Các tin tức tại MEDlatec
F0 điều trị COVID tại nhà bằng thuốc gì đúng và hiệu quả?
- 18/01/2022 | Nên chăm sóc trẻ sau khi tiêm vắc xin Covid như thế nào?
- 26/01/2022 | Cách chăm sóc trẻ em bị Covid-19 cha mẹ cần biết
- 19/01/2022 | Sau khi tiêm Covid trẻ gặp triệu chứng nào thì cần đến bệnh viện?
1. Những giai đoạn nhiễm bệnh COVID-19 cần nhớ
Cảnh báo các triệu chứng của bệnh COVID-19
Các giai đoạn nhiễm bệnh COVID-19 gồm:
- Giai đoạn ủ và lây lan bệnh
Các triệu chứng COVID-19 có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc với virus 24 giờ - 14 ngày, thường là 4 - 5 ngày. Như hiện tại, thậm chí thời gian ủ bệnh có thể chỉ trong 24 giờ. Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh tương đối nhẹ, thường là: ho khan, sốt, ho có đờm, đau đầu, mệt mỏi, khó thở, đau khớp, nghẹt mũi, đau họng,...
Điều đáng nói là thời điểm này bệnh lại dễ lây lan nhất, đặc biệt, vào khoảng 1 - 2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, lượng virus ở mức cao nhất và đạt đỉnh ở tuần đầu tiên.
- Giai đoạn bệnh ở mức độ nhẹ và trung bình
Từ ngày thứ 4 - thứ 6 của bệnh sẽ là lúc triệu chứng COVID trở nên nghiêm trọng nhất. Vượt qua giai đoạn này bệnh thường dừng lại và không tiến triển nặng. Nếu không diễn tiến nặng, những triệu chứng của bệnh sẽ ngày càng giảm dần và sau khoảng 10 ngày sẽ thoái lui.
- Giai đoạn nặng
Đây là lúc người bệnh đã bị viêm phổi nặng và suy hô hấp, nó thường diễn ra vào ngày thứ 7 - 10 gồm các triệu chứng: thở nhanh >30 lần/phút, thở hụt hơi; lừ đừ, li bì; đầu chi và môi bị tím tái; chỉ số SpO2 < 95%. Khi xuất hiện những triệu chứng này thì người bệnh cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để có biện pháp điều trị hiệu quả.
2. F0 điều trị COVID tại nhà bằng thuốc gì và những lưu ý khi dùng thuốc
2.1. Các loại thuốc điều trị COVID tại nhà
Điều trị COVID tại nhà bằng thuốc gì là vấn đề được tất cả mọi người quan tâm, nhất là trong tình trạng đại đa số F0 đang được điều trị tại nhà như hiện nay. Các loại thuốc được Bộ y tế cho phép sử dụng để điều trị COVID tại nhà gồm:
2.1.1. Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt
Thuốc Paracetamol được dùng để hạ sốt và giảm đau cho F0 điều trị tại nhà với liều lượng như sau:
Thuốc paracetamol được dùng để hạ sốt khi điều trị F0 tại nhà
+ Đối với trẻ em: dùng liều lượng 80mg, 100mg, 150mg hay 250mg tùy theo cân nặng.
+ Đối với người lớn: liều 250mg hoặc 500mg.
2.1.2. Nhóm thuốc kháng virus
Có thể dùng một trong hai loại thuốc sau:
- Favipiravir 200mg hoặc 400mg.
- Molnupiravir 200 mg hoặc 400 mg.
Nhóm thuốc này chỉ sử dụng khi có sự kê đơn của bác sĩ, vì vậy, người dân không nên tự ý sử dụng.
2.1.3. Nhóm thuốc corticosteroid chống viêm
Thuốc này được dùng đường uống nhưng không phát sẵn cho F0 điều trị tại nhà. Muốn biết điều trị COVID tại nhà bằng thuốc gì có tác dụng chống viêm người bệnh cần được sự chỉ định của bác sĩ và chỉ được phép dùng 01 ngày trong khi chờ chuyển đến cơ sở y tế điều trị COVID-19.
Thuốc corticosteroid có thể được sử dụng gồm:
- Dexamethason dạng viên nén 0.5mg.
- Methylprednisolon dạng viên nén 16mg.
2.1.4. Nhóm thuốc chống đông máu
Đây cũng là nhóm thuốc không được phép tự ý sử dụng và không phát sẵn cho F0 điều trị tại nhà. Thuốc cần được bác sĩ kê đơn và chỉ dùng trong 01 ngày chờ để chuyển đến cơ sở y tế điều trị COVID-19.
Điều trị COVID tại nhà bằng thuốc gì khi cần dùng thuốc chống đông máu thì thường lựa chọn một trong hai loại:
- Rivaroxaban dạng viên nén 10mg.
- Apixaban dạng viên nén 2.5mg.
2.2. Lưu ý khi dùng thuốc điều trị COVID tại nhà
Điều trị COVID-19 nếu phải dùng thuốc kháng virus thì thời điểm tốt nhất là ngay sau khi có chẩn đoán xác định mắc bệnh, thường là trong 5 ngày đầu từ khi có triệu chứng khởi phát. Loại thuốc này tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng mà chỉ nên dùng cho những bệnh nhân có triệu chứng hoặc có nguy cơ tiến triển bệnh nặng như người chưa tiêm đủ liều vacxin, người trên 65 tuổi, người có bệnh nền,...
Điều trị COVID tại nhà bằng thuốc gì cũng cần có sự tham vấn và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa
Thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu chỉ được chỉ định kết hợp đồng thời khi bệnh nhân có một trong các dấu hiệu suy hô hấp sớm như:
- Thở hụt hơi, khó thở hoặc gia tăng khó thở khi vận động, trẻ em có dấu hiệu thở bất thường (rút lõm ngực, thở rên, cánh mũi phập phồng, thở khò khè, thở rít).
- Nhịp thở bất thường:
+ Người lớn: ≥ 20 lần/phút.
+ Trẻ 5 - dưới 12 tuổi: ≥ 30 lần/phút.
+ Trẻ 1 - dưới 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút.
+ SpO2 ≤ 95%.
2.2. Thời gian điều trị COVID tại nhà bao lâu mới khỏi?
Khi đã biết được điều trị COVID tại nhà bằng thuốc gì, người bệnh cũng sẽ băn khoăn không biết thời gian khỏi bệnh là bao lâu. Thực tế cho thấy, không thể trả lời chính xác điều trị COVID tại nhà bao lâu thì khỏi vì nó phụ thuộc hoàn toàn vào các yếu tố như: mức độ bệnh, thể trạng, tình trạng tiêm vacxin phòng COVID-19, bệnh lý nền, độ tuổi của bệnh nhân,...
Thường thì nếu bị COVID-19 nhưng không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ và không kèm viêm phổi thì sẽ khỏi bệnh sau khoảng 1 - 2 tuần điều trị tại nhà. Tuy nhiên, khi đã bị bệnh mức độ nặng, có viêm phổi hoặc suy hô hấp thì thời gian khỏi khoảng 3 - 6 tuần tùy vào từng bệnh nhân.
Sau khi đã được điều trị khỏi COVID-19 thì người bệnh vẫn có thể thấy người không khỏe và các triệu chứng của bệnh vẫn kéo dài tới 2 tháng. Điều này được gọi là hội chứng hậu COVID và thường gây ra các triệu chứng như: khó thở, mệt mỏi, đau ngực, đau đầu, đau cơ, mất khứu giác, ghi nhớ kém, khó tập trung, trầm cảm, stress,…
3. Một số việc F0 điều trị tại nhà cần ghi nhớ
Bên cạnh việc ghi nhớ điều trị COVID tại nhà bằng thuốc gì thì F0 được điều trị tại nhà cũng cần theo dõi sức khỏe hàng ngày của mình bằng cách:
- Đo chỉ số mạch, nhịp thở, huyết áp, nhiệt độ, SpO2.
- Nếu có một trong các dấu hiệu suy hô hấp như đã nêu ở trên cần thông báo với cơ sở y tế ngay để được cấp cứu và chuyển viện nhanh chóng.
Ngoài ra, điều trị COVID tại nhà cần gì cũng là vấn đề không nên bỏ qua. Theo đó, ngay khi trở thành F0, người bệnh cần:
- Test COVID cho tất cả những người sống cùng với mình.
- Chuẩn bị một phòng riêng để tự cách ly.
- Không tự ý rời khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly theo khuyến cáo của Bộ y tế.
- Không tự ý uống thuốc không nằm trong chỉ định của nhân viên y tế hoặc bác sĩ điều trị. Chỉ uống thuốc hạ sốt khi sốt trên 38.5 độ C.
- Giữ tâm lý bình tĩnh, không hoảng sợ hay lo lắng vì cần dành oxy cho gan, tim, não, thận,...
- Khi ngủ cần nằm kê đầu cao 45 độ lót từ mông trở lên, càng ở trong môi trường thoáng khí càng tốt. Nằm trong tư thế thở nằm sấp khi cảm thấy mệt hay khó thở nhiều hơn.
Nói tóm lại, để biết chính xác điều trị COVID tại nhà bằng thuốc gì, tốt nhất người bệnh nên tham khảo thông tin chính thống từ Bộ y tế hoặc tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không dùng thuốc theo thông tin lan truyền hay được người khác mách bảo.
Nếu cần sự hỗ trợ về y tế, đừng quên gọi tới tổng đài của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC: 1900 56 56 56 để được chuyên gia y tế của chúng tôi giúp đỡ hiệu quả và chính xác.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!