Tin tức

Chụp CT tai mũi họng là gì? Những trường hợp chỉ định thực hiện

Ngày 03/05/2024
KTV Nguyễn Huy Bách
Hiện nay do sự ảnh hưởng của chất lượng môi trường, đặc biệt là không khí, nguồn nước mà tình trạng các bệnh lý về đường hô hấp ngày càng gia tăng. Các bệnh lý về tai mũi họng nếu được phát sớm sẽ điều trị được hiệu quả hơn. Chụp CT tai mũi họng là một trong số các kỹ thuật giúp phát hiện bệnh lý sớm và hiệu quả.

1. Chụp CT tai mũi họng là gì?

Kỹ thuật chụp CT tai mũi họng cũng giống như các kỹ thuật chụp ở bộ phận khác. Kỹ thuật sử dụng các tia X chiếu vào khu vực tai mũi họng, các tín hiệu được máy tính mã hóa lại và xử lý thành hình ảnh hoàn chỉnh.

Chụp ct tai mũi họngChụp CT tai mũi họng giúp phát hiện tổn thương của xoang, xương hàm mặt,...

Các bộ phận và cấu trúc khác nhau sẽ có mức độ hấp thụ tia X khác nhau cho ra hình ảnh có độ đậm nhạt khác nhau. Nhờ sự khác nhau trong độ đậm nhạt mà các bác sĩ sẽ phân biệt được các cấu trúc bên trong tai mũi họng và phát hiện được khu vực tổn thương.

Chụp CT tai mũi họng mà lát cắt mỏng, càng nhiều đầu phát và đầu thu nhận tín hiệu thì hình ảnh thu về ngày càng chi tiết và rõ nét. Kỹ thuật này được sử dụng để chụp lại các vùng tai mũi họng như xương, ống tai, xoang tái tạo thành hình ảnh đa chiều 2D hoặc 3D.

Việc thực hiện chụp CT tai mũi họng nên thực hiện theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc thăm khám chữa bệnh.

2. Những trường hợp được chỉ định và chống chỉ định chụp CT tai mũi họng

Không phải tất cả các trường hợp bệnh nhân đều thực hiện chụp CT tai mũi họng được mà cần phải tuân theo đúng chỉ định. Các trường hợp được chỉ định và chống chỉ định với chụp CT tai mũi họng như sau:

2.1. Trường hợp được chỉ định chụp CT tai mũi họng

Các trường hợp được chỉ định chụp CT tai mũi họng:

  • Bệnh nhân gặp vấn đề về viêm xoang cấp tính hay mạn tính do tác nhân vi khuẩn, virus, nấm hay dị ứng.
  • Bệnh nhân được chẩn đoán nghi ngờ xoang trán, xoang bướm hay xoang sàng.
  • Trường hợp bệnh nhân bị viêm tai giữa, viêm xương chũm.
  • Bệnh nhân bị viêm họng, viêm amidan.
  • Bệnh nhân hay gặp các vấn đề về đau đầu kéo dài, đau vùng xoang trán, khu vực thái dương, hay bị ù tai, khó nói.

2.2. Trường hợp chống chỉ định chụp CT tai mũi họng

Các trường hợp không nên thực hiện chụp CT tai mũi họng bao gồm:

  • Bệnh nhân có bệnh lý liên quan đến suy gan, suy thận, suy tim mất bù.
  • Bệnh nhân có bệnh lý về tiểu đường, hen suyễn, bệnh lý về tuyến giáp như cường giáp.
  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng iod, hen phế quản hoặc đã từng dị ứng với chất cản quang.
  • Người đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai, đặc biệt trong giai đoạn thai kỳ 3 tháng đầu cũng không được khuyến khích chụp CT tai mũi họng.
  • Trẻ nhỏ nếu không có vấn đề quá nghiêm trọng về tai mũi họng cũng không được chỉ định chụp CT.

Chụp ct tai mũi họng

Phụ nữ mang thai không nên chụp CT.

3. Ưu điểm và nhược điểm khi thực hiện chụp CT tai mũi họng

Kỹ thuật chụp CT tai mũi họng mặc dù là kỹ thuật tiên tiến, hiện đại và mang lại giá trị cao trong việc chăm sóc sức khỏe bệnh nhân nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định.

3.1. Ưu điểm khi chụp CT tai mũi họng

  • Kỹ thuật dễ thực hiện, thời gian chụp không quá lâu nên được thực hiện trong các trường hợp cần cấp cứu.
  • Hình ảnh thu được chi tiết, rõ nét, phân biệt rõ ràng được khu vực tổn thương của tai mũi họng mà không có ảnh bị chồng, bị nhiễu.
  • Các bệnh lý về tai mũi họng phức tạp được phát hiện dễ dàng hơn, đặc biệt là phát hiện bệnh lý về xương tốt hơn so với các kỹ thuật chụp X - quang và cộng hưởng từ.
  • Nếu bệnh nhân có sử dụng các thiết bị hỗ trợ như máy tạo nhịp tim, máy trợ thính, răng giả thì vẫn thực hiện chụp CT tai mũi họng được.
  • Các tổn thương liên quan đến các bộ phận nhỏ của tai mũi họng như mạch máu cũng được phát hiện chi tiết.

3.2. Nhược điểm khi thực hiện chụp CT tai mũi họng

  • Chụp CT tai mũi họng có sử dụng đến tia X đâm xuyên qua cơ thể do đó nếu tiếp xúc nhiều sẽ dễ gây ra tình trạng nhiễm phóng xạ. Vì vậy, kỹ thuật được hạn chế với trẻ em và phụ nữ mang thai.
  • Hình ảnh chụp đối với các mô mềm xung quanh vùng tai mũi họng không được rõ nét hay chi tiết so với kỹ thuật cộng hưởng từ.
  • Những tổn thương vùng tai mũi họng mà có độ đậm giống nhau thì sẽ khó phân biệt.
  • Nếu có sử dụng chất cản quang khi chụp CT tai mũi họng thì có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như sốt, mẩn đỏ, mẩn ngứa.
  • Chi phí thực hiện khá cao nên đôi khi bệnh nhân thấy lăn tăn khi thực hiện.

4. Quy trình thực hiện chụp CT tai mũi họng

Quy trình thực hiện chụp CT tai mũi họng không quá phức tạp. Toàn bộ quy trình cũng diễn ra gần giống với chụp CT tại các bộ phận khác.

Kỹ thuật viên sẽ tiến hành tư vấn, giải thích rõ về quy trình chụp CT tai mũi họng để bệnh nhân nắm bắt. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn tháo bỏ các vật dụng có kim loại như khuyên tai, vòng cổ, khuyên mũi, kẹp tóc để không làm ảnh hưởng đến kết quả chụp.

Chụp ct tai mũi họng

Kỹ thuật viên hướng dẫn tư thế chụp CT cho bệnh nhân.

Nếu cần thiết, bệnh nhân có thể được yêu cầu thay trang phục chuyên dụng. Khi vào phòng chụp, kỹ thuật viên hướng dẫn bệnh nhân nằm theo đúng tư thế để chụp tai mũi họng được chính xác nhất. Trong quá trình chụp, bệnh nhân cần nằm im, không di chuyển để không làm nhiễu hình ảnh, bỏ sót các tổn thương.

Thời gian chụp chỉ trong vòng từ 3 đến 5 phút, nhưng nếu có những tổn thương phức tạp, khó quan sát ở tai mũi họng thì thời gian chụp có thể lâu hơn, kỹ thuật viên sẽ thông báo cho bạn nắm bắt.

Sau khi kết thúc quá trình chụp, bệnh nhân sẽ đợi có kết quả và gặp bác sĩ để được bác sĩ hỗ trợ giải đáp. Nếu phát hiện tổn thương bất thường, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị cho bạn. Bệnh nhân trở về và sinh hoạt bình thường.

Nếu trường hợp bệnh nhân chụp CT tai mũi họng có sử dụng chất cản quang thì cần theo dõi các dấu hiệu tác dụng phụ để nhanh chóng có hướng xử lý nếu tác dụng phụ nặng. Người bệnh nên uống nhiều nước để nhanh chóng đào thải chất cản quang ra ngoài.

Trên đây là một số thông tin về chụp CT tai mũi họng. Để nắm chắc và tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật này, người bệnh có thể tìm đến các cơ sở của MEDLATEC. Từ lâu, bệnh viện MEDLATEC đã đưa các kỹ thuật chụp CT vào thăm khám chữa bệnh cho bệnh nhân và mang lại được những hiệu quả nhất định.

Để được tư vấn trực tiếp bởi các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm cũng như tình trạng bệnh lý của mình, Quý khách hàng có thể đến trực tiếp các cơ sở hoặc liên hệ qua các hình thức dưới đây để được hỗ trợ:

Tổng đài: 1900 565656 | Hoặc: 0846 248 000

Website: medim.vn. 

- Email: Info@medim.vn.

Địa chỉ cơ sở: https://medlatec.vn/he-thong-medlatec-benh-vien

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.