Tin tức
Nguyên nhân gây viêm tuỵ cấp
- 18/05/2021 | Ung thư lá lách và những kiến thức tổng quan về bệnh
- 01/12/2023 | Hội chứng ruột ngắn và cách chăm sóc bệnh nhân mắc chứng ruột ngắn
- 21/11/2022 | Tìm hiểu sơ bộ về ruột non và các bệnh lý thường gặp
- 29/11/2022 | Chụp cộng hưởng từ đánh giá được các bệnh lý gì của ruột non?
- 01/07/2023 | Giải phẫu ruột non và một số bệnh lý gặp phải ở ruột non
1. Viêm tụy cấp là gì?
Tụy là một trong những cơ quan của đường tiêu hóa. Nhiệm vụ của nó là sản xuất ra các loại enzyme giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn, đồng thời trung hòa axit dạ dày. Ngoài ra, tụy còn có vai trò làm giảm nồng độ insulin trong máu.
Viêm tụy cấp là bệnh nguy hiểm
Bình thường, tuyến tụy sẽ sản sinh các loại enzyme và đưa vào ruột non để giúp các loại thức ăn mà chúng ta ăn mỗi ngày được tiêu hóa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các loại enzyme do tuyến tụy tiết ra lại hoạt động từ ngay trong lòng ống tụy, khiến men tụy phá hủy các mô và gây ra bệnh viêm tụy cấp.
Bệnh thường xảy ra đột ngột và diễn biến phức tạp, thậm chí có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Chính vì thế, người bệnh cần được phát hiện sớm và áp dụng các phương pháp xử trí kịp thời để ngăn chặn những biến chứng xấu nhất.
2. Nguyên nhân gây viêm tụy cấp
Một số nguyên nhân có thể gây ra bệnh viêm tụy cấp có thể kể đến như:
- Lạm dụng bia rượu: Đây là thói quen xấu có thể gây ra nhiều bệnh lý, trong đó bao gồm tình trạng viêm tụy cấp. Những thành phần trong bia rượu có thể gây ra tình trạng rối loạn men tụy, kích thích cơ quan này tiết enzyme nhiều hơn vào ruột non và cuối cùng có thể gây viêm tụy. Thường xuyên uống bia rượu với lượng lớn còn có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như suy thận, xuất huyết hoại tử,...
Viêm tụy có thể do sỏi mật
- Tắc nghẽn ống mật hoặc tụy vì nhiều lý do như sỏi mật, có dị vật hoặc khối u,...
- Tăng Triglyceride máu cũng tác động đến quá trình phân hủy tại tụy, khiến các axit béo tự do tăng lên và có thể gây ra tình trạng viêm tụy cấp.
- Bị chấn thương hoặc đã từng phẫu thuật ở những vùng quanh tuyến tụy cũng làm tăng nguy cơ viêm tụy.
- Do rối loạn chuyển hóa, nhiễm phải các chất độc hóa học, nhiễm vi trùng,...
3. Triệu chứng viêm tụy cấp
- Triệu chứng bệnh:
+ Đau thượng vị: Cơn đau rất nghiêm trọng. Người bệnh phải nằm co người và bụng cứng lại. Khi ăn những thực phẩm có chứa nhiều dinh dưỡng, nhất là thực phẩm nhiều đạm, cơn đau sẽ càng tăng lên và sau đó lan tỏa sang vùng lưng và 2 bên hạ sườn.
Người bệnh viêm tụy có thể bị đau bụng dữ dội
+ Nôn và buồn nôn: Trong trường hợp nặng, có thể nôn ra dịch nhầy và máu loãng.
+ Bị đại tiện, chướng bụng, giảm nhu động ruột,...
+ Ngoài ra, người bệnh viêm tụy cấp có thể xuất hiện tình trạng sốt, rối loạn ý thức và nhịp tim tăng,... cùng với một số trường hợp khác, phụ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của bệnh.
- Những biểu hiện trên chỉ là cơ sở để bác sĩ chỉ định thực hiện các biện pháp chẩn đoán chuyên sâu để có thể nhận biết chính xác tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân, cụ thể như sau:
+ Đo nồng độ enzyme amylase và lipase trong máu: Những bệnh nhân có chỉ số này tăng cao thì đồng nghĩa với nguy cơ bị viêm tụy cấp cũng cao.
X-quang ổ bụng không chuẩn bị thường được chỉ định cấp cứu để loại trừ “bụng ngoại khoa” thông qua chụp Xquang ổ bụng cũng gián tiếp đánh giá được viêm tụy cấp như quai ruột giãn, tràn dịch màng phổi.
+ Siêu âm, chụp CT - Scan, chụp cộng hưởng cũng là những phương pháp chẩn đoán hình ảnh rất hữu ích, giúp các bác sĩ phát hiện những tổn thương bên trong tuyến tụy hoặc những vấn đề của các cơ quan tại ổ bụng.
+ Các loại xét nghiệm.
4. Điều trị viêm tụy cấp bằng cách nào?
Người bệnh cần được phát hiện và điều trị viêm tụy cấp càng sớm càng tốt, để phòng tránh tối đa những biến chứng nguy hiểm mà căn bệnh này có thể gây ra.
- Điều trị nội khoa: giúp người bệnh giảm đau, phòng chống sốc. Đối với những trường hợp xảy ra bội nhiễm, cần dùng đến thuốc kháng sinh.
- Điều trị ngoại khoa đối với các bệnh nhân sau:
+ Người bệnh xảy ra tình trạng xuất huyết, áp xe tụy, bị viêm phúc mạc hay một số biến chứng ngoại khoa nghiêm trọng khác.
+ Bệnh nhân viêm tụy cấp và gặp phải các bệnh lý về đường mật, cũng có thể được chỉ định điều trị ngoại khoa, để dẫn lưu đường mật. Tuy nhiên, kỹ thuật lấy sỏi qua nội soi có thể làm giảm đáng kể chỉ định này.
+ Điều trị nội khoa thất bại: Khi đã điều trị nội khoa tích cực mà không cải thiện được bệnh.
5. Phải làm sao để phòng ngừa viêm tụy cấp?
Để phòng ngừa bệnh viêm tụy cấp, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Duy trì thực hiện lối sống khoa học như chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp với thể trạng sức khỏe, đa dạng thực phẩm và thường xuyên tập thể dục, ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya,... để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa nhiều loại bệnh tật.
Loại bỏ rượu bia để phòng ngừa viêm tụy cấp
- Loại bỏ thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia.
- Không nên dùng thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều tinh bột,...
- Uống đủ nước mỗi ngày: Đây là phương pháp rất đơn giản nhưng có thể bảo vệ sức khỏe, phòng chống nhiều loại bệnh tật vô cùng hiệu quả, trong đó bao gồm bệnh viêm tụy cấp.
- Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức vừa phải: Trường hợp bị thừa cân, bạn cần lên kế hoạch giảm cân khoa học để bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa nguy cơ viêm tụy cấp.
Có thể nói rằng, viêm tụy cấp là bệnh rất nguy hiểm, diễn biến đột ngột và có thể gây tử vong. Vì thế, ngay khi có những biểu hiện nghi ngờ bệnh, cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
Để được tìm hiểu thêm hoặc có nhu cầu thăm khám, mời bạn liên hệ đến hotline 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, các tổng đài viên sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!