Các tin tức tại MEDlatec
Xét nghiệm HbA1c giá bao nhiêu?
- 01/01/2024 | Chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường và cách kiểm soát
- 01/10/2023 | Ý nghĩa xét nghiệm HbA1c với người mắc tiểu đường
- 01/02/2024 | Xét nghiệm HbA1c và ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh đái tháo đường
1. Xét nghiệm HbA1c là gì?
Khi cơ thể bị thiếu hụt insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả, các glucose sẽ kết hợp với hemoglobin trong hồng cầu. Theo dòng máu tuần hoàn, hồng cầu sẽ đi khắp cơ thể và glucose liên kết với hemoglobin cũng sẽ đi cùng. Những tế bào hồng cầu thường có tuổi thọ là từ 2 đến 3 tháng. Chính vì thế, xét nghiệm HbA1c có thể xác định lượng đường huyết trong vòng 2 đến 3 tháng. Đối với những bệnh nhân đang mắc tiểu đường thì cần thực hiện xét nghiệm này khoảng 2 đến 4 lần mỗi năm.
Xét nghiệm HbA1c giúp kiểm tra lượng đường huyết trong vòng 2 - 3 tháng.
Khi nhìn vào chỉ số kết quả xét nghiệm này, bác sĩ cơ bản đánh giá được tình trạng sức khỏe của người bệnh
- Chỉ số HbA1c < 5,6% được đánh giá là bình thường.
- Chỉ số này nằm trong khoảng 5,6 - 6,4% được đánh giá là tiền tiểu đường. Nghĩa là những nhãn áp, bệnh tim trường hợp này cần điều chỉnh chế độ ăn và lối sống nếu không nguy cơ mắc tiểu đường của họ là rất cao.
- Chỉ số HbA1c từ 6,5% trở lên được đánh giá là mắc tiểu đường. Những trường hợp này cần được điều trị sớm. Nếu không, bệnh nhân có thể gặp phải một số nguy cơ biến chứng như bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, tăngmạch,... Nếu chỉ số HbA1c càng cao thì nguy cơ biến chứng sẽ càng tăng lên với mức độ nghiêm trọng.
Không chỉ là nguyên nhân do tiểu đường mà chỉ số HbA1c tăng hoặc giảm bất thường cũng có thể là do một số yếu tố như sau:
- Chỉ số HbA1C tăng: Nguyên nhân có thể là do:
+ Người bệnh đang dùng steroid hoặc đang trong quá trình đổi thuốc điều trị tiểu đường.
+ Người bệnh bị căng thẳng, áp lực quá mức trong suốt một thời gian dài.
+ Người bệnh lười vận động.
+ Duy trì chế độ ăn uống không lành mạnh, chẳng hạn như ăn quá nhiều tinh bột, đồ ngọt,...
+ Người bị ngộ độc chì, bị suy thận mạn tính, nghiện bia rượu,...
- Chỉ số HbA1C giảm có thể là do: Người bệnh vừa được truyền máu, người bệnh bị thiếu máu mạn tính hoặc mắc phải các bệnh về máu như thiếu máu tán huyết, hồng cầu hình liềm,...
2. Những ai nên xét nghiệm HbA1c?
Thông thường, xét nghiệm này sẽ được áp dụng thực hiện cứ 2 đến 3 tháng/lần, rất cần thiết đối với những trường hợp đã được chẩn đoán mắc tiểu đường hoặc những trường hợp có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.
Bệnh nhân tiểu đường nên xét nghiệm HbA1c định kỳ
Sau khi có kết quả xét nghiệm HbA1c cùng với các xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường khác, bác sĩ cũng sẽ lên kế hoạch điều trị và tần suất thăm khám, kiểm tra, xét nghiệm cho người bệnh.
Bên cạnh đó, xét nghiệm HbA1C cũng có thể được thực hiện trong các đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ. Cụ thể, tần suất xét nghiệm như sau:
- Người bị tiểu đường nên xét nghiệm HbA1c mỗi năm một lần.
- Bệnh nhân tiểu đường type 1: Nên xét nghiệm khoảng 3 đến 4 lần trong một năm.
-Bệnh nhân tiểu đường type 2: Nên xét nghiệm 2 đến 4 lần mỗi năm. Trường hợp người bệnh phải đổi thuốc hoặc thay đổi kế hoạch điều trị thì sẽ cần xét nghiệm nhiều lần hơn.
Kết quả xét nghiệm HbA1c có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như tình trạng thiếu máu, người mắc các bệnh lý về gan thận, người có vitamin C, vitamin E và cholesterol trong máu quá cao. Do đó, để đảm bảo xét nghiệm chính xác, người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế đáng tin cậy.
3. Xét nghiệm HbA1c giá bao nhiêu?
Nhiều bệnh nhân muốn thực hiện nhưng vẫn còn băn khoăn về vấn đề xét nghiệm HbA1c giá bao nhiêu. Tuy nhiên, chi phí của xét nghiệm này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sau:
- Cơ sở thực hiện xét nghiệm.
- Các dịch vụ xét nghiệm bổ sung cần thiết khác.
- Người bệnh có được thanh toán bằng bảo hiểm y tế hay không.
Nên xét nghiệm tại cơ sở y tế được đầu tư hệ thống máy xét nghiệm hiện đại
Do đó, để hiểu rõ về chi phí xét nghiệm, bạn nên liên hệ trực tiếp với cơ sở y tế mà mình định thực hiện xét nghiệm. Đội ngũ nhân viên y tế tại đó sẽ giải thích chi tiết cho bạn.
4. Phải làm sao nếu được chẩn đoán bị tiểu đường?
Phần lớn bệnh nhân sẽ rất lo lắng, sợ hãi khi được chẩn đoán tiểu đường. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, bạn không nên lo lắng quá mức, cần bình tĩnh, lắng nghe những lời tư vấn từ bác sĩ điều trị. Các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị để giúp bệnh nhân có thể kiểm soát lượng đường máu một cách tốt nhất, từ đó hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng bệnh.
Trong đó, phương pháp điều trị bệnh phổ biến là thay đổi chế độ ăn, điều chỉnh thói quen sinh hoạt và sử dụng loại thuốc phù hợp. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần xét nghiệm HbA1c 3 tháng/lần để kiểm tra lượng đường huyết. Nếu tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thì có thể kiểm soát chỉ số đường huyết.
Việc thay đổi lối sống, kiểm soát lượng đường huyết không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, người bệnh nên cố gắng và kiên trì thực hiện để giữ mức đường huyết dưới 6,5 để bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa biến chứng.
Lưu ý không nên tự ý bỏ thuốc hoặc thay đổi loại thuốc hoặc áp dụng các bài thuốc truyền miệng khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn và khó kiểm soát bệnh.
MEDLATEC triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi
Trên đây là những thông tin về xét nghiệm HbA1c trong chẩn đoán và điều trị tiểu đường. Nếu có nhu cầu thực hiện xét nghiệm này với mức giá phù hợp và đảm bảo chất lượng, bạn có thể lựa chọn Chuyên khoa Nội tiết của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
MEDLATEC triển khai cả dịch vụ xét nghiệm trực tiếp tại phòng khám, bệnh viện và dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà để đảm bảo phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng.
Để đặt lịch khám và lấy mẫu xét nghiệm, quý khách hàng có thể liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!