Các tin tức tại MEDlatec
Chỉ tên các dấu hiệu của ung thư vòm họng
- 01/03/2024 | Cách tự kiểm tra ung thư vòm họng ngay tại nhà
- 01/02/2024 | Ung thư vòm họng có lây không, làm sao để phòng tránh?
- 01/03/2024 | Chỉ tên các dấu hiệu của ung thư vòm họng
- 01/02/2024 | Những biểu hiện ung thư vòm họng dễ bị "ngó lơ"
- 01/03/2024 | Các phương pháp chẩn đoán ung thư vòm họng và điều trị
1. Dấu hiệu của ung thư vòm họng
Loại ung thư vùng đầu cổ này khá phổ biến nhưng chưa thể tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu sống trong môi trường ô nhiễm, ăn những thực phẩm muối chua hay đồ lên men, hút thuốc lá,... thì nguy cơ bị bệnh sẽ cao hơn.
Đau rát họng có thể do ung thư vòm họng
Dấu hiệu của ung thư vòm họng:
- Đau rát họng do khối u đang dần phát triển làm tổn thương hạch bạch huyết. Những khối u cũng khiến bệnh nhân bị đau và nuốt nghẹn khi ăn. Dù người bệnh đã uống thuốc điều trị nhưng không mang lại hiệu quả.
- Ho có đờm và ho dai dẳng, cơn ho hay xảy ra và có mức độ nặng hơn vào ban đêm. Những loại thuốc điều trị ho thông thường sẽ không giúp người bệnh cải thiện tình trạng này.
- Ù tai: Những khối u ở vòm họng có thể gây ù tai và thậm chí còn ảnh hưởng đến màng nhĩ khiến người bệnh bị đau nhức tai và nghe kém.
- Nghẹt mũi và mũi có nhiều dịch nhầy, đôi khi có hiện tượng chảy máu. Nếu tình trạng này không đáp ứng với các biện pháp điều trị thông thường, rất có thể nguyên nhân là do ung thư vòm họng.
- Nổi hạch ở cổ hay dưới hàm: Hạch này sẽ ngày càng phát triển và khiến cho bệnh nhân bị đau nhức. Nếu gặp phải biểu hiện này rất có thể ung thư đã di căn sang bộ phận khác.
- Thay đổi giọng nói: Những khối u ung thư ngày càng lớn dần và ảnh hưởng đến cổ họng. Vì thế, bệnh nhân có thể bị biến đổi giọng nói, bị khàn tiếng. Nếu tình trạng khàn tiếng kéo dài trên 3 tuần và các loại thuốc thông thường không cho kết quả điều trị hiệu quả thì bạn nên đi khám sàng lọc ung thư.
Cảnh giác với biểu hiện đau đầu vì đây có thể là dấu hiệu của ung thư vòm họng
- Đau đầu: Những cơn đau thường ở sâu trong hốc mắt hoặc đau nửa đầu. Khi khối u phát triển thì mức độ đau ngày càng tăng lên và tần suất đau cũng nhiều hơn. Người bệnh cũng có thể bị tê bì ở vùng nửa mặt.
- Một số dấu hiệu khác như sụt cân, ho ra máu, khó thở, cơ thể mệt mỏi,... Khi phát hiện cơ thể có những thay đổi này, bạn không nên chủ quan mà hãy đi khám càng sớm càng tốt.
2. Các phương pháp chẩn đoán bệnh
Thông thường, các bác sĩ sẽ thăm khám vùng đầu cổ, bên trong vòm họng và lưỡi để nhận biết những dấu hiệu bất thường. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện những xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh như sau:
- Xét nghiệm máu, siêu âm, chụp X-quang, chụp CT để nhận biết được vị trí khối u, kích thước và mức độ xâm lấn của khối u.
Nội soi tai mũi họng để chẩn đoán bệnh
- Nội soi họng cũng là phương pháp chẩn đoán ung thư vòm họng rất phổ biến. Qua kết quả nội soi, bác sĩ cũng có thể đánh giá về vị trí, kích thước và khối lượng của khối u.
- Sinh thiết: Có thể thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm ngay trong quá trình nội soi để phân tích, tìm tế bào ung thư.
3. Tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư vòm họng và những cách điều trị bệnh
Tỷ lệ sống của các trường hợp bị ung thư vòm họng là điều rất khó nói và không thể đưa ra một câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, về cơ bản thì bạn có thể hiểu rằng, càng phát hiện sớm thì tỷ lệ sống của bệnh nhân càng cao. Ngược lại, phát hiện muộn, bệnh sẽ rất khó điều trị và cơ hội sống của bệnh nhân là rất thấp.
- Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, khối u nhỏ hơn 2,5cm và chưa có dấu hiệu di căn thì tỷ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm sau khi phát hiện bệnh là khoảng 80 đến 90% và thậm chí có những trường hợp có thể chữa khỏi bệnh.
- Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn 2, khối u có kích thước 5 - 6cm và chưa lan sang những tổ chức lân cận thì tỷ lệ sống trên 5 năm vẫn cao, từ 65%- 75%.
- Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn 3: Lúc này kích thước khối u ngày càng lớn và có dấu hiệu di căn thì tỷ lệ sống sau 5 năm sẽ giảm đáng kể, chỉ 30 - 40%.
- Phát hiện bệnh ở giai đoạn 4 hay chính là giai đoạn cuối: Bệnh đã rất nghiêm trọng và việc điều trị thường vô cùng khó khăn, tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ còn 15%.
Lưu ý: Những con số trên chỉ mang tính tham khảo và tỷ lệ sống ở từng trường hợp bệnh nhân cụ thể là khác nhau. Nếu bệnh nhân được phát hiện sớm và hệ miễn dịch khỏe mạnh thì cơ hội sống sẽ cao hơn.
4. Điều ung thư vòm họng
Các phương pháp thường được áp dụng trong điều ung thư vòm họng bao gồm:
- Phẫu thuật: Với những trường hợp khối u ở vị trí khó thì phẫu thuật có thể có nguy cơ rủi ro cao, vì thế phẫu thuật không phải là phương pháp được ưu tiên. Đối với những khối u ở vị trí thuận lợi, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật loại bỏ.
- Xạ trị: Các bác sĩ sẽ dùng năng lượng tia phóng để điều trị ung thư vòm họng. Trong một số trường hợp có thể kết hợp xạ trị và hóa trị để tăng hiệu quả chữa bệnh. Phương pháp này khá hiệu quả những có thể mang đến một số tác dụng phụ như khô miệng, đỏ da, suy giảm thính lực, gây vết loét khiến bệnh nhân khó khăn trong ăn uống. Đôi khi, người bệnh cần dùng ống thông để đưa thức ăn vào dạ dày cho đến khi niêm mạc họng được hồi phục.
- Hóa trị: Là cách dùng thuốc hay hóa chất để điều trị ung thư. Có rất nhiều dạng thuốc khác nhau chẳng hạn như dạng viên uống, tiêm qua đường tĩnh mạch hoặc kết hợp cả hai. Có thể tiến hành hóa trị trước hoặc sau xạ trị hay áp dụng đồng thời cả 2 cách này.
Bạn nên đi khám sớm nếu có biểu hiện bất thường
Ung thư vòm họng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí có thể gây tử vong. Vì thế ngay khi nghi ngờ có dấu hiệu của ung thư vòm họng, bạn nên đi kiểm tra sớm.
Hệ thống Y tế MEDLATEC với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao cùng các trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại luôn mang lại những dịch vụ y tế tốt nhất đến khách hàng. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, quý khách hãy liên hệ tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên sẽ hỗ trợ trực tiếp cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!