Các tin tức tại MEDlatec
Một số điều cơ bản người bệnh nên biết trước khi khám thận tiết niệu
- 05/11/2020 | Báo động các dấu hiệu sỏi tiết niệu ít người biết
- 14/11/2020 | Nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới và cách phòng tránh
- 24/10/2020 | Hướng dẫn chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu đầy đủ và chi tiết
1. Quy trình khám thận tiết niệu được diễn ra như thế nào?
khám thận tiết niệu thường được các bác sĩ thực hiện qua phương pháp nhìn và sờ. Phương pháp nhìn là cách thăm khám lâm sàng cơ bản nhất. Những bộ phận được quan sát là phần hố thắt lưng và phần bụng trước. Hai vị trí này nếu bị sưng hoặc nổi u bất thường thì bệnh nhân sẽ được chẩn đoán là có nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến thận.
Phương pháp sờ là phương pháp thăm khám chính trong quy trình khám thận hiện nay. Có hai tư thế để bác sĩ có thể thực hiện quy trình khám bệnh là tư thế nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng và tư thế nằm nghiêng.
Đối với tư thế nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng
Nhân viên y tế hoặc chính bác sĩ thực hiện thăm khám thận sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện tư thế này. Thông thường, các bệnh nhân sẽ được hướng dẫn nằm lên giường khám ở tư thế ngửa, thả lỏng bụng, thẳng người, duỗi chân. Nhịp thở tiêu chuẩn là nhịp thở đều đặn, tránh trường hợp thở dốc.
Sở dĩ người bệnh được hướng dẫn để đạt đến tư thế này vì nó sẽ khiến các cơ bụng mềm, đặc biệt là tại các nhịp thở ra. Bác sĩ cũng thưởng bắt đầu sờ để kiểm tra hai bên thận vào nhịp thở này.
Tại tư thế nằm ngửa, bác sĩ sẽ thực hiện sờ kiểm tra khi bệnh nhân thở ra
Nếu bệnh nhân đã có u sẵn tại thời điểm khám thận tiết niệu thì thủ thuật bác sĩ thực hiện như sau:
-
Đối với các khối u nhỏ nhưng nằm sâu trong khoang bụng thì bác sĩ sẽ dùng một hoặc hai bàn tay (tùy theo cơ địa của người bệnh) để ấn và kiểm tra.
-
Đối với các khối u to và nằm nông, dễ cảm nhận bằng tay thì bác sĩ sẽ ấn nhẹ, hướng lên trên để xác nhận tình trạng khối u.
Nếu bệnh nhân tạm thời chưa xuất hiện u thì bác sĩ thường áp dụng biện pháp sờ để xác nhận phản ứng bụng và một số cảm giác đau cơ bản. Tư thế sờ phổ biến và hiệu quả nhất, đang được phần lớn các bác sĩ sử dụng là luồn tay xuống hố thắt lưng, tay còn lại đặt lên bụng trên tại vị trí đối diện và hai tay dần ép sát vào nhau. Có hai dấu hiệu quan trọng mà bác sĩ cần nhận được thông tin qua bệnh nhân gồm:
-
Chạm thắt lưng: Đây là tín hiệu thể hiện rõ nhất kích cỡ của thận. Thận người bệnh càng to thì cảm giác càng chắc tay bác sĩ.
-
Bập bềnh thận: Tín hiệu này cũng phản hồi lại cho bác sĩ một số thông tin về thận của bệnh nhân. Tuy nhiên để thực hiện thành công quy trình này bác sĩ cần thực hiện các thao tác nhanh và mạnh, nếu không đủ lực sẽ không cho được kết quả chuẩn xác. Tay bác sĩ sẽ ấn mạnh và có hướng lực hướng lên trên rồi làm ngược lại, liên tục trong lúc bệnh nhân thở ra.
Đối với tư thế nằm nghiêng
Tư thế nằm nghiêng khi khám thận tiết niệu sẽ giúp bác sĩ kiểm tra được từng bên thận. Người bệnh thường được hướng dẫn nằm nghiêng sang một bên, hai chân duỗi thẳng, thả lỏng. Nằm nghiêng bên trái sẽ thăm khám thận phải và ngược lại, nằm nghiêng bên phải sẽ thăm khám thận trái.
Bác sĩ tiếp cận khu vực thận người bệnh từ phía sau lưng, một tay đặt ở hố thắt lưng và một tay đặt ở bụng. Ngón trỏ của bác sĩ bao giờ cũng cách xương sườn thứ 10 một khoảng bằng 2 đốt ngón tay. Thao tác kiểm tra thận chỉ thực hiện khi bệnh nhân hít sâu.
Hố thắt lưng là vị trí lý tưởng để khám thận tiết niệu
Kinh nghiệm khi thực hiện khám thận tiết niệu đối với các trường hợp người bệnh có khối u to hoặc thận bị lệch khỏi vị trí bình thường là kê gối vào mạn sườn phía trên và hướng dẫn người bệnh nằm hơi cong.
2. Cách chữa bệnh viêm đường tiết niệu
Ngoài các bước cơ bản khám thận tiết niệu như trên, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện thăm khám thêm một số cơ quan khác nếu cần thiết. Tất cả các phương pháp thăm khám đều phát hiện nguy cơ bị viêm đường tiết niệu của bệnh nhân. Khi đã chẩn đoán bệnh nhân đang có vấn đề tại thận hoặc bị viêm hệ tiết niệu, bác sĩ căn cứ vào thể trạng người bệnh mà kê đơn điều trị.
Kháng sinh thường được bác sĩ kê đơn để điều trị các vấn đề liên quan đến viêm nhiễm đường tiết niệu
Người bệnh cần tuân thủ đúng các khuyến cáo của bác sĩ và thực hiện uống thuốc kháng sinh đã được kê đơn. Đơn thuốc dành riêng cho bệnh lý viêm nhiễm đường tiết niệu thường khá ngắn để bác sĩ có thể tái khám, kịp thời điều chỉnh phác đồ điều chỉnh nếu cần.
Vậy bác sĩ thường khuyến cáo các bệnh nhân viêm đường tiết niệu uống gì hay ăn gì? Người đang có vấn đề về thận sẽ được khuyến khích uống nhiều nước để hỗ trợ thanh lọc thận, loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Các nhóm thức ăn chứa vitamin C, Probiotic và các loại rau củ quả có màu xanh, giàu xơ cũng là nhóm thực phẩm lý tưởng dành cho bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu.
3. Hiện nay nên khám tiết niệu ở đâu?
Hầu hết các cơ sở y tế, các phòng khám công lập và tư nhân đều đang cung cấp các dịch vụ khám thận tiết niệu. Tuy nhiên người bệnh cần chú ý chọn các cơ sở khám, chữa bệnh có uy tín, đặc biệt là có các bác sĩ chuyên khoa ngành tiết niệu để thực hiện thăm khám. Việc chúng ta chọn được địa chỉ uy tín sẽ đảm bảo quá trình cũng như kết quả khám bệnh chính xác, nếu có vấn đề gì bất thường bác sĩ cũng có thể phản ứng kịp thời.
Một trong các địa chỉ đỏ chuyên khám thận tiết niệu tại nước ta là hệ thống Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Hiện nay MEDLATEC sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tiết niệu có tay nghề, tâm huyết, có người là giáo sư đầu ngành lĩnh vực tiết niệu trong nước. Hệ thống trang thiết bị y tế thuộc bệnh viện cũng được xếp hiện đại, tiên tiến, có thể giúp bệnh nhân an tâm hơn khi thăm khám tại đây.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện đang cung cấp các gói dịch vụ khám thận tiết niệu cho cộng đồng
Nhìn chung, quy trình khám thận tiết niệu là một trong những quy trình thăm khám quan trọng, cần được thực hiện định kỳ, đúng chuyên môn. Để có thể gửi các yêu cầu tư vấn hoặc hỗ trợ liên quan đến quy trình này các bạn độc giả xin vui lòng liên hệ với MEDLATEC qua số hotline 1900 56 56 56. MEDLATEC luôn đồng hành cùng sức khỏe cộng đồng!
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!