Các tin tức tại MEDlatec
Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai
- 09/03/2021 | Phụ nữ mắc u xơ tử cung có mang thai được không?
- 06/03/2021 | Nấm âm đạo khi mang thai: nguyên nhân và cách điều trị
- 07/09/2020 | Hé lộ những thông tin bất ngờ về bệnh nhiễm trùng đường tiểu
1. Tìm hiểu về chứng nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai
Nhiễm trùng đường tiểu nói chung gồm nhiễm trùng bàng quang, nhiễm trùng thận và nhiễm trùng tiểu không triệu chứng. Nguy cơ mắc bệnh ở phụ nữ mang thai cao hơn bình thường do:
-
Hormone: Khi mang thai, hormon thai kỳ sẽ làm giãn trương lực cơ niệu quản, hệ quả là dòng chảy của nước tiểu sẽ chậm lại. Do đó, thời gian đi tiểu lâu hơn, vi khuẩn từ đó có nhiều thời gian để sinh sôi.
-
Sự chèn ép của tử cung lên bàng quang: việc này khiến nước tiểu trong bàng quang có thể không được tống xuất ra hết. Điều này khiến nước tiểu còn lại có thể là nguồn lây nhiễm khi trào ngược từ bàng quang lên niệu đạo và vi khuẩn sẽ có điều kiện thuận lợi để sinh sôi.
Nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai là dạng viêm nhiễm không phải hiếm gặp
Bệnh có nguy cơ mắc cao nhất ở các thai phụ đang mang thai 6 - 24 tuần. Vi khuẩn gây bệnh có thể gây ảnh hưởng đến bất cứ cơ quan nào của đường tiểu từ thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo,…
1.1. Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai
Thai phụ thường bị nhiễm trùng đường tiểu do nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ sau:
Vi khuẩn e coli và nấm chlamydia
Hai tác nhân này thường xuất hiện ở da, âm đạo và trực tràng, là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu phổ biến nhất.
Sức đề kháng suy giảm khi mang thai tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn này xâm nhập sâu gây nhiễm trùng đường tiểu.
Chức năng của đường tiết niệu thay đổi
Tình trạng này khiến thận mở rộng hơn, niệu quản và bàng quang bị chèn ép tạo điều kiện cho nhiễm trùng.
Vùng kín không được vệ sinh đúng cách, sạch sẽ
Việc vệ sinh không đúng cách hoặc không sạch sẽ sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển, từ đó gây bệnh.
Sức đề kháng suy giảm khi mang thai tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây nhiễm trùng đường tiểu
1.2. Các dạng nhiễm trùng đường tiểu
Nhiễm trùng đường tiểu ở thai phụ thường gặp các dạng sau:
Nhiễm trùng bàng quang
Khi vi khuẩn đọng lại và phát triển gây bệnh trong bàng quang, đây sẽ là cơ quan bị bệnh trực tiếp. Ngoài phụ nữ mang thai, nhiễm trùng bàng quang cũng thường gặp ở nữ giới đã quan hệ tình dục, độ tuổi từ 20 - 50.
Nhiễm trùng đường tiểu không triệu chứng
Đây là tình trạng đường tiết niệu có vi khuẩn nhưng không gây ra triệu chứng gì. Bệnh thường tự khỏi mà không cần điều trị nếu không mang thai.
Tuy nhiên, với thai phụ, bệnh có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng thận. Vì thế, cần làm xét nghiệm nước tiểu trong suốt thai kỳ để theo dõi bệnh lý này.
Nhiễm trùng thận
Vi khuẩn có thể di chuyển từ bàng quan sang niệu quản gây nhiễm trùng một hoặc cả hai bên thận. Đây là dạng nhiễm trùng đường tiểu nghiêm trọng nhất, có thể đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và em bé, làm tăng nguy cơ trẻ sơ sinh nhẹ cân, sinh non, tử vong sơ sinh, thai chết lưu,…
Nhiễm trùng thận là dạng nhiễm trùng đường tiểu nguy hiểm nhất
2. Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai
Với trường hợp có triệu chứng, thai phụ mới có thể phát hiện và đa phần trường hợp này mới được chẩn đoán và điều trị. Đôi khi nhiễm trùng đường tiểu đường phát hiện vô tình trong quá trình kiểm tra sức khỏe, sàng lọc trước khi sinh.
2.1. Triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu
Nhiễm trùng đường tiểu thường thể hiện ít triệu chứng và khó nhận biết hơn ở phụ nữ nữ mang thai, ngoài ra còn dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh và cơ quan bị nhiễm trùng.
-
Đau và nóng rát khi đi tiểu.
-
Nước tiểu đục, có mùi hôi, có chất nhầy hoặc thậm chí nước tiểu lẫn máu.
-
Sốt, thường xuyên ớn lạnh và đổ mồ hôi.
-
Cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên.
-
Đau vùng bụng dưới và khu vực bàng quang.
-
Đau lưng.
-
Buồn nôn, ói mửa.
Khi có triệu chứng nghi ngờ, bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện một vài xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh.
2.2. Chẩn đoán nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai
Các xét nghiệm sau sẽ chẩn đoán chính xác nhiễm trùng đường tiểu, cơ quan mắc bệnh và mức độ bệnh:
Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu nếu phát hiện vi khuẩn, tế bào bạch cầu và hồng cầu thì khả năng cao mẹ đã bị nhiễm trùng đường tiểu. Tuy nhiên một số yếu tố có thể khiến kết quả sai lệch, vì thế nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước rửa phụ khoa, lấy nước tiểu giữa dòng để xét nghiệm.
Xét nghiệm nước tiểu là cách chẩn đoán nhiễm trùng đơn giản và chính xác
Cấy nước tiểu
Đôi khi xét nghiệm phân tích nước tiểu không tiết lộ đầy đủ thông tin bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm cấy nước tiểu và dựa vào đó để kê đơn điều trị.
3. Thai phụ điều trị nhiễm trùng như thế nào?
Với cả 2 loại nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ có thể chỉ định mẹ dùng kháng sinh an toàn cho thai kỳ. Thai phụ cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, uống đúng và đủ liều.
Nếu là nhiễm trùng thận thì thai phụ sẽ phải nhập viện để điều trị, được theo dõi sát sao và làm các xét nghiệm giúp đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn, chức năng thân, làm siêu âm để kiểm tra sức khỏe thai, tình trạng hệ tiết niệu.
Mặc dù kháng sinh hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng đường tiểu, tuy nhiên thai phụ được khuyên nên ưu tiên kết hợp với biện pháp chăm sóc tự nhiên để đẩy lùi bệnh, phòng ngừa tái phát như:
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước rất tốt cho đường tiểu, nó khiến bạn đi vệ sinh nhiều hơn và vì thế đường tiểu đường làm sạch tốt hơn, hạn chế vi khuẩn gây bệnh.
Bổ sung Vitamin C
Ăn nhiều thực phẩm chứa Vitamin C là cách giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, giúp chống lại nhiễm trùng tự nhiên. Vì thế mẹ bầu nên tăng cường bổ sung Vitamin C từ các loại hoa quả như: chanh, ổi, cam, cà chua, ớt chuông, quả mọng,…
Nước dừa chứa nhiều chất điện giải hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiểu tốt
Nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai thường không gây ảnh hưởng đến thai nhi, trừ khi vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng thận. Tuy nhiên nguy cơ này sẽ được kiểm soát nếu điều trị sớm.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!