Các tin tức tại MEDlatec
Đau bụng kinh uống Panadol được không?
- 01/01/2024 | Hướng dẫn sử dụng túi chườm đau bụng kinh
- 31/10/2023 | Đau bụng kinh ở vị trí nào là hiện tượng bình thường?
- 31/07/2023 | Mách chị em những thuốc giảm đau bụng kinh hiệu quả
1. Vì sao có hiện tượng đau bụng kinh trong ngày đèn đỏ?
Đau bụng kinh có lẽ là hiện tượng không còn quá xa lạ đối với các chị em nhưng nếu hỏi nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh thì không phải ai cũng biết. Tùy theo từng cơ địa mà cơn đau bụng kinh có thể ở các mức độ khác nhau. Trong trường hợp các chị em mắc bệnh lý thì cơn đau có thể dữ dội và kéo dài hơn bình thường. Những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau bụng kinh trong những ngày “rụng dâu” là:
Thay đổi nội tiết tố
Nguyên nhân chính gây nên các cơ co thắt, đau nhói bụng dưới là do những thay đổi của hormone khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Vào những ngày đèn đỏ, hormone prostaglandin được tiết ra nhiều hơn nhằm mục đích co bóp tử cung và đẩy máu kinh ra ngoài. Điều này sẽ dẫn đến những cơn đau bụng dưới với các mức độ khác nhau, đi kèm có thể là tình trạng tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau thắt lưng,…
Sau khi niêm mạc đã bong tróc ra hết, hàm lượng hormone prostaglandin giảm dần thì các cơn đau bụng kinh cũng thuyên giảm.
Prostaglandin tiết nhiều gây co thắt tử cung và dẫn đến đau bụng dưới
Những nguyên nhân khác
Không chỉ do thay đổi hormone, trong một số trường hợp, đau bụng kinh xuất phát từ những nguyên nhân sau:
● Vòng tránh thai: Việc đặt vòng tránh thai nhằm mục đích để trứng đã thụ tinh không thể bám vào niêm mạc tử cung. Tuy nhiên, điều này có thể gây nên các cơn đau bụng kinh và kéo dài mỗi khi đến chu kỳ, đặt biệt là trong những tháng đầu sau khi đặt vòng.
● Bệnh lý: Các cơn đau bụng kinh nghiêm trọng hơn trong trường hợp chị em mắc một trong những bệnh như lạc nội mạc, u xơ, hội chứng tiền kinh nguyệt, hẹp cổ tử cung, viêm vùng chậu.
● Chế độ ăn uống:Những thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn quá mặn, nhiều giàu mỡ, thường xuyên ăn đồ chế biến sẵn, đóng hộp, tiêu thụ nhiều caffein, đường, chất kích thích, rượu, bía, thuốc lá,… có thể gây rối loạn kinh nguyệt và cơn đau bụng dưới mỗi khi tới tháng sẽ trầm trọng hơn.
Nếu cơn đau bụng kinh dữ dội, kéo dài đi kèm với với tình trạng rối loạn kinh nguyệt, kinh ra quá nhiều, có màu bất thường,… thì tốt nhất bạn nên đi khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Đặt vòng tránh thai có thể khiến các cơn đau bụng kinh nghiêm trọng hơn
2. Đau bụng kinh uống Panadol được không?
Panadol là thuốc có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng đau của cơ thể. Tuy nhiên, trường hợp đau bụng kinh uống Panadol được không là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm vì sợ thuốc sẽ làm ảnh hưởng sức khỏe.
Thực tế là các chị em có thể dùng Panadol để giảm các cơn đau bụng dưới, khó chịu trong những ngày hành kinh. Tuy nhiên, việc uống thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Những trường hợp uống thuốc không đúng liều, lạm dụng quá mức hoặc uống Panadol một cách tùy tiện có thể gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra, nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể dẫn đến hiện tượng phụ thuộc thuốc, ảnh hưởng chức năng sinh sản và các bộ phận khác như gan, thận.
Thận trọng khi sử dụng Panadol để giảm đau bụng kinh
Trong một số trường hợp, cơ thể xuất hiện phản ứng mẫn cảm với thuốc như phát ban, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, phù mạch, phù thanh quản,… Chính vì vậy, cần phải thận trọng khi sử dụng Panadol. Theo khuyến cáo của chuyên gia thì không nên sử dụng Panadol quá 4g/ngày (tương đương với 8 viên) và không dùng quá 3 ngày đối với người lớn. Ngoài ra, nên tránh sử dụng Panadol sau khi uống rượu vì có thể tăng độc tính tại gan.
3. Một số mẹo giảm đau bụng kinh mà không cần dùng thuốc
Việc sử dụng Panadol có thể giảm tức thời các cơn đau bụng kinh nhưng lại có thể gây tác dụng phụ làm ảnh hưởng sức khỏe. Vì vậy, để giảm đau bụng kinh, bạn có thể tham khảo một số cách an toàn sau:
● Chườm nóng là cách mà nhiều chị em vẫn thường áp dụng để giảm đau mỗi khi đến tháng. Bạn có thể sử dụng túi chườm hoặc chai nước đặt lên vùng bụng dưới để giúp các cơ tử cung được thư giãn, khí huyết lưu thông và giảm các cơn đau bụng kinh hiệu quả. Bạn cũng có thể ngâm cơ thể trong bồn nước ấm mỗi khi tắm, tuy nhiên không nên ngâm quá lâu khi đang có kinh.
● Ngâm bàn chân với nước ấm và thảo mộc sẽ giúp bạn thư giãn kết hợp massage sẽ giúp giảm đau bụng kinh. Đồng thời, nếu thực hiện vào mỗi buổi tối sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn.
● Massage vừa giúp cơ thể, đặc biệt là các cơ vùng chậu được thư giãn vừa tăng quá trình lưu thông khí huyết. Nhờ đó mà các cơn đau bụng kinh được cải thiện.
● Uống trà thảo mộc ấm có thể làm dịu tạm thời các cơn đau bụng kinh.
● Nghỉ ngơi nhiều hơn và ngủ đủ giấc cũng là cách hiệu quả để cơ thể điều hòa hoạt động co thắt ở tử cung và giảm đau hiệu quả.
● Tập thể dục với những môn thể thao nhẹ nhàng như yoga, đi bộ hoặc các động tác căng cơ. Khi đó, cơ thể sẽ giải phóng hormone endorphin giúp giảm cơn đau bụng kinh.
● Nên tránh làm việc hoặc vận động quá sức, không sử dụng chất kích thích, caffeine, rượu, bia và tránh các loại đồ cay nóng, dầu mỡ trong những ngày hành kinh.
● Nếu sử dụng thuốc giảm đau thì cần tuân thủ theo liều lượng và thời gian khuyến cáo, tuyệt đối không uống thuốc một cách vô tội vạ gây ra những hậu quả tiêu cực đến sức khỏe.
Trên đây là lời giải đáp cho nghi vấn đau bụng kinh uống Panadol được không? Mặc dù có thể sử dụng nhưng vẫn phải đảm bảo theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu cơn đau bụng kinh kéo dài và nghiêm trọng thì bạn nên đi khám để đánh giá tình trạng sức khỏe vì đôi khi đây là dấu hiệu bệnh lý.
Thăm khám chuyên khoa nếu cơn đau bụng kinh dữ dội và kéo dài
Nếu bạn đang gặp rắc rối với cơn đau bụng kinh hoặc có vấn đề gì liên quan, hãy liên hệ với các bác sĩ Chuyên khoa Sản phụ khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC thông qua hotline: 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!