Các tin tức tại MEDlatec
Bệnh phổi kẽ và những thông tin cần biết
- 30/06/2023 | Bệnh xơ phổi nguy hiểm không? Xác định nguyên nhân gây xơ phổi
- 12/08/2024 | Phổi nằm ở vị trí nào? Các bệnh thường gặp và cách phòng tránh
- 01/09/2023 | Các bệnh về phổi thường gặp và hướng xử trí
1. Bệnh phổi kẽ là bệnh như thế nào?
Mỗi lá phổi trong cơ thể người sẽ có các khoảng kẽ phổi nằm giữa phế nang, phế quản. Đối với quá trình hô hấp, mỗi kẽ phổi đóng một vai trò khác nhau. Bệnh phổi kẽ là nhóm bệnh xảy ra khi các tổ chức kẽ trong phổi bị tổn thương. Bệnh còn được gọi là bệnh nhu mô phổi lan tỏa, phế nang viêm hoặc viêm xơ hóa vô căn phế nang.
Khi các tổ chức kẽ trong phổi bị tổn thương có thể làm giảm chức năng hô hấp
Đối tượng dễ mắc phải bệnh phế nang viêm là phụ nữ ở độ tuổi khoảng từ 20 – 40. Hầu hết các trường hợp tổn thương tổ chức kẽ trong phổi xảy ra sau một thời gian dài tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Tổn thương có chiều hướng lan rộng dẫn đến tình trạng phổi mất dần chức năng gây suy hô hấp nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng cách.
2. Nguyên nhân gây bệnh phổi kẽ
Tác nhân dẫn đến bệnh phổi kẽ rất đa dạng, có thể chia thành các nhóm sau:
Do virus, vi khuẩn
Nguyên nhân trực tiếp gây tổn thương các tế bào kẽ trong phổi là virus, vi khuẩn. Ngoài ra, các loại ký sinh trùng hay nấm cũng là tác nhân gây bệnh không thể bỏ qua. Khi những các mô phổi bị tổn thương do những tác nhân này sẽ không tái tạo mô mới để phục hồi mà hình thành sẹo. Điều này làm cản trở đến quá trình trao đổi và đưa oxy vào máu.
Do môi trường
Những người làm việc trong môi trường có chứa bụi hạt, bụi than, bụi silic, sợi amiang, lông thú cưng, phấn hoa,… thời gian dài sẽ có nguy cơ cao bị bệnh. Do các tác nhân này xâm nhập và gây ra những tổn hại cho phổi.
Môi trường nhiều bụi mịn làm tăng nguy cơ gây hại cho phổi
Do thuốc hoặc phương pháp điều trị bệnh
Một số loại thuốc dùng trong điều trị tim (Amiodarone, Propranolol , thuốc hóa trị hoặc ức chế miễn dịch (Cyclophosphamide, methotrexate) hay kháng sinh có tác dụng phụ không tốt cho phổi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xơ hóa vô căn phế nang.
Ngoài ra, những trường hợp điều trị ung thư vú, ung thư phổi hoặc trường hợp khác sử dụng tia bức xạ chiếu qua vùng ngực đều có khả năng gây tổn thương tế bào kẽ phổi dẫn đến bệnh.
Do các bệnh lý tự miễn
Các bệnh tự miễn có thể tác động làm tổn thương phổi như: Viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, viêm mạch phổi, viêm mô liên kết hỗn hợp, xơ cứng bì, bệnh u hạt,… Đây đều là những bệnh khó điều trị, khi đó, hệ miễn dịch sẽ nhầm tưởng các tổ chức kẽ trong phổi là tác nhân lạ và tấn công gây tổn thương.
3. Đối tượng và triệu chứng của bệnh phổi kẽ
Những trường hợp có nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng bị bệnh sẽ cao hơn người khác.
Đối tượng dễ bị bệnh phổi kẽ
Những nhóm đối tượng dễ xảy ra tình trạng tổ chức kẽ trong phổi bị tổn thương thường bao gồm:
● Người trưởng thành và người cao tuổi.
● Những người làm công việc như xây dựng, khai thác mỏ, chăm sóc thú cưng, nông nghiệp, kỹ thuật viên chụp X - quang,…
● Gia đình có người thân đã từng hoặc đang bị bệnh.
● Người đang hoặc có tiền sử hút thuốc lá, làm việc trong môi trường có nhiều khói thuốc lá.
Thuốc lá là tác nhân gây ra hàng loạt các vấn đề về phổi và sức khỏe
Triệu chứng
Tùy theo mức độ tổn thương tổ chức kẽ mà triệu chứng lâm sàng của bệnh sẽ khác nhau. Một số triệu chứng không điển hình, thường xuất hiện ở giai đoạn muộn là:
● Ho khan, ho ra máu, nặng ngực, đau tức ngực.
● Khó thở, nhất là khi gắng sức.
● Khó nuốt, đau nhức khớp, viêm khớp.
● Đau ngón tay dùi trống.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị sụt cân, hạch ngoại vi, hội chứng Raynaud,… Đối với những trường hợp viêm phổi kẽ cấp tính, bệnh có thể chuyển hướng nghiêm trọng trong vài ngày hay thậm chí là vài giờ dẫn đến suy hô hấp gây nguy hiểm sức khỏe.
4. Điều trị
Dựa trên những triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán sơ bộ sau đó chỉ định bệnh nhân thực hiện các kiểm tra cần thiết nhằm xác định tình trạng và mức độ tổn thương phổi. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các kiểm tra bao gồm chụp X - quang ngực, xét nghiệm máu, soi phế quản, sinh thiết phổi,… Sau khi có kết quả chính xác, bác sĩ có thể chỉ định riêng lẻ hoặc kết hợp các phương pháp sau:
● Điều trị nội khoa: Những trường hợp bệnh phổi kẽ ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ kê toa thuốc dựa theo nguyên nhân đã được xác định. Các loại thuốc chống viêm, chống xơ hoặc làm chậm quá trình sẹo hóa ở khu vực có tổ chức kẽ phổi bị tổn thương cho hiệu quả tích cực trong việc kiểm soát bệnh.
● Thở oxy: Những trường hợp bệnh nhân bị khó thở hoặc hô hấp khó khăn sẽ có thể được chỉ định thở oxy để cải thiện tình trạng.
● Điều trị ngoại khoa: Khi các tổn thương ở tổ chức kẽ của phổi nghiêm trọng và không có khả năng phục hồi, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật cấy ghép phổi nhằm kéo dài thời gian sống. Phẫu thuật ghép phổi thường được áp dụng đối với bệnh nhân đã thử các biện pháp điều trị khác nhưng không mang lại hiệu quả.
Bệnh phổi kẽ có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người mắc. Chính vì vậy, để phòng tránh căn bệnh này, bạn cần chú ý hạn chế tối đa những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng tổn hại đến phổi, xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh kết hợp rèn luyện thân thể mỗi ngày để tăng sức đề kháng và độ dẻo dai của cơ thể.
Tìm đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị bệnh phổi kẽ
Nếu bạn có những biểu hiện nghi ngờ bệnh nhu mô phổi lan tỏa thì hãy đến ngay các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Mọi thông tin cần được hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài miễn phí trên toàn quốc của MEDLATEC theo số 1900 565656 sẽ có nhân viên tiếp nhận và giải đáp thắc mắc.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!