Các tin tức tại MEDlatec
Bệnh bạch cầu - những vấn đề không thể bỏ qua
- 30/07/2022 | Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy - nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí
- 16/06/2022 | Điểm qua các loại bạch cầu trong cơ thể con người
- 20/06/2022 | Những nguyên nhân bạch cầu giảm và hướng điều trị
1. Bệnh bạch cầu là gì, gồm những loại nào?
1.1. Bệnh bạch cầu là gì?
Bạch cầu tức là tế bào miễn dịch (hay còn gọi là tế bào máu trắng) - một thành phần thuộc máu đảm nhận vai trò giúp cơ thể chống lại sự xuất hiện của vật thể lạ trong máu và bệnh truyền nhiễm. Nó là một phần không thể thiếu của hệ miễn dịch.
Sự xuất hiện của bệnh bạch cầu khiến cho tế bào bạch cầu bị mất đi khả năng hoạt động đúng với chức năng vốn có
Bệnh bạch cầu còn được biết đến với tên gọi khác là bệnh máu trắng tức là bệnh ung thư xảy ra ở các mô tạo máu bao gồm hệ bạch huyết và tủy xương. Khi mắc bệnh lý này, tủy xương sẽ tạo ra các tế bào bạch cầu bất thường rồi làm cho chúng không hoạt động đúng với chức năng vốn có.
1.2. Phân loại bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu được phân thành 4 nhóm chính:
- Bệnh bạch cầu tủy cấp tính
Đây là bệnh lý phổ biến nhiều hơn ở trẻ em, nhất là trẻ nam. Tiến triển của bệnh tương đối nhanh với sự xuất hiện của các triệu chứng như khó thở, sốt, đau khớp.
- Bệnh bạch cầu tủy mạn tính
Bệnh ảnh hưởng nhiều nhất đến đối tượng người trưởng thành. Viện Nghiên cứu Quốc gia về Ung thư của Mỹ chia sẻ, có khoảng 65.1% bệnh nhân bị bạch cầu tủy mạn tính có tỷ lệ sống 5 năm.
- Bệnh bạch cầu cấp Lympho
Đối tượng mắc bệnh phổ biến nhất là trẻ em, có thể ảnh hưởng đến người lớn nhưng chủ yếu là độ tuổi trên 65. Tỷ lệ sống của trẻ mắc bệnh thường cao hơn người lớn, chiếm khoảng 85%.
- Bệnh bạch cầu dòng Lympho mạn tính
Những người ở độ tuổi trên 55 thường dễ mắc bệnh lý này và chủ yếu là nam giới, ít khi gặp ở trẻ em. Tỷ lệ sống 5 năm sau khi mắc bệnh vào khoảng 85%.
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh bạch cầu và dấu hiệu nhận biết
2.1. Nguyên nhân của bệnh bạch cầu
Việc xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu đến nay vẫn chưa có kết quả. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho thấy quá trình phát triển của bệnh có liên quan trực tiếp với các yếu tố sau:
- Yếu tố di truyền: trong gia đình có người bị ung thư máu thì con cái sẽ có nguy cơ mắc bệnh tương đối cao.
- Bị các rối loạn di truyền: tỷ lệ bị bệnh bạch cầu cấp tính ở người mắc các rối loạn di truyền cao hơn người thường gấp 20 lần.
- Tiếp xúc với hóa chất: có một số loại hóa chất được xác định là có ảnh hưởng tới việc hình thành bệnh lý này như: benzen, thuốc diệt côn trùng, thuốc hóa trị,...
- Tác động của rối loạn máu: thường gặp ở hội chứng loạn sản tủy.
- Từng tiếp xúc ở cường độ cao với một số loại hóa chất hoặc bức xạ.
- Hóa trị liệu: xảy ra ở bệnh nhân đã từng hóa trị điều trị các bệnh ung thư khác trong thời gian trước đó.
- Virus: có một số loại virus có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến bệnh bạch cầu như: virus ở mèo, retrovirus,...
2.2. Dấu hiệu nhận biết bệnh bạch cầu
Hầu hết các trường hợp bị bệnh bạch cầu không có dấu hiệu gì ở giai đoạn đầu. Một số dấu hiệu sau được xem là gợi ý cho sự phát sinh bệnh:
Dấu hiệu thường gặp ở người bị bệnh bạch cầu
- Bị thiếu máu và có các dấu hiệu liên quan như: môi bị nhợt và tái, da xanh, mệt mỏi trong một thời gian dài,...
- Dễ bị xuất huyết hoặc bầm tím trên da.
- Dễ mắc bệnh nhiễm trùng như đau họng, viêm phổi; đôi khi đi kèm với hiện tượng sốt nhẹ, có ban đỏ trên da, đau đầu, lở loét miệng,..,
- Hạch bạch huyết bị sưng nhưng nhiều nhất là ở bẹn, nách, cổ họng,...
- Thường xuyên đổ mồ hôi vào buổi đêm.
- Bị khó thở.
- Ăn không có cảm giác ngon miệng, cân nặng tụt giảm rất nhanh.
- Có cảm giác khó chịu ở dưới xương sườn dưới bên trái.
3. Biến chứng nguy hiểm do bệnh bạch cầu gây ra
Sở dĩ nói bệnh bạch cầu vô cùng nguy hiểm bởi nếu nó không được điều trị tích cực ngay từ đầu sẽ rất dẫn đến hàng loạt biến chứng xấu như:
Bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu rất dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp
- Bị nhiễm trùng
Người bệnh rất dễ bị nhiễm trùng, thường gặp nhất là ở đường hô hấp. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bị nhiễm trùng nghiêm trọng.
- Bị thiếu máu
Đây là tác dụng phụ thường thấy ở bệnh nhân hóa trị liệu. Một số bệnh nhân bị bệnh bạch cầu tế bào Lympho mạn cần phải truyền máu.
- Nguy cơ cao với những bệnh ung thư khác
Người bị bệnh bạch cầu rất dễ có nguy cơ mắc các bệnh lý ung thư nặng hơn như: ung thư đại trực tràng, ung thư phổi,... Biến chứng này thường gặp sau khi điều trị bệnh bằng các loại thuốc cyclophosphamide và fludarabine.
- Tăng tiến triển bệnh ung thư
Số ít người bị bệnh bạch cầu có thể sẽ mắc một dạng ung thư khác tăng triển hơn đó là u Lympho tế bào B lớn lan tỏa. Hệ lụy chính sinh ra từ đây là hạch bạch huyết phình to, giảm cân và sốt.
- Hệ miễn dịch gặp vấn đề
Có những bệnh nhân bị bệnh bạch cầu sẽ phải đối mặt với hàng loạt vấn đề về miễn dịch do các tế bào có vai trò chống lại bệnh tật của hệ miễn dịch nhầm lẫn và tấn công tiểu cầu hay hồng cầu thay vì tấn công tác nhân ngoại lai.
Điều trị bệnh bạch cầu là một quá trình rất lâu dài và tốn kém, đó là chưa kể đến những hệ lụy xấu mà người bệnh sẽ phải đối mặt. Vì thế, việc khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dấu ấn cảnh báo bệnh là cần thiết. Ngoài ra, khi bỗng nhiên gặp tình trạng xuất huyết hoặc sốt thường xuyên, kéo dài, dễ tái phát thì cần đến cơ sở y tế thăm khám ngay. Những việc làm này sẽ giúp bạn biết được mình có nguy cơ đối với bệnh bạch cầu hay không để biết cách phòng ngừa hoặc xử lý bệnh sao cho hiệu quả.
Những chia sẻ từ bài viết trên đây hy vọng sẽ là nguồn tư liệu hữu ích để bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh bạch cầu. Nếu cần tham khảo gói tầm soát bệnh, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại 1900 56 56 56, Tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ tư vấn để bạn nắm được đầy đủ thông tin cần thiết về gói khám này.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!