Các tin tức tại MEDlatec

Nang giáp lưỡi - Một dạng bất thường bẩm sinh có thể điều trị

Ngày 02/02/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Nguyễn Thị Ly
Nang giáp lưỡi có thể xuất hiện ở nhiều người. Đây thực chất là một dạng bất thường bẩm sinh khá thường gặp. Trường hợp phát hiện nang tại vùng cổ, bạn cần chú ý theo dõi và đi khám kịp thời.

1. Nang giáp lưỡi là gì? 

Nang giáp lưỡi thực chất là một dạng dị tật xuất hiện ở một số trẻ ngay từ khi sinh. Dạng dị tật này xuất hiện từ giai đoạn phôi thai, cụ thể là trong quá trình tuyến giáp được hình thành. Theo đó, nang giáp lưỡi là phần còn sót lại của ống giáp, sau đó phát triển thành ổ dịch nằm tại vị trí trung tâm cổ. 

Nang giáp lưỡi thực chất là một dạng bất thường bẩm sinh xuất hiện khi tuyến giáp thai nhi phát triển bất thường

Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của nang giáp lưỡi có thể là do sự phát triển bất thường ở tuyến giáp của thai nhi. Trường hợp không được can thiệp điều trị, những nang này có khả năng gây nhiễm trùng cũng như chảy mủ. 

Nếu xem xét kỹ, hầu hết nang giáp lưỡi đều nằm tại vùng giữa của xương móng và phần sụn giáp. Ở một số trường hợp, nang còn lan đến phần trên xương phần xương móng, trên xương ức và vùng đáy lưỡi. 

2. Triệu chứng cảnh báo nang giáp lưỡi 

Dấu hiệu dễ nhận thấy ở người bị nang giáp lưỡi là khối u xuất hiện tại khu vực chính giữa cổ. Khối u này có khả năng di chuyển khi người bệnh nuốt. Nếu sờ vào, bệnh nhân thường cảm thấy khối u căng nhưng không đau. Không chỉ trẻ em, mà các đối tượng ở lứa tuổi khác cũng có nguy cơ bị nang giáp lưỡi. 

Triệu chứng dễ nhận thấy ở nang giáp lưỡi là cổ nổi u di động 

Tốc độ tiến triển của bệnh lý khá chậm, ít khi biểu hiện triệu chứng. Kích thước của khối u xuất hiện tại vùng cổ dao động từ 1 đến 4cm, bề mặt bên ngoài tương đối nhẵn, không gây cảm giác đau, có độ căng và khả năng đàn hồi, không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt. Chính vì thế, tình trạng này khó phát hiện sớm. Hầu hết trẻ chỉ được phát hiện khi đến tuổi đi học (7 đến 8 tuổi). 

Không ít trường hợp, nang giáp lưỡi có thể bị bội nhiễm, vỡ dẫn đến tình trạng rò tại vùng giữa cổ. Đặc điểm của vùng rò là: 

  • Kích thước của miệng lỗ rò nhỏ. 
  • Lỗ rò có xu hướng nằm tại vị trí giữa cổ, gần với vùng xương móng
  • Phần dịch nhầy tiết ra có màu trắng đục hoặc màu trong. 

Nếu nhận thấy cổ xuất hiện khối u kèm tình trạng khó nuốt, cơ thể lên cơn sốt, đau cổ, bạn cần nhanh chóng đi khám. 

3. Biến chứng nguy hiểm của nang giáp lưỡi 

Mặc dù tiến triển chậm nhưng nang giáp lưỡi vẫn có khả năng gây biến chứng không mong muốn như: 

  • Nhiễm trùng gây triệu chứng sưng đỏ, nóng, sờ vào thấy đau, thậm chí là hình thành áp xe mủ. 
  • Dịch mủ xâm nhập qua vùng cổ họng hoặc qua da. 
  • Vùng cổ bị biến dạng. 
  • Ung thư nang giáp lưỡi. 
  • Bệnh lý có nguy cơ tái phát ngay cả khi đã phẫu thuật. 

Nang giáp lưỡi có thể tiến triển thành ác tính

4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị

4.1. Chẩn đoán

Nang giáp lưỡi hay bị nhầm lẫn với hạch thông thường xuất hiện tại cổ. Tuy nhiên thông qua kiểm tra thực tế, bác sĩ vẫn sẽ phân biệt được. Cụ thể, nang giáp có xu hướng nằm tại vị trí dưới cằm, bám vào vùng xương móng, di chuyển theo mỗi nhịp nuốt, chạm vào thấy tương đối căng. Trong khi đó, hạch cổ lại mọc tại hai bên cổ, xuất hiện sau khi bị viêm cấp tính. 

Bên cạnh điều tra triệu chứng, kiểm tra lâm sàng, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm thêm các thăm dò cận lâm sàng khác để hỗ trợ quá trình chẩn đoán. Bao gồm: 

  • Xét nghiệm máu: Tổng phân tích tế bào máu, CRP giúp đánh giá tình trạng viêm của cơ thể. 
  • Siêu âm: Giúp phát hiện vị trí nang giáp lưỡi, đánh giá kích thước, tính chất của nang cũng như đè đẩy như thế nào với các cấu trúc lân cận. 
  • Chụp CT: Cung cấp hình ảnh ba chiều, cho phép bác sĩ kiểm tra bất thường tại vùng mô mềm tại khu vực cổ họng. 
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Kỹ thuật này cũng cung cấp hình ảnh chi tiết tại vùng mô mềm trong cổ họng. 
  • Một số kỹ thuật khác: Chẳng hạn như xét nghiệm tế bào học, sinh thiết,... 

Siêu âm vùng cổ giúp phát hiện và đánh giá chính xác nang giáp lưỡi

4.2. Điều trị 

Biện pháp điều trị nang giáp lưỡi được chỉ định theo diễn biến bệnh lý cụ thể. Trong đó, điều trị bằng thuốc kháng sinh và phẫu thuật là hai phương pháp phổ biến nhất. 

  • Điều trị bằng thuốc kháng sinh: Áp dụng trong trường hợp nang giáp xuất hiện tình trạng nhiễm trùng. Ngoài ra trước khi phẫu thuật nếu bị nhiễm trùng, người bệnh cần phải điều trị bằng kháng sinh. 
  • Phẫu thuật: Thường áp dụng trong trường hợp khối u gây nhiễm trùng khiến người bệnh bị khó thở, khó nuốt. Phẫu thuật Sistrunk hiện là phương pháp ứng dụng khá rộng rãi trong điều trị nang giáp lưỡi. Ca mổ sẽ diễn ra trong vài tiếng. Sau khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh cần nằm viện trong một vài ngày để được theo dõi. 

Trong một số trường hợp, biện pháp phẫu thuật cần được cân nhắc áp dụng

5. Trẻ nhỏ bị u nang giáp lưỡi có cần phải phẫu thuật không? 

Nang giáp lưỡi chủ yếu xuất hiện ngay từ lúc mới sinh. Trường hợp khối u chưa phát triển lớn, chưa gây viêm, trẻ cần được theo dõi mức độ tiến triển. Nếu khối u ngày càng lớn dần gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sinh hoạt, biện pháp phẫu thuật sẽ được cân nhắc. 

Việc nên phẫu thuật cho trẻ bị nang giáp lưỡi hay không phụ thuộc vào mức độ tiến triển của khối u. Nếu muốn nhận tư vấn chính xác, mẹ nên cho trẻ đi khám để bác sĩ kiểm tra, xác định tình trạng bệnh lý. 

Tuy nhiên cần lưu ý rằng sau mổ, nang giáp lưỡi vẫn có nguy cơ tái phát. Chính vì vậy, người bệnh cần được theo dõi, tái khám định kỳ để phát hiện và xử lý sớm các bất thường. 

Trường hợp nhận thấy sự bất thường tại vùng cổ, bạn hãy chủ động đi khám. Một địa chỉ y tế uy tín uy tín, bạn có thể tham khảo và lựa chọn thăm khám là Hệ thống Y tế MEDLATEC. Không chỉ nổi tiếng nhờ bề dày lịch sử phát triển gần 30 năm, MEDLATEC nổi bật với những ưu thế như:

  • Quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi. 
  • Trung tâm Xét nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, đồng thời cũng là cơ sở y tế đầu tiên của cả nước đạt tiêu chuẩn CAP được trao bởi Hội Bệnh học Hoa Kỳ. 
  • Trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại và thường xuyên được cập nhật như máy siêu âm, máy chụp X-quang, máy CT Scan, máy chụp cộng hưởng từ MRI,... đều nhập khẩu từ Thụy Sĩ, Đức, Hoa Kỳ. 

Hi vọng thông qua chia sẻ trên, bạn có thể hiểu hơn về bệnh lý nang giáp lưỡi. Nếu cần đặt lịch khám, Quý khách hãy liên hệ với MEDLATEC theo tổng đài tư vấn 1900 56 56 56 để được hỗ trợ. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.