Tin tức

Tức vùng thượng vị khó thở: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Ngày 18/02/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BSNT Lưu Tuấn Thành
Nhìn chung, tức vùng thượng vị khó thở không phải là vấn đề quá nghiêm trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tái diễn với tần suất nhiều và kèm theo các dấu hiệu bất thường, thì chúng ta không nên chủ quan. Bạn đọc hãy tham khảo ngay những thông tin sau để có hướng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

1. Tức vùng thượng vị khó thở là gì?

Tức vùng thượng vị khó thở là tình trạng xuất hiện cảm giác khó chịu tại khu vực trên rốn và dưới xương ức. Cơn đau diễn ra ở nhiều mức độ và tần suất khác nhau. Nhiều trường hợp, cơn đau thượng vị còn đi kèm với cảm giác khó thở, tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Các triệu chứng thường gặp khi tức vùng thượng vị khó thở bao gồm:

  • Cảm giác đau, tức, nặng ở vùng thượng vị (vùng giữa bụng, trên rốn);

Cảnh giác với tình trạng đau tức vùng thượng vị

Cảnh giác với tình trạng đau tức vùng thượng vị 

  • Khó thở, cảm giác ngột ngạt, tức ngực, hoặc không thể thở sâu;
  • Cảm giác đầy bụng, khó tiêu;
  • Cảm giác nóng rát ở ngực hoặc vùng thượng vị;
  • Đôi khi kèm theo buồn nôn hoặc ói mửa, đặc biệt khi bị trào ngược dạ dày;
  • Cảm giác lo lắng, hồi hộp, khó chịu.

2. Nguyên nhân gây tức vùng thượng vị khó thở

Tình trạng tức vùng thượng vị khó thở có thể xuất phát do nhiều các nguyên nhân khác nhau, cụ thể như sau:

Bệnh lý về đường tiêu hóa

  • Trào ngược dạ dày - thực quản: Là một rối loạn tiêu hóa bắt nguồn từ cơn thắt thực quản dưới làm tình trạng axit và thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây tổn thương niêm mạc. Nguyên nhân thường gặp do chức năng dạ dày bị suy giảm,  ăn quá no, stress hoặc tác dụng phụ của thuốc. Triệu chứng điển hình là thượng vị, ho khan, ợ chua, khàn tiếng và đôi khi là khó thở;

Trào ngược dạ dày là một trong những nguyên nhân gây tức vùng thượng vị khó thở

Trào ngược dạ dày là một trong những nguyên nhân gây tức vùng thượng vị khó thở

  • Viêm dạ dày: Gây đau nhẹ ở vùng thượng vị, đặc biệt khi đói hoặc ăn quá no. Người bệnh còn có thể gặp đầy bụng, khó tiêu và chán ăn;
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Là tình trạng niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương, gây đau vùng bụng trên, đặc biệt là quanh rốn. Cơn đau có thể trở nên dữ dội khi ăn no hoặc đói, kèm theo khó thở, ợ chua, buồn nôntức ngực;
  • Ung thư dạ dày: Là một căn bệnh nghiêm trọng với các triệu chứng như đau vùng thượng vị do khối u phát triển, ợ chua, đau tức ngực, chán ăn, thở gấp và khó nuốt thức ăn. Bệnh có khả năng chữa trị khỏi nếu thời điểm phát hiện sớm. Do đó, người bệnh nên đến khám để được chẩn đoán và điều trị sớm nếu xuất hiện các triệu chứng trên.

Các bệnh về gan

  • Viêm gan: Làm tổn thương tế bào gan, gây đau dữ dội ở bụng trên, ớn lạnh, khó thở và tức thắt lưng bên trái;
  • Viêm tụy: Gây thượng vị, đau lưng, bụng, mạch đập nhanh và cơn đau dữ dội sau ăn, kèm theo nôn mửa hoặc sốt;
  • Sỏi mật: Do rối loạn chuyển hóa gây đau bụng phải hoặc trên, có thể kèm theo sốt nhẹ, tức ngực, buồn nôn, khó thở và chán ăn;
  • Áp xe gan: Là bệnh nhiễm trùng gan do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm gây ra. Triệu chứng bao gồm đau bụng phải, ho, khó thở, sốt, gan to, đổ mồ hôi ban đêm và buồn nôn.

Một số nguyên nhân khác

Một số yếu tố trong cuộc sống và thói quen sinh hoạt có thể dẫn đến tức vùng thượng vị khó thở, bao gồm:

  • Ăn quá nhiều và tham gia vào các hoạt động thể dục mạnh ngay sau đó;
  • Lạm dụng thuốc hoặc sử dụng thuốc không đúng liều lượng;
  • Căng thẳng, stress kéo dài, thức khuya, sự thiếu lành mạnh trong thói quen ăn uống, sinh hoạt… ;
  • Dị ứng với Lactose.

3. Cần làm gì khi bị tức vùng thượng vị khó thở

Khi gặp phải tình trạng tức vùng thượng vị khó thở, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp các dấu hiệu xuất hiện một cách đột ngột và chưa thể đi khám ngay, bệnh nhân có thể thử các biện pháp dưới đây giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng tức vùng thượng vị khó thở tạm thời:

  • Uống nước ấm: Nước ấm có thể giúp làm dịu cơn thượng vị và giảm cảm giác buồn nôn. Để tăng hiệu quả, bạn có thể pha trà gừng, bạc hà, hoa cúc hoặc các loại thảo dược với công dụng tương tự. Những loại trà thảo mộc này không chỉ giúp giảm đau mà còn giúp thư giãn, ổn định tinh thần và dễ dàng đi vào giấc ngủ, từ đó giúp nhịp thở trở lại bình thường;
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Bạn nên nằm nghỉ ngơi ở tư thế kê cao đầu và chân, điều này giúp ngăn ngừa tình trạng dạ dày và khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn; 
  • Chườm ấm: Điều này có thể làm dịu cơn đau thượng vị. Nếu không có túi chườm nóng, bạn có thể dùng khăn sạch nhúng nước ấm rồi vắt khô để chườm lên bụng;

Chườm ấm là cách giúp làm giảm cảm giác tức vùng thượng vị khó thở

Chườm ấm là cách giúp làm giảm cảm giác tức vùng thượng vị khó thở

  • Chườm mát: Nếu có dấu hiệu sốt, hãy chườm mát để giúp hạ nhiệt. Chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt vượt quá 38,5 độ C và chủ động thăm khám nếu sốt cao liên tục. 

Trên đây là toàn bộ thông tin bạn đọc cần nắm bắt về tình trạng tức vùng thượng vị khó thở để có thể trang bị thêm những kiến thức y khoa giá trị và áp dụng hiệu quả vào quá trình chăm sóc sức khỏe. Trong trường hợp các triệu chứng của tình trạng này không thuyên giảm, người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

Nếu bạn đọc có các thắc mắc liên quan khác cần giải đáp hoặc có nhu cầu chăm sóc sức khỏe tổng quát, bạn có thể gọi tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ