Các tin tức tại MEDlatec
Tổng quan về virus Hanta và những phương pháp điều trị
- 08/04/2020 | Tìm hiểu về virus Hanta và những bệnh lý liên quan
- 08/04/2020 | Triệu chứng của sốt xuất huyết do virus Hanta
- 08/04/2020 | Điều trị sốt xuất huyết do virus Hanta
- 08/04/2020 | Hội chứng phổi do virus Hanta: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
1. Virus Hanta gây ra bệnh gì?
Virus Hanta được cho rằng là nguyên nhân chính gây ra hội chứng phổi virus Hanta với nhiều biểu hiện tương tự so với bệnh cúm. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm và sự tiến triển của bệnh lý này được đánh giá ở mức rất cao. Do đó, nếu bệnh nhân không phát hiện bệnh sớm hoặc can thiệp không kịp thời thì rất dễ dẫn đến những trường hợp đe dọa đến tính mạng.
Hội chứng phổi khởi phát do virus Hanta
Dựa trên kết quả của một vài báo cáo cho thấy, loại virus gây bệnh phổi Hanta được tìm thấy ở những động vật có thói quen gặm nhấm, điển hình nhất là chuột. Thực tế, loại virus này có khả năng lây nhiễm rất cao. Ngoài con đường ăn uống thì khi bạn hít phải virus này tồn tại trong phân hoặc nước tiểu của động vật bị nhiễm bệnh thì cũng sẽ mắc bệnh.
Tình trạng sốt do virus Hanta có thể kèm theo nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác, chẳng hạn như suy thận. Ở một số châu lục như châu Á, châu Phi và châu Âu, bệnh lý phát sốt do chuột cắn khá phổ biến. Trong đó, virus Hanta được đánh giá là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu. Khi tiếp xúc với chất bài tiết do chuột thải ra ngoài hay bị nhiễm virus thông qua vết thương ở da thì nguy cơ mắc bệnh đều rất cao.
2. Thời gian ủ bệnh của Virus Hanta
Theo bác sĩ, tình trạng sốt do virus Hanta gây ra thường hiếm gặp ở những đối tượng là trẻ em hoặc người già. Ngược lại, những đối tượng nằm trong độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi lại có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Đặc biệt, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới thường cao hơn rất nhiều so với nữ giới.
Nam giới là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn
Tương tự với những bệnh sốt khác, hội chứng sốt do virus Hanta cũng diễn tiến theo từng giai đoạn. Trước tiên là thời kỳ ủ bệnh - giai đoạn này thường kéo dài khoảng 15 - 30 ngày, tùy vào sức đề kháng và cơ địa mỗi người. Mặc dù, trong giai đoạn này bệnh nhân không nhận thấy sự bất thường trong cơ thể nhưng cũng rất nguy hiểm. Thực tế, sự tiến triển âm thầm của bệnh sẽ tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đối với sức khỏe bệnh nhân.
Khi bệnh tình chuyển biến nặng hơn sang giai đoạn toàn phát thì tỷ lệ gây nguy hiểm đến tính mạng rất cao. Trong giai đoạn này, bệnh nhân thường có biểu hiện sốt, đau đầu, run lạnh, đau lưng, mỏi người, phát ban, buồn nôn, hạ huyết áp gây ra tình trạng suy thận cấp. Một vài biểu hiện của bệnh lý này giống với viêm phổi, cúm nên thường gây ra nhiều khó khăn trong chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, sau khoảng 1 tuần, những biểu hiện bệnh sẽ rõ ràng hơn, điển hình như thở không sâu, tim đập chậm, ho kèm theo đờm, phổi bị tích tụ dịch.
3. Những phương pháp điều trị bệnh
Vì những biểu hiện và chuyển biến của bệnh khá phức tạp nên bác sĩ cần phải chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh nhân mới có thể điều trị hiệu quả. Bên cạnh đó, những phương pháp chẩn đoán và cách thức điều trị cho người bị nhiễm virus Hanta vẫn chưa thực sự đa dạng. Do đó, bác sĩ cần phải thực hiện nhiều xét nghiệm nhằm có cơ sở loại từ những bệnh lý tương tự và tiến hành can thiệp. Sau đây là một số phương pháp điều trị phổ biến nhất:
Các phương pháp điều trị bệnh chủ yếu
3.1. Liệu pháp hỗ trợ
Đối với những trường hợp bệnh tình đã chuyển biến nặng nề và đe dọa đến sức khỏe của bệnh nhân thì bác sĩ cần phải can thiệp ngay lập tức. Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị hỗ trợ như máy thở hoặc đặt ống nội khí quản nhằm giúp bệnh nhân hô hấp dễ dàng hơn. Mặt khác, liệu pháp này còn có chức năng kiểm soát dịch trong phổi nhằm giảm thiểu nguy cơ tràn dịch phổi khiến tình trạng của người bệnh thêm nguy kịch.
3.2. Dùng màng ngoài cơ thể để oxy hóa máu
Khi bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp và rơi vào tình trạng nguy hiểm, bác sĩ cần phải tiến hành dùng màng ngoài cơ thể để oxy hóa màu. Liệu pháp này có khả năng duy trì oxy để giúp các cơ quan bên trong cơ thể bị ngừng hoạt động. Tuy nhiên, để thực hiện liệu pháp này, bác sĩ cần được hỗ trợ một lượng máu rất nhiều để bơm liên tục vào cơ thể bệnh nhân thông qua một thiết bị khác. Thiết bị này còn có chức năng tăng cường oxy và loại bỏ thành phần Carbon Dioxide không cần thiết trước khi chuyển vào cơ thể.
Bổ sung Oxy để bệnh nhân hô hấp cho dễ dàng
4. Biện pháp phòng chống nhiễm bệnh
Đến thời điểm hiện tại, đội ngũ y tế của toàn thế giới vẫn chưa tìm kiếm và chế xuất được loại vacxin có khả năng ngăn ngừa sự tấn công của virus Hanta. Tuy nhiên, sự kiểm soát những loại động vật gặm nhấm cũng được xem là giải pháp phòng tránh bệnh. Do đó, mọi người có thể thực hiện những biện pháp sau đây để giảm thiểu nguy cơ bị lây nhiễm virus từ động vật, bệnh nhân:
-
Chủ động tránh xa chuột và các loại động vật có chứa mầm mống bệnh cũng như những chất thải, dịch tễ của chúng. Những vết cắn do chuột gây ra có nguy cơ lây nhiễm virus rất cao. Ngoài ra, nếu bạn bị virus bám vào vết thương thì rất dễ bị tấn công và gây ra bệnh.
-
Vệ sinh sạch sẽ các khu vực trong gia đình, nơi làm việc để hạn chế tạo điều kiện cho chuột sinh sống.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân - nơi ở - nơi làm việc
-
Nếu bắt buộc phải tiếp xúc với chuột hoặc những vật có liên quan đến chúng cần phải đeo găng tay, khẩu trang. Sau khi hoàn tất công việc, bạn nên rửa tay lại bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn và virus nếu có. Bên cạnh đó, vị trí nuôi động vật nên đặt xa phòng ăn, phòng ngủ, nơi thường xuyên sum họp gia đình.
-
Đối với những gia đình có sở thích nuôi những con vật thuộc họ gặm nhấm, điển hình như sóc, bọ, chuột Hamster,... thì nên cẩn trọng khi chăm sóc chúng. Tuyệt đối không thể thức ăn thừa, phân hoặc nước tiểu của chúng dính vào mắt, miệng, mũi hoặc vết thương trên cơ thể.
-
Hạn chế gần gũi, ôm ấp những động vật có nguy cơ bị nhiễm bệnh.
-
Trước khi ăn cần đảm bảo vệ sinh tay sạch sẽ để hạn chế khả năng bị virus bám lên tay rồi tấn công công vào bên trong qua đường mũi, miệng.
Rửa tay bằng xà phòng để diệt khuẩn
-
Đối với những trường hợp cơ thể xuất hiện một vài triệu chứng tương tự thì bạn nên chủ động thăm khám, kiểm tra và theo dõi để chẩn đoán bệnh. Nếu bị bệnh thì cần phải điều trị dứt điểm để loại bỏ nguy cơ dẫn đến biến chứng hoặc tử vong.
-
Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng của cơ thể cũng như phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường.
Với tính chất nguy hiểm của bệnh sốt do virus Hanta gây ra, mọi người không nên chủ quan với khả năng lây nhiễm của chúng. Chính vì thế, việc tuân thủ những giải pháp trên đây cũng góp phần giúp bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân. Ngoài ra, việc tăng cường sức khỏe thông qua chế độ dinh dưỡng và rèn luyện thể thao cũng rất cần thiết.
Virus Hanta là một trong những bệnh lý có khả năng lây lan rất nhanh và khó điều trị. Do đó, các bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng các vấn đề xoay quanh căn bệnh này nhằm hiểu rõ và phòng bệnh hiệu quả.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!