Các tin tức tại MEDlatec
Điểm danh những yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành sỏi cholesterol
- 29/03/2022 | Điều trị sỏi mật bằng thuốc - những vấn đề cần lưu ý
- 19/10/2021 | Những triệu chứng điển hình của sỏi mật ai cũng cần biết
- 16/03/2022 | Nhận biết cơn đau sỏi mật qua các triệu chứng điển hình
- 16/03/2021 | Đau bụng dữ dội có phải là triệu chứng chính của sỏi mật?
- 15/03/2021 | Sỏi mật kích thước bao nhiêu phải mổ - thông tin ít người biết
1. Sỏi cholesterol túi mật là như thế nào?
Cholesterol được sản sinh ra trong quá trình tiêu hóa chất béo sẽ được gan chuyển đến dịch mật để loại bỏ ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, để quá trình này diễn ra trơn tru thì cần có axit mật và lecithin đảm bảo cholesterol hòa tan trong dịch mật, sau đó mới có thể đào thải ra ngoài cơ thể.
Sỏi cholesterol là loại sỏi phổ biến
Trong trường hợp lượng cholesterol quá nhiều, còn axit mật cũng như lecithin lại không đủ, thì sẽ không thể hòa tan cholesterol. Cuối cùng dẫn tới tình trạng tồn đọng cholesterol trong túi mật và hình thành sỏi.
Ngoài ra, khi lượng cholesterol tồn đọng kết hợp với lượng chất nhầy được tiết ra với mục đích làm cô đặc dịch mật sẽ tạo ra bùn mật và có thể tiến triển thành sỏi mật trong tương lai.
Không chỉ do dư thừa lượng cholesterol mà khả năng co bóp kém của túi mật cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới sỏi cholesterol. Lý do là khi túi mật co bóp kém, dịch mật sẽ tồn đọng lâu hơn và sẽ tạo cơ hội để cholesterol kết tụ thành sỏi.
Loại sỏi này thường có màu vàng và kích thước có thể lên đến vài centimet khiến túi mật bị lấp đầy, rất ít trường hợp chỉ có một viên sỏi. Có 2 dạng sỏi chính là:
- Sỏi nguyên chất: Đặc điểm cứng, hình cầu, màu vàng, có kích thước lớn.
- Sỏi hỗn hợp: Kích thước sỏi nhỏ nhưng số lượng lớn, thành phần của sỏi thường là cholesterol, canxi kết hợp với muối bilirubin.
Một số biểu hiện của bệnh sỏi cholesterol trong túi mật:
- Trong trường hợp những túi mật nhỏ và có số lượng ít, bệnh nhân thường không gặp triệu chứng. Phần lớn các ca bệnh được phát hiện tình cờ khi siêu âm gan mật trong những đợt thăm khám sức khỏe định kỳ.
- Đối với những trường hợp sỏi lớn khiến tắc mật hoặc gây cản trở sự co bóp của túi mật, bệnh nhân có thể gặp phải những triệu chứng như sau:
+ Cảm thấy đau đột ngột ở vùng bụng phải, cơn đau có thể kéo dài đến vài giờ.
+ Nôn hoặc buồn nôn.
+ Những trường hợp bị viêm túi mật có thể gây sốt.
+ Một số trường hợp tắc mật có thể gây vàng da.
2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành sỏi cholesterol
Dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành sỏi cholesterol:
- Giới tính: Nữ giới có nguy cơ bị bệnh cao hơn nam giới.
- Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ bị bệnh càng cao. Trong đó, trường hợp có nguy cơ bị bệnh cao nhất là nhóm tuổi từ 60 đến 70 tuổi.
- Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có cha mẹ, anh chị em bị bệnh thì nguy cơ bị sỏi mật của bạn cũng cao hơn những đối tượng không có người thân bị bệnh.
+ Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc từng sinh con nhiều lần.
Nhiều nguyên nhân gây ra sỏi
- Lối sống không lành mạnh cũng chính là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành sỏi và gây ra nhiều loại bệnh khác, chẳng hạn như:
+ Thói quen ăn chay trường.
+ Lười vận động dẫn đến thừa cân béo phì.
+ Nhịn ăn.
+ Các trường hợp giảm cân đột ngột sau phẫu thuật dạ dày để điều trị tình trạng béo phì.
+ Phụ nữ thường xuyên dùng thuốc tránh thai hoặc bổ sung estrogen liều cao.
Lười vận động là một trong những nguyên nhân gây bệnh
- Do một số bệnh về hội chứng chuyển hóa hay liên quan đến miễn dịch cũng làm tăng nguy cơ hình thành sỏi cholesterol như ung thư túi mật, bệnh hồng cầu liềm, bệnh lý van tim, suy gan, tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, đường mật bị chít hẹp, nhiễm ký sinh trùng đường mật, nhiễm sán lá gan,...
3. Phương pháp điều trị sỏi cholesterol trong túi mật
Đối với những trường hợp sỏi nhỏ và không gây triệu chứng thì thường không cần điều trị. Nhưng với những trường hợp sỏi to và bệnh nhân xuất hiện triệu chứng thì cần nhanh chóng điều trị bằng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa tùy theo từng trường hợp cụ thể.
-
Đối với phương pháp nội khoa:
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc có tác dụng hòa tan sỏi và ngăn cản sự gia tăng kích thước của sỏi. Phương pháp này cần nhiều thời gian và hiệu quả không cao, vì thế chỉ được áp dụng với những trường hợp không thể phẫu thuật.
-
Đối với phương pháp ngoại khoa:
Bệnh nhân sẽ được thực hiện phẫu thuật để loại bỏ túi mật và tránh nguy cơ tái phát sỏi. Tùy theo từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ chỉ định mổ mở hay mổ nội soi. Lúc này, dịch mật sẽ từ gan chảy thẳng xuống ruột non và không còn được lưu trữ trong túi mật. Dù có thể sinh hoạt bình thường, nhưng những trường hợp đã cắt bỏ túi mật thì chỉ nên ăn ít thực phẩm chứa chất béo và cholesterol.
Sinh hoạt lành mạnh để tránh nguy cơ mắc bệnh
-
Các phương pháp khác:
Ngoài phẫu thuật và điều trị bằng thuốc, các bác sĩ còn có thể chỉ định một số phương pháp khác như tán sỏi qua da, chụp đường mật qua da, nội soi tụy mật ngược dòng,…
-
Chế độ ăn uống khoa học
+Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần lưu ý ăn uống khoa học, lành mạnh, hạn chế ăn thực phẩm nhiều cholesterol và chất béo.
+Không bỏ bữa hay nhịn ăn hoặc ăn quá no.
+Nên bổ sung các thực phẩm nhiều chất xơ, nhiều vitamin và khoáng chất.
+Nên duy trì cân nặng vừa phải.
+Nếu giảm cân, nên giảm từ từ và theo lộ trình, không nên giảm đột ngột.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng sỏi cholesterol trong túi mật. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ bệnh, bạn không nên chủ quan mà hãy đi khám để được điều trị sớm, hạn chế nguy cơ biến chứng.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là nơi quy tụ các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao cùng với sự đầu tư quy mô về trang thiết bị y khoa. Do đó, khách hàng có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ tại đây. Hãy nhấc máy và gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám sớm.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!