cơ quan do ký sinh trùng gây ra. 

Bệnh nhân thực hiện nội soi đại tràng tại MEDLATEC

4. Hướng điều trị cho người bị viêm ruột 

Nếu bị nhiễm ký sinh trùng Giardia lamblia, người bệnh cần điều trị ngay cả khi không xuất hiện triệu chứng. Bởi mặc dù không biểu hiện triệu chứng hay biến chứng nguy hiểm nhưng người bệnh vẫn có thể lây truyền mầm bệnh cho người khác. 

Đối với trường hợp không có triệu chứng cụ thể, người bệnh thường được theo dõi sau trong vài tuần rồi mới điều trị. Nếu bệnh tự khỏi, bệnh nhân không cần thiết phải điều trị thêm. 

Còn với trường hợp xuất hiện triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp theo tình trạng bệnh. Phương pháp điều trị phổ biến là dùng một số loại thuốc. Trong thời gian dùng thuốc, người bệnh cần nghiêm túc tuân thủ hướng dẫn về liều lượng và thời gian dùng theo chỉ định của bác sĩ. 

Sau khi thời gian điều trị kết thúc, người bệnh cần làm một vài xét nghiệm, nhằm đánh giá kết quả điều trị, điều chỉnh phác đồ nếu cần thiết. 

Người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc khi bị viêm ruột 

5. Cách phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng gây viêm ruột 

Thông qua một vài thói quen vệ sinh, ăn uống, sinh hoạt, bạn có thể phần nào chủ động phòng tránh tình trạng viêm ruột do nhiễm ký sinh trùng. Cụ thể như:

  • Rửa tay thường xuyên: Đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với yếu tố tiềm ẩn mầm bệnh. Ngoài ra, bạn nên chú ý cắt móng tay, hạn chế chạm tay vào miệng, mặt hoặc vết thương hở. 
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác: Nhất là vật dụng dễ lây nhiễm mầm bệnh như bàn chải đánh răng, khăn lau mặt. 
  • Duy trì thói quen ăn chín uống sôi: Bạn không nên ăn thực phẩm tươi sống chưa qua chế biến, dễ chứa mầm bệnh như các món gỏi, thịt tái, tiết canh. 
  • Tiến hành vệ sinh đồ dùng cá nhân thường xuyên: Bạn nên chú ý giặt giũ quần áo, vệ sinh đồ dùng cá nhân. 
  • Khử trùng bề mặt hay tiếp xúc: Ví dụ như tay nắm cửa, bề mặt bồn tắm, nhà vệ sinh, điều khiển tivi, điều khiển điều hòa, màn hình điện thoại. 
  • Hạn chế ăn uống tại hàng quán không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn: Bạn không nên ăn uống tại những hàng quán không đảm bảo vệ sinh. 
  • Tiến hành tẩy giun định kỳ: Cả người lớn và trẻ nhỏ nên tẩy giun 2-3 lần/năm. Đây là cách đơn giản giúp bạn loại bỏ nhiều loại ký sinh trùng trong đường ruột, phòng ngừa viêm ruột. 

Duy trì thói quen ăn chín uống sôi

Viêm ruột do ký sinh trùng là tình trạng bệnh lý thường gặp. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan ngay cả khi không xuất hiện triệu chứng. Nếu nghi ngờ bị nhiễm ký sinh trùng, bệnh lý về đường ruột, bạn cần chủ động tìm đến cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để kiểm tra. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.