Các tin tức tại MEDlatec
Khám đại tràng không cần nội soi có được không và lời khuyên từ bác sĩ
- 02/10/2024 | Cắt polyp đại tràng có đau không và cần lưu ý gì sau phẫu thuật
- 10/10/2024 | Cảnh báo 8 dấu hiệu ung thư đại tràng dễ nhận biết
- 22/10/2024 | Co thắt đại tràng: Nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng nhận biết
1. Sơ lược nội soi đại tràng
Nội soi đại tràng là kỹ thuật đưa ống nội soi vào hậu môn rồi đẩy nhẹ ống lên phía trên và dừng lại ở đoạn tiếp giáp giữa ruột non với ruột già. Ống nội soi nhỏ, mềm, có nguồn sáng và camera giúp “soi sáng” và thu hình ảnh bên trong đại tràng. Hình ảnh này được phát lên màn hình để bác sĩ kiểm tra, đánh giá, phát hiện bất thường ở đại tràng như viêm loét, chảy máu, có polyp hay khối u.
Nội soi đại tràng thường được chỉ định khi bệnh nhân gặp các bệnh lý liên quan đường tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, phân bất thường (màu đen, lẫn dịch nhầy hoặc máu), gia đình hoặc bản thân người bệnh có tiền sử bệnh ruột, đặc biệt là ung thư ruột.
Ngoài ra, đây cũng là phương pháp tầm soát ung thư đại tràng hoặc điều trị bệnh lý ở đại tràng. Chẳng hạn, nếu trong quá trình nội soi phát hiện polyp hay thương tổn, bác sĩ có thể cắt bỏ polyp và loại bỏ tổn thương này thay vì phải thực hiện phẫu thuật sau đó.
Bác sĩ đang thực hiện nội soi đại tràng cho người bệnh
2. Khám đại tràng không cần nội soi được không?
Phương pháp nội soi đại tràng mặc dù mang lại nhiều lợi ích trong chẩn đoán nhưng cũng có một số nhược điểm, đặc biệt là có thể gây đau, khó chịu cho bệnh nhân. Do đó, nhiều người không khỏi thắc mắc khám đại tràng không cần nội soi có được không.
Với câu hỏi này thì câu trả lời là có. Bạn không cần quá lo lắng vì không phải trường hợp khám tiêu hóa (dạ dày, ruột) nào bác sĩ cũng chỉ định nội soi đại tràng. Khi khám đại tràng không cần nội soi, bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp sau.
Khám lâm sàng
Đây là bước khám đầu tiên trong quy trình khám bệnh nói chung. Khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ nắm bắt các dấu hiệu bạn cung cấp và hỏi thêm một số thông tin về tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, thói quen sinh hoạt, nghề nghiệp, khu vực sinh sống,…
Bác sĩ đang thăm hỏi bệnh nhân
Sau đó, bác sĩ kiểm tra vùng bụng thông qua nhìn, sờ, gõ, nghe vào bộ phận tương ứng và quan sát các biểu hiện, triệu chứng bất thường. Từ đó, chẩn đoán sơ bộ bệnh lý và chỉ định các phương pháp chẩn đoán khác phù hợp với tình trạng bệnh.
Chụp X-quang
Tiếp đến trong quy trình khám đại tràng không cần nội soi là chụp X-quang, thường được chỉ định khi bạn có các dấu hiệu bất thường ở đại tràng.
Chụp X-quang đại tràng cản quang là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X để kiểm tra bộ phận tương ứng. Trong quá trình thực hiện, bệnh nhân sẽ được bơm chất cản quang vào trong lòng của đại tràng qua đường hậu môn, qua đó giúp làm nổi bật cấu trúc bên trong của đại tràng trên hình ảnh X-quang, cho phép các bác sĩ nhìn thấy rõ các khối u, polyp, hoặc các vấn đề khác trong lòng đại tràng nếu có. Lưu ý, phương pháp này chống chỉ định với các trường hợp đại tràng bị chảy máu.
Chụp CT hoặc MRI
Trường hợp kết quả siêu âm và chụp X-quang đại tràng bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu chụp CT hoặc MRI để chẩn đoán chính xác hơn. Hình ảnh chụp được giúp đánh giá đại tràng và các cơ quan lân cận, giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý khối choán chỗ trong lòng đại tràng hoặc chẩn đoán phân biệt với các khối u xuất phát từ ngoài đại tràng.
Xét nghiệm phân
Nếu phát hiện viêm đại tràng nghi ngờ do nhiễm trùng, bạn sẽ được làm xét nghiệm phân. Mẫu phân của bạn được lưu trữ trong ống nghiệm và tiến hành nuôi cấy để tìm kiếm chủng vi khuẩn gây bệnh. Việc này giúp bác sĩ có phương án điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Xét nghiệm máu
Ngoài xét nghiệm phân, xét nghiệm máu cũng được thực hiện trong quy trình khám đại tràng không cần nội soi. Mục đích của xét nghiệm máu là kiểm tra các chỉ số hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu trong máu để đánh giá tình trạng nhiễm trùng, gây ra các vấn đề như táo bón, tiêu chảy, phân lẫn máu, đồng thời tầm soát các marker ung thư đường tiêu hóa.
Xét nghiệm máu nhằm đánh giá tình trạng nhiễm trùng và xuất huyết đại tràng
Điện giải đồ
Phương pháp này được chỉ định khi bạn bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều và phân lỏng làm cơ thể mất cân bằng điện giải. Điện giải đồ phản ánh nồng độ các chất điện giải như clorua, kali và natri trong cơ thể. Bác sĩ dựa vào các chỉ số này để có cách cân bằng điện giải, tránh biến chứng.
Lưu ý, không phải trường hợp nào bác sĩ cũng thực hiện tất cả các bước khám trên. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có chỉ định phù hợp, giúp người bệnh tiết kiệm được thời gian và chi phí khám bệnh mà vẫn đảm bảo tính chính xác, hiệu quả.
Bên cạnh đó, các phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng và có thể hỗ trợ nhau trong chẩn đoán bệnh lý đại tràng. Không có một xét nghiệm nào tuyệt đối, do đó để đánh giá được toàn bộ bệnh lý và đưa ra được chẩn đoán chính xác cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau trong đó có nội soi đại tràng. Trường hợp cần thiết vẫn phải nội soi đại tràng kiểm tra vì phương pháp này mang nhiều ưu điểm, giúp bác sĩ dễ dàng quan sát trực tiếp nhất các tổn thương bên trong đại tràng.
3. Ai được chỉ định khám đại tràng không cần nội soi?
Thực tế, các bác sĩ Tiêu hóa vẫn khuyên người bệnh nên thực hiện nội soi đại tràng. Kỹ thuật này có thể khiến bạn bị đau rát, khó chịu và chảy máu nhẹ ở hậu môn nhưng có độ chính xác cao. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc các trường hợp sau có thể khám đại tràng không cần nội soi hoặc trì hoãn nội soi.
- Phụ nữ mang thai ở giai đoạn đầu thai kỳ.
- Người mắc bệnh tim, phổi bẩm sinh hoặc mạn tính.
- Người vừa điều trị bệnh ở bụng, ruột bằng phẫu thuật hoặc xạ trị.
- Bệnh nhân bị nghi ngờ tắc ruột, thủng ruột.
- Bệnh nhân bị đại tràng do nhiễm độc hoặc rối loạn tiêu hóa do ngộ độc.
Bác sĩ sẽ không thực hiện nội soi đại tràng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
Hy vọng chia sẻ trên giúp bạn nắm được khám đại tràng không cần nội soi là như thế nào. Nói chung, các bệnh lý về đại tràng là rất phổ biến như đại tràng, đại tràng, viêm túi thừa,… Đặc biệt, ung thư đại tràng là bệnh lý có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhưng nhiều người lại chủ quan trong việc phòng ngừa, thăm khám và điều trị. Ngược lại, nếu thực hiện thăm khám và tầm soát định kỳ, có thể phát hiện được bệnh ở giai đoạn sớm và điều trị tích cực, hiệu quả.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!