Các tin tức tại MEDlatec

Các loại thuốc kháng sinh: Công dụng và tác hại khi sử dụng bừa bãi

Ngày 31/07/2024
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Các loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định trong các đơn thuốc điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau của bác sĩ. Bên cạnh đó, có một số thuốc kháng sinh không cần kê đơn, có thể mua tại hiệu thuốc để điều trị một vài bệnh lý đơn giản. Tuy nhiên, nếu tự ý sử dụng và lạm dụng thuốc có thể khiến bạn gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe.

1. Thông tin tổng quan về thuốc kháng sinh 

Kháng sinh là các chất có tác dụng kháng khuẩn, với nguồn gốc từ những chủng vi sinh vật đa dạng như nấm, vi khuẩn hay Actinomycetes. Các hoạt chất kháng sinh thường được sử dụng để ức chế và kìm hãm sự phát triển cũng như tiêu diệt các vi sinh vật có hại. Hiện nay, kháng sinh cũng có thể được tạo ra thông qua hình thức tổng hợp hoặc bán tổng hợp những chất hóa học.

kháng sinh không còn xa lạ với mọi người

kháng sinh là những loại thuốc có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng. Các loại kháng sinh cũng có thể được kết hợp trong việc điều trị nhiều bệnh lý khác. Đa số các loại kháng sinh hiện nay đều được chế xuất ở dạng viên nén, dạng dung dịch hoặc tiêm trực tiếp vào cơ thể. 

2. Các loại thuốc kháng sinh phổ biến hiện nay 

Hiện nay, các loại thuốc kháng sinh được chia làm hai nhóm chính gồm nhóm thuốc kháng khuẩn và nhóm thuốc chống nấm. Cụ thể:

2.1. Thuốc kháng sinh kháng khuẩn

Những loại thuốc kháng sinh nằm trong nhóm kháng khuẩn bao gồm:

Các loại thuốc kháng sinh kháng khuẩn hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau

2.1.1. Nhóm Beta-Lactam

Các loại kháng sinh thuộc nhóm này bao gồm Penicillin và Cephalosporin. Bên cạnh đó, nhóm Beta-Lactam còn có cả những dạng kháng sinh khác như Carbapenem hay monobactam,...

Penicillin có công dụng chính là phòng chống và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng nhẹ. Trong khi Cephalosporin có khả năng chống lại những vấn đề có liên quan đến nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiết niệu, mô mềm,... và phòng ngừa nhiễm khuẩn trong và hậu phẫu. 

2.1.2. Nhóm Aminoglycosid

Nhóm kháng sinh này gồm có Kanamycin, Gentamicin, Amikacin hay Tobramycin,… Chúng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn khá tốt. Bên cạnh đó, kháng sinh Aminoglycosid còn có công dụng làm ức chế sự tiến triển của nhiều loại vi khuẩn gram âm, các loại khuẩn tụ cầu và trực khuẩn lao. 

Ngoài ra, Streptomycin còn được sử dụng trong việc điều trị bệnh lao. Các loại kháng sinh khác trong nhóm này còn có thể kết hợp với nhiều loại thuốc để điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như bệnh nhiễm khuẩn huyết, bệnh viêm màng não, bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu,...

2.1.3. Nhóm Lincosamid

Nhóm thuốc này gồm có hai loại chính bao gồm Lincomycin và Clindamycin. Trong đó, Lincosamid có tác dụng kìm khuẩn vì sự ức chế tổng hợp của protein. Kháng sinh Lincosamid thường được chỉ định cho các trường hợp bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, xương khớp hay bộ phận sinh dục với mức độ nghiêm trọng. 

Ngoài ra, các loại kháng sinh trong nhóm này còn có công dụng phòng chống viêm màng trong tim, hỗ trợ điều trị viêm phổiáp xe phổi cùng nhiều bệnh lý khác có liên quan đến đường sinh dục nữ. 

Kháng sinh nhóm Lincosamid có tác dụng ức chế tổng hợp protein

2.1.4. Nhóm Macrolid

Kháng sinh trong nhóm này có khả năng tiêu diệt và kìm hãm sự tiến triển của nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Kháng sinh Macrolid thường được chỉ cho các trường hợp bệnh lý đã dùng kháng sinh Penicillin nhưng không có tác dụng. Các loại kháng sinh trong nhóm này có công dụng tốt trong điều trị mụn trứng cá, các tình trạng bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, bị nhiễm trùng răng miệng, bệnh viêm xoang,...

2.1.5. Nhóm Phenicol

Các kháng sinh nằm trong nhóm Phenicol này bao gồm Cloramphenicol và Thiamphenicol. Tác dụng chính của nhóm kháng sinh này là làm kìm hãm sự phát triển của các loại vi khuẩn khi ức chế quá trình tổng hợp protein. Nhóm kháng sinh Phenicol thường được dùng cho các trường hợp bị nhiễm khuẩn ở mắt, tay, da và vùng âm đạo. 

2.2. Thuốc kháng sinh kháng nấm

Một số loại kháng sinh có tác dụng chống nấm phổ biến gồm Nystatin, Ketoconazol và Griseofulvin,... Nhóm kháng sinh này có tác dụng tiêu diệt các loại nấm ký dinh ở bên ngoài da và cả bên trong niêm mạc. Ngoài ra chúng cũng có khả năng điều trị một vài loại bệnh nấm kí sinh ở các khu vực như móng tay, da, tóc, ngón chân,...

Kháng sinh kháng nấm chuyên trị các bệnh nấm ký sinh trên cơ thể

3. Sự nguy hiểm khi tự ý dùng và lạm dụng kháng sinh

Việc tự ý sử dụng và lạm dụng các loại thuốc kháng sinh có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng không tốt. Kháng sinh không chỉ có tác dụng tiêu diệt các loại khuẩn có hại mà còn ngăn chặn sự phát triển của nhiều lợi khuẩn trong cơ thể. Vì vậy, việc lạm dụng kháng sinh sẽ gây nên tình trạng loạn khuẩn, khiến các lợi khuẩn bị triệt tiêu và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Người lớn tuổi nếu sử dụng kháng sinh sai cách sẽ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong khi không được xử lý kịp thời. Không chỉ người lớn tuổi, trẻ em cũng là một đối tượng phải chịu nhiều ảnh hưởng không tốt khi sử dụng kháng sinh sai liều lượng. Bé có thể bị hen suyễn, suy giảm sức đề kháng và khó phát triển thể chất khỏe mạnh. 

Nhiều trường hợp sử dụng kháng sinh bừa bãi còn dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh. Điều này có thể khiến cho bệnh nhân gặp phải nhiều vấn đề khi sử dụng kháng sinh để điều trị các bệnh lý khác. Lúc này, một số loại vi khuẩn đã phát triển đến mức kháng thuốc và dễ dàng lây lan để tạo nên những loại khuẩn mới rất nguy hiểm. 

Việc lạm dụng kháng sinh có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Ngoài ra, việc lạm dụng các loại kháng sinh còn khiến cho quá trình điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn. Nhiều người tự ý sử dụng thuốc tại nhà để trị bệnh nhưng bệnh không thuyên giảm. Việc này sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và sức khỏe bị ảnh hưởng nặng nề. 

Chính vì vậy, ngay khi sức khỏe có vấn đề, bạn không nên tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh tại nhà mà hãy tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị, sử dụng thuốc kê đơn an toàn, hiệu quả. Một đơn vị y tế chất lượng bạn có thể lựa chọn là Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.