Các tin tức tại MEDlatec
Triệu chứng của cường aldosteron nguyên phát và cách điều trị bệnh
- 19/08/2021 | Cường aldosterone: nguyên nhân và phương pháp điều trị
- 22/09/2022 | Tìm hiểu về bệnh lý cường Aldosteron
- 29/04/2022 | Vai trò của các loại hormon tuyến thượng thận đối với cơ thể
1. Triệu chứng bệnh cường Aldosterone nguyên phát
Aldosterone là loại hormone do tuyến thượng thận sản sinh ra. Vai trò của Aldosteron là chuyển hóa muối và nước trong cơ thể, kiểm soát huyết áp, đồng thời đảm bảo cân bằng Kali, Natri máu. Khi tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều Aldosterone sẽ khiến cho lượng kali trong máu giảm, nồng độ muối tăng lên và huyết áp cũng tăng cao bất thường.
Người cường Aldosterone thường xuyên bị tăng huyết áp
Bệnh cường Aldosterone có thể gây ra những triệu chứng cụ thể như sau:
- Người bệnh hay bị tăng huyết áp: Đây là biểu hiện rất dễ nhận biết.
- Kết quả chỉ số xét nghiệm cho thấy nồng độ kali trong máu giảm mạnh.
- Cơ thể mệt mỏi.
- Thường xuyên khát nước.
- Một số vấn đề về thị lực.
- Buồn nôn, táo bón, tiểu nhiều hơn bình thường, cơ bắp thường xuyên bị co thắt.
Cơ thể mệt mỏi cũng có thể là triệu chứng của bệnh cường Aldosterone
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bị cường Aldosterone nhưng không xuất hiện triệu chứng bất thường. Người bệnh được chẩn đoán tăng Aldosteron bất thường thông qua kết quả chỉ số xét nghiệm máu.
Nếu không điều trị sớm, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Nồng độ aldosterone tăng cao sẽ làm tổn thương các mô tim, gây ra sẹo hoặc phì đại cơ tim, suy tim, suy thận,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
2. Nguyên nhân gây bệnh cường Aldosterone
Căn bệnh này có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, nhóm người trong độ tuổi từ 30 đến 50 là nhóm đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất. Ngoài ra, một số đối tượng khác cũng có nguy cơ cao bị tăng Aldosterone là những người bị thừa cân béo phì, người hút thuốc lá nhiều, người bị mất cân bằng dinh dưỡng, trong gia đình từng có người bị đột quỵ khi còn trẻ tuổi, những trường hợp có nồng độ kali trong máu thấp,…
Nguyên nhân gây bệnh cường Aldosterone nguyên phát là do tuyến thượng thận có khối u lành tính, gây ra những rối loạn về nội tiết tố.
Đối với những trường cường Aldosterone thứ phát, bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như tình trạng suy gan, sung huyết, các bệnh về thận, tác dụng phụ của một số loại thuốc lợi tiểu,….
3. Chẩn đoán cường Aldosterone bằng cách nào?
Nếu chỉ thông qua các biểu hiện bệnh thì rất khó để chẩn đoán cường Aldosterone. Do đó, để chẩn đoán bệnh chính xác, các bác sĩ thường chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp dưới đây:
- Xét nghiệm máu và các thử nghiệm khác:
+ Xét nghiệm máu để xác định nồng độ aldosterone. Đồng thời xác định lượng enzym renin - do thận tiết ra có vai trò kết hợp với Aldosterone để cân bằng huyết áp. Thông thường, người bệnh bị tăng Aldosteron quá mức sẽ có bị giảm nồng độ renin và tăng nồng độ Aldosteron.
+ Tùy vào kết quả xét nghiệm máu mà bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số thử nghiệm liên quan khác như thử nghiệm với captopril, thử nghiệm truyền nước muối, thử nghiệm tải muối, thử nghiệm ức chế Fludrocortisone,…
- Chụp CT hoặc MRI vùng bụng: Đây là phương pháp giúp các bác sĩ nhận biết được những khối u ở quanh tuyến thượng thận.
- Lấy mẫu tĩnh mạch thượng thận để kiểm tra nồng độ Aldosterone trong đó. Nếu một bên tuyến thượng thận có nồng độ Aldosteron nhiều hơn đáng kể, thì rất có thể đang có một khối u lành tính tại một tuyến thượng thận. Ngược lại, nếu trong máu của cả hai bên tuyến thượng thận đều có nồng độ Aldosterone cao như nhau thì rất có thể cả hai tuyến đang hoạt động quá mức. Trường hợp đang dùng thuốc điều trị huyết áp cao thì bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân ngừng thuốc trước khi thực hiện xét nghiệm này.
- Xét nghiệm di truyền: Thường được chỉ định với những trường hợp bệnh nhân dưới 20 tuổi và có người trong gia đình từng bị cường Aldosterone.
4. Phác đồ điều trị bệnh
Mục tiêu của các phương pháp điều trị cường Aldosteron là ngăn ngừa quá trình sản sinh quá mức Aldosterone và hạn chế những biến chứng của bệnh. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.
- Đối với những trường hợp có một khối u ở một bên của tuyến thượng thận, phương pháp điều trị chủ yếu là cắt bỏ khối u để cải thiện nồng độ kali trong máu và cải thiện các chỉ số máu khác.
Một số loại thuốc có thể cải thiện triệu chứng bệnh cường Aldosterone
- Sử dụng thuốc đối với những trường hợp không thể phẫu thuật: Những loại thuốc được sử dụng có tác dụng ngăn ngừa sản xuất quá nhiều aldosterone, kiểm soát nồng độ Kali máu và từ đó điều hòa huyết áp cho người bệnh. Người bệnh sẽ phải dùng thuốc suốt đời.
- Cả 2 bên tuyến thượng thận đều xuất hiện khối u: Người bệnh bắt buộc phải điều trị bằng thuốc.
- Để nâng cao hiệu quả của các phương pháp điều trị nêu trên, người bệnh cần kết hợp với việc điều chỉnh chế độ ăn và thói quen sinh hoạt. Nên ăn uống cân bằng dưỡng chất, lựa chọn những thực phẩm lành mạnh và giàu dinh dưỡng. Đồng thời, bỏ bia rượu và thuốc lá. Tăng cường tập luyện thể dục, cân bằng chế độ làm việc và chế độ nghỉ ngơi, luôn suy nghĩ tích cực, kiểm soát căng thẳng tốt,…
Suy nghĩ tích cực cũng là cách điều trị bệnh hiệu quả
Cường Aldosterone có thể được kiểm soát tốt nếu phát hiện bệnh sớm và lên phác đồ điều trị hiệu quả, đồng thời điều chỉnh thói quen sinh hoạt và chế độ ăn lành mạnh. Nếu thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường như huyết áp, cơ thể mệt mỏi, thường xuyên bị chuột rút, hay bất cứ vấn đề sức khỏe nào khác, bạn nên đi khám sớm.
Hệ thống Y tế MEDLATEC là nơi quy tụ các bác sĩ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm và có hệ thống máy móc xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Khi lựa chọn MEDLATEC, bạn sẽ được sử dụng các dịch vụ y tế chất lượng với mức chi phí hợp lý.
Nếu có nhu cầu đặt lịch khám sức khỏe, bạn có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!