Tin tức
Chỉ số CRP là gì? Cách đọc chỉ số CRP?
- 07/02/2020 | Xét nghiệm CRP cho biết bệnh gì, xét nghiệm ở đâu uy tín nhất?
- 07/04/2020 | Tầm quan trọng của xét nghiệm CRP trong đánh giá tình trạng viêm
- 20/04/2023 | Xét nghiệm CRP-hs khác CRP như thế nào?
1. Chỉ số CRP là gì?
CRP là viết tắt của "C-reactive protein" - một loại protein do gan sản xuất. CRP được xem là một protein pha cấp tính, tất yếu tự tăng nhanh trong máu khi có tình trạng viêm xảy ra trong cơ thể.
CRP tham gia vào quá trình báo hiệu các tế bào miễn dịch đến khu vực bị viêm để đánh bại tác nhân gây nhiễm trùng. Mức CRP trong máu thường rất thấp ở người khỏe mạnh, nhưng sẽ tăng nhanh chóng khi có tình trạng viêm.
Không phải ai cũng biết “Chỉ số CRP là gì”
2. Cách đọc chỉ số CRP trong xét nghiệm
Biết cách đọc chỉ số CRP giúp bạn nắm bắt được tình trạng sức khỏe hiện tại.
Có hai loại xét nghiệm chỉ số CRP thường được chỉ định là:
- CRP thông thường: Phạm vi đo của CRP thông thường rộng giúp phát hiện viêm nhiễm và nhiễm trùng sớm. Tuy nhiên, độ nhạy của nó ở phạm vi thấp lại kém.
- CRP độ nhạy cao (CRP-hs): Nhờ độ nhạy cao, xét nghiệm CRP-hs thường được sử dụng để đo lượng CRP ở mức rất thấp, giúp chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người khỏe mạnh.
Cách đọc chỉ số CRP trong xét nghiệm:
CRP thông thường:
- Giá trị bình thường: < 5 mg/L.
- CRP tăng cao: Thể hiện tình trạng viêm nhiễm.
- CRP giảm: Cho thấy tình trạng viêm nhiễm đang giảm, bệnh nhân có tiến triển tốt.
CRP-hs:
- Giá trị bình thường: < 0,3 mg/dL.
- Nguy cơ tim mạch thấp: CRP dưới 1 mg/L.
- Nguy cơ tim mạch vừa: CRP 1 - 3 mg/L.
- Nguy cơ tim mạch cao: CRP > 3 mg/L.
3. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm chỉ số CRP?
Xét nghiệm CRP được chỉ định trong nhiều tình huống nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe hoặc hỗ trợ chẩn đoán một số bệnh lý. Các trường hợp phổ biến bao gồm:
3.1. Đánh giá mức độ của một phản ứng viêm
Nếu bạn có các triệu chứng như sốt, đau nhức, mệt mỏi, hoặc dấu hiệu nhiễm trùng, xét nghiệm CRP là cần thiết để giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng và hỗ trợ chẩn đoán.
3.2. Theo dõi tiến triển của một phản ứng viêm
CRP tăng trong các trường hợp nhiễm khuẩn hoặc viêm nhiễm, chẳng hạn như:
- Nhiễm khuẩn hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản).
- Viêm khớp dạng thấp, viêm mô mềm, viêm màng ngoài tim.
- Các bệnh nhiễm trùng khác liên quan đến vi khuẩn.
Xét nghiệm CRP được chỉ định để giúp theo dõi tình trạng viêm nhiễm, từ đó đánh giá được phương pháp điều trị có hiệu quả không, có cần điều chỉnh hay không. Sự giảm hoặc tăng chỉ số CRP phản ánh tình trạng bệnh đang cải thiện hay trở nặng.
3.3. Đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch
Xét nghiệm CRP độ nhạy cao (hs-CRP) là công cụ hữu ích để dự báo nguy cơ các tình trạng tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Giá trị hs-CRP cao cho thấy khả năng mảng xơ vữa động mạch đang gây viêm và có nguy cơ gây tắc nghẽn dòng máu dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
4. Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm CRP
Kết quả xét nghiệm CRP có thể chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như sức khỏe, lối sống và thuốc sử dụng. Hãy thông báo rõ ràng về tình trạng sức khỏe, thói quen sinh hoạt hoặc các yếu tố có thể gây sai lệch kết quả để bác sĩ có đánh giá chính xác hơn.
- Chỉ số CRP có thể tăng cao ở những người mắc bệnh lý như cao huyết áp, viêm khớp, viêm nướu, ....
- Phụ nữ trong giai đoạn sau của thai kỳ hoặc sử dụng thuốc tránh thai, liệu pháp hormone cũng có thể có mức CRP cao hơn bình thường.
- Hút thuốc lá hoặc tình trạng béo phì có thể làm tăng CRP.
- Sụt cân, tập thể dục hoặc lao động quá mức có thể khiến nồng độ CRP giảm.
- Một số thuốc như estrogen và progesterone có thể làm tăng CRP. Các loại thuốc như niacin, statin và fibrate cũng có khả năng làm thay đổi mức CRP. Để đảm bảo kết quả chính xác, hãy thông báo đầy đủ cho bác sĩ về các loại thuốc hoặc thực phẩm bổ sung bạn đang sử dụng.
Thông báo về tình trạng sức khỏe, thói quen sinh hoạt trước khi xét nghiệm để bác sĩ có đánh giá chính xác hơn
- Khi thực hiện xét nghiệm CRP thường không yêu cầu nhịn ăn, nhưng nếu có chỉ định kèm theo các xét nghiệm khác, bác sĩ có thể yêu cầu bạn nhịn ăn.
- Nếu có khả năng, bạn nên tạm ngừng sử dụng thuốc hoặc thực phẩm gây ảnh hưởng đến xét nghiệm CRP theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tuân thủ những lưu ý trên giúp đảm bảo kết quả xét nghiệm phản ánh đúng tình trạng sức khỏe của bạn.
5. Xét nghiệm CRP ở đâu uy tín, tiện lợi
Khi tìm kiếm địa chỉ thực hiện xét nghiệm CRP, bạn nên cân nhắc các yếu tố như đội ngũ chuyên môn, trang thiết bị hiện đại, và tính thuận tiện để giúp đảm bảo tính chính xác và tiện lợi khi thực hiện xét nghiệm.
Hệ thống Y tế MEDLATEC là đơn vị thực hiện xét nghiệm và chăm sóc sức khỏe uy tín, đáp ứng nhu cầu xét nghiệm chất lượng và tiện lợi cho khách hàng với:
- Đội ngũ bác sĩ/kỹ thuật viên chuyên môn cao: Bác sĩ và kỹ thuật viên tại MEDLATEC đều là những người giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, đảm bảo quy trình lấy mẫu chính xác và tư vấn phù hợp.
- Trang thiết bị hiện đại: Phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong xét nghiệm giúp đảm bảo kết quả xét nghiệm được chính xác nhất.
- Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi: Nếu bạn bận rộn hoặc ngại di chuyển, bạn chỉ cần đặt lịch qua tổng đài 1900 56 56 56, nhân viên y tế sẽ đến tận nhà lấy mẫu, giúp tiết kiệm thời gian, công sức mà vẫn đảm bảo kết quả chính xác. Bạn chỉ cần thanh toán thêm 10.000đ cho mỗi lần lấy mẫu, bất kể khoảng cách di chuyển.
Hệ thống Y tế MEDLATEC là đơn vị thực hiện xét nghiệm CRP uy tín, chính xác, tiện lợi
Tóm lại, chỉ số CRP là một thông số quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe, đặc biệt là phát hiện và theo dõi các tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về chỉ số CRP là gì, hay có nhu cầu xét nghiệm, hãy liên hệ ngay với Hệ thống Y tế MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 các tổng đài viên sẽ hỗ trợ tư vấn nhanh chóng, chính xác.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
