Các tin tức tại MEDlatec
Tư vấn: Khám dấu hiệu mất nước là khám gì?
- 19/09/2024 | Nguyên nhân gây thận ứ nước độ 1 và cách điều trị bệnh
- 20/09/2024 | Uống nước cam mỗi ngày có đẹp da không? Cách uống giúp nước cam phát huy hiệu quả
- 27/09/2024 | Thực hư uống nước vối hại thận và lời khuyên từ chuyên gia
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng mất nước?
Nước là chất không thể thiếu đối với sự sống và cơ thể người có đến 70% là nước. Nước tham gia vào hầu hết các hoạt động của cơ quan trong cơ thể. Nếu cơ thể thiếu nước dù chỉ một ngày thì các hoạt động của cơ quan sẽ bị ảnh hưởng.
Mất nước là gì?
Mất nước là sự giảm đáng kể lượng nước cơ thể, và ở mức độ khác nhau có kèm theo giảm cả các chất điện giải. Tùy theo mức độ mất nước mà các hoạt động cũng như chức năng của cơ quan trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng từ nhẹ đến nặng. Những trường hợp nghiêm trọng có thể tử vong nếu lượng nước bổ sung không bù đắp lượng mất kịp thời.
Mỗi ngày cơ thể người cần được cung cấp tối thiểu 2 lít nước
Nguyên nhân gây mất nước
Cơ thể mất nước thường do những nguyên nhân chính sau:
- Cơ thể không được cung cấp đủ nước: Có thể do thói quen ít uống nước hoặc do công việc, cuộc sống quá bận rộn khiến nhiều người “quên” uống nước. Một số người không muốn uống nước do các vấn đề về răng miệng. đường tiêu hóa,… hoặc người bị loạn tri giác, không nhận thức được việc cần uống nước.
- Lượng nước thải ra quá nhiều: Cơ thể mất nước nhiều có thể do nôn ói, tiêu chảy, bỏng nghiêm trọng hoặc sốt cao trong thời gian dài. Ngoài ra, việc bạn đi tiểu nhiều do bệnh lý hoặc đổ mồ hôi quá mức, thời tiết nắng nóng, tác dụng phụ của một số loại thuốc,… cũng dẫn đến tình trạng cơ thể mất nước.
Nắng nóng hay thời tiết hanh khô khiến da mất nước
2. Khám dấu hiệu mất nước cần kiểm tra gì?
Trước khi khám dấu hiệu mất nước, trước tiên bác sĩ sẽ kiểm tra những biểu hiện của người bệnh để đưa ra chẩn đoán ban đầu.
Các dấu hiệu mất nước
Khi cơ thể mất nước, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng sau:
- Tần suất đi tiểu ít hơn bình thường, khoảng dưới 3 lần/ngày hoặc lượng nước tiểu dưới 500ml/24h.
- Màu nước tiểu bất thường, ngả vàng đậm hoặc nâu.
- Thường xuyên thấy đói do não bộ bị nhầm lẫn với tình trạng khát nước.
- Họng khô, da khô do lượng nước trong cơ thể giảm sút.
- Hoa mắt, ù tai, mệt mỏi, yếu cơ, mất tập trung, buồn ngủ, đau đầu,…
- Những trường hợp nghiêm trọng có thể xuất hiện tình trạng mê sảng, lú lẫn, tụt huyết áp, ngất xỉu, hôn mê,…
Khám dấu hiệu mất nước
Sau khi đánh giá các dấu hiệu mất nước, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra nhịp tim, đo huyết áp của người bệnh. Tùy theo từng trường hợp và các chỉ định cận lâm sàng có thể khác nhau. Một số xét nghiệm có thể được tiến hành để kiểm tra tình trạng mất nước là:
- Xét nghiệm máu: Nhằm kiểm tra nồng độ các chất điện giải trong máu. Khi cơ thể mất nước, nồng độ các chất điện giải suy giảm, đặc biệt là Kali và Natri. Bên cạnh đó, xét nghiệm máu để kiểm tra chỉ số creatinin để đánh giá khả năng hoạt động của thận.
- Xét nghiệm nước tiểu: Mục đích là để kiểm tra các chất điện giải trong nước tiểu. Đồng thời, màu sắc của nước tiểu cũng góp phần quan trọng trong chẩn đoán xác định tình trạng mất nước.
Kiểm tra tình trạng mất nước của cơ thể thông qua màu nước tiểu
Nếu phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nhập viện để bù nước nhanh chóng nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm.
3. Cách bù nước tại nhà an toàn
Nếu cơ thể mất nước, bạn có thể bù đắp tại nhà bằng những cách sau:
- Bù dịch: bằng đường uống nếu có thể bằng các cách sau:
- Uống nước: ngoài ra, cách bù nước đơn giản, nhanh, an toàn và rẻ là uống nước lọc. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm nước ép từ rau, củ, quả, trái cây tươi, nước dừa, sữa ít béo,….
- Thực phẩm: bạn có thể bổ sung nước thông qua các loại thực phẩm, đồ ăn nước như cháo loãng, canh, súp,… hoặc trái cây mọng nước.
- Cân bằng điện giải: bằng dung dịch oresol: Bổ sung dung dịch điện giải như Oresol là cách mà nhiều người áp dụng để bù nước đồng thời cung cấp chất điện giải cho cơ thể, đặc biệt là với những trường hợp tiêu chảy, nôn ói, bỏng, sốt gây mất nước. Tuy nhiên, khi pha dung dịch, bạn cần phải tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc nhân viên y tế. Tốt nhất là hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám dấu hiệu mất nước, xác định nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng và từ đó đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả, an toàn. Những trường hợp mất nước nghiêm trọng, người bệnh cần được bổ sung thông qua truyền dịch tĩnh mạch dưới sự giám sát của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.
Việc bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày là điều cần thiết để tránh tình trạng thiếu nước khiến các cơ quan bị ảnh hưởng. Nhiều người cho rằng chỉ khi khát nước thì mới uống nước tuy nhiên thực tế bận cần bổ sung nước cho cơ thể ngay cả khi không có cảm giác khát.
Người chơi thể thao cần uống nước nhiều hơn bình thường
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín để khám dấu hiệu mất nước thì hãy đến ngay những cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Đơn vị đã hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng gần 30 năm, được các khách hàng trên cả nước đánh giá cao về chất lượng và tin tưởng lựa chọn.
Đội ngũ y chuyên gia, y bác sĩ, nhân viên y tế tại MEDLATEC đều đã được đào tạo bài bản với tay nghề giỏi, giàu kinh nghiệm. Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, máy móc sử dụng công nghệ tiên tiến và thường xuyên được cập nhật, nhập khẩu từ các nước phát triển trên thế giới. Đặc biệt, MEDLATEC còn sở hữu Trung tâm Xét nghiệm với hệ thống máy móc được tự động hóa đạt tiêu chuẩn quốc tế theo chứng chỉ ISO 15189:2012 và CAP.
Ngoài ra, khách hàng còn có thể sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, an toàn, chuyên nghiệp và tiện lợi. Mọi thông tin cần hỗ trợ hoặc đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa, quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài của MEDLATEC theo số 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!