Các tin tức tại MEDlatec
Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp và những điều cần lưu ý
- 01/03/2024 | Tăng huyết áp cấp cứu là gì và biện pháp xử trí, điều trị
- 01/03/2024 | Phân độ tăng huyết áp và những lưu ý để kiểm soát bệnh
- 22/08/2024 | Tăng huyết áp kháng trị: nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị
1. Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp
Trước khi tìm hiểu về tiêu chuẩn chẩn đoán huyết áp, bạn cần hiểu rõ chỉ số huyết áp là để biểu hiện áp lực của máu đối với thành động mạch là như thế nào. Đặc biệt, kết quả này sẽ thường bao gồm 2 chỉ số là:
● Huyết áp tâm thu thể hiện ở chỉ số trên, là huyết áp khi tâm thất co bóp.
● Huyết áp tâm trương thể hiện ở chỉ số dưới, là huyết áp khi cơ tim được thả lỏng.
Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp
Khi đo tại phòng khám:
● Nếu kết quả thấp hơn < 120/80 mmHg thì được đánh giá là bình thường.
● Kết quả từ 120-139/80-89 mmHg được đánh giá là tiền tăng huyết áp.
● Nếu kết quả ≥ 140/90 mmHg: Là tình trạng tăng huyết áp.
Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp nếu thực hiện kiểm tra huyết áp tại nhà như sau:
● Trung bình 24 giờ: Huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 130 và/ hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 80.
● Trung bình trong ngày: Huyết áp tâm thu ≥135 và/ hoặc huyết áp tâm trương ≥85.
● Trung bình vào buổi tối: Huyết áp tâm thu ≥120 và/ hoặc huyết áp tâm trương ≥70.
● Theo dõi tại nhà Huyết áp tâm thu ≥135 và/ hoặc huyết áp tâm trương ≥85.
Khi bị huyết áp, người bệnh thường không có triệu chứng đặc biệt. Rất nhiều bệnh nhân phát hiện bệnh khi kiểm tra huyết áp tại phòng khám hay trong những dịp thăm khám sức khỏe định kỳ. Một số trường hợp nhận biết bệnh khi đã có biến chứng nghiêm trọng.
Nhức đầu có thể là biểu hiện của tăng huyết áp
Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể gặp phải những triệu chứng bất thường như sau:
● Nhức đầu.
● Đau mỏi gáy.
● Chóng mặt.
● Nóng phừng mặt.
Người từ 50 tuổi trở lên là đối tượng có nguy cơ bị tăng huyết áp. Chính vì thế, những đối tượng này cần thăm khám sức khỏe thường xuyên và theo dõi huyết áp liên tục để sớm nhận biết tình trạng sức khỏe, đồng thời có những cách xử trí phù hợp để bảo vệ sức khỏe.
Đối với những trường hợp kết quả huyết áp ≥ 180/120 mmHg và đồng thời có kèm theo một số dấu hiệu khác như khó thở, đau tức ngực, co giật, lừ đừ, hôn mê,... thì cần đưa người bệnh đến bệnh viện sớm để được cấp cứu kịp thời.
Lưu ý: Để đảm bảo kết quả đo huyết áp chính xác bạn cần:
● Ngồi nghỉ trước khi đo khoảng 15 phút.
● Không dùng chất kích thích trước khi đo.
● Khi đo, có thể nằm trên giường hoặc ngồi thoải mái dựa lưng vào ghế, đồng thời chạm 2 chân xuống sàn. Tay duỗi thẳng và chân không vắt chéo. Khi đo nên giữ im lặng.
● Đo cả hai bên tay nếu thực hiện lần đầu. Sau đó chọn bên có mức huyết áp cao hơn để thực hiện những lần sau.
● Đo vào buổi sáng hay tối hoặc khi có triệu chứng nghi ngờ.
Những trường hợp được nhận định là tăng huyết áp, bệnh nhân cần được thực hiện 2 nhóm thăm khám tiếp theo như sau:
- Chỉ định để tìm hiểu vì sao huyết áp tăng cao bằng một số biện pháp như siêu âm ổ bụng, xét nghiệm chức năng gan thận, chụp CT hay chụp cộng hưởng từ bụng,...
- Chỉ định khác như siêu âm tim, các loại xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, đo vận tốc sóng mạch, chụp võng mạc,... có thể được bác sĩ chỉ định để đánh giá tình trạng huyết áp cao đã gây ra những ảnh hưởng gì đến các cơ quan trong cơ thể.
Thói quen ăn quá mặn có thể làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp
Phần lớn những người bị tăng huyết áp không rõ nguyên nhân. Một số trường hợp khác, tình trạng tăng huyết áp có thể là do các bệnh về thận, bệnh lý tuyến thượng thận, các bệnh về nội tiết, do sử dụng một số loại thuốc, mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ,... Bên cạnh đó, thói quen ăn mặn, béo phì, hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, lười vận động, hay bị căng thẳng,... cũng có thể gây tăng huyết áp.
2. Phương pháp khắc phục tình trạng tăng huyết áp
Bệnh tăng huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, rung nhĩ, xuất huyết não, suy thận,... do đó, ngoài tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp, vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm đó là làm sao kiểm soát bệnh bệnh hiệu quả và phòng tránh biến chứng:
Theo các chuyên gia, để điều trị tăng huyết áp, bạn cần phối hợp giữa việc dùng thuốc và điều chỉnh lối sống khoa học, lành mạnh. Mức huyết áp cần đạt được là 30/80 mmHg hoặc thấp hơn, điều này phụ thuộc và tình trạng bệnh lý và thể trạng của người bệnh.
Nên đi khám nếu có biểu hiện bất thường
Bạn nên thường xuyên tập thể dục, tuy nhiên, không nên tập quá sức, chỉ nên luyện tập những bài tập phù hợp với sức của mình. Nên kết hợp tập thể dục với chế độ ăn khoa học, cân bằng dưỡng chất, đặc biệt là giảm muối để ổn định huyết áp.
Không nên tiếp tục sử dụng một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp chẳng hạn như thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau,..
Giữ tinh thần lạc quan vui tươi, giảm căng thẳng cũng là một cách điều hòa huyết áp tự nhiên. Nếu công việc của bạn quá nhiều áp lực, căng thẳng, bạn nên tìm cách để kiểm soát căng thẳng hiệu quả, cân bằng giữa công việc và chế độ nghỉ ngơi. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp phẫu thuật phù hợp.
Trong quá trình điều trị, nếu gặp tác dụng phụ của thuốc, cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Tránh chủ quan, đi khám muộn để gặp phải những vấn đề sức khỏe đáng tiếc.
Trên đây là những thông tin về tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp và một số cách điều trị bệnh. Mọi thắc mắc cần được giải đáp hoặc có nhu cầu kiểm tra vấn đề về huyết áp hoặc các vấn đề sức khỏe khác, mời bạn liên đệ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 56 56 56, các tổng đài viên sẽ tư vấn chi tiết và cụ thể cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!