Các tin tức tại MEDlatec
Ung thư phổi phát triển trong bao lâu và câu trả lời của các chuyên gia
- 01/03/2021 | Giá trị của các dấu ấn sinh học trong chẩn đoán, theo dõi và tiên lượng ung thư phổi
- 06/05/2021 | Hiện tượng đau sau lưng vùng phổi có phải triệu chứng ung thư phổi không?
- 23/04/2021 | 5 triệu chứng phổ biến của ung thư phổi ai cũng cần cảnh giác
1. Ung thư phổi phát triển trong bao lâu và được chia thành những giai đoạn nào?
Ung thư phổi phát triển trong bao lâu còn tùy thuộc vào loại ung thư phổi mà người bệnh mắc. Có 2 loại ung thư phổi đó là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ với các đặc điểm và phân loại như sau:
1.1. Ung thư phổi tế bào nhỏ
Đây được xem là loại ung thư có độ nguy hiểm cao nhất trong số các dạng ung thư phổi do khối u có mức độ lan tỏa rộng và tốc độ lây lan nhanh, chiếm tới 15% các trường hợp mắc bệnh. So với những loại ung thư phổi khác, khối u phổi tế bào nhỏ có khả năng phát triển cao gấp 2 lần, giai đoạn di căn tới các bộ phận khác chỉ xảy ra trong thời gian rất ngắn.
Tỷ lệ sống sót sau 5 năm mắc ung thư phổi tế bào nhỏ là 14%. Thời gian sống sau khi phát hiện ung thư trung bình là vào khoảng 16 - 24 tháng, nếu bệnh đã ở giai đoạn muộn thì trung bình là từ 6 - 12 tháng. Trong trường hợp không được điều trị, nhìn chung người bệnh chỉ còn 2 - 4 tháng sống sót.
Ung thư phổi phát triển trong bao lâu là băn khoăn của rất nhiều người bệnh
Ung thư phổi tế bào nhỏ phát triển theo 2 giai đoạn:
-
Giai đoạn giới hạn: khối u chỉ hình thành ở một phổi hoặc xuất hiện tại các hạch bạch huyết xung quanh ở cùng bên ngực;
-
Giai đoạn lan rộng: là khi tế bào ung thư đã xâm lấn mạnh mẽ và lan rộng sang các tổ chức khác như:
-
Toàn bộ 1 lá phổi;
-
Tấn công sang bên phổi đối diện;
-
Lan tỏa sang chất lỏng bao quanh phổi;
-
Các hạch bạch huyết của lá phổi đối diện;
-
Tủy xương;
-
Đến những cơ quan xa ngoài phổi.
Khi thực hiện chẩn đoán, phải có đến ⅔ trường hợp mắc ung thư phổi tế bào nhỏ đã sang tới giai đoạn lan rộng.
1.2. Ung thư phổi không tế bào nhỏ
Loại ung thư này xảy ra phổ biến hơn chiếm tới 85% các trường hợp ung thư phổi. Tuy nhiên so với ung thư phổi tế bào nhỏ thì tốc độ phát triển của loại này thường chậm hơn, cơ hội sống sót cao hơn nếu được phát hiện và điều trị sớm. Có 3 dạng ung thư phổi không tế bào nhỏ:
-
Ung thư biểu mô tuyến;
-
Ung thư biểu mô tế bào vảy;
-
Ung thư biểu mô tế bào lớn.
Có 4 giai đoạn phát triển chính của ung thư phổi không tế bào nhỏ:
-
Giai đoạn 1: khối u mới chỉ khu trú tại phổi chưa xâm lấn sang các mô lân cận;
-
Giai đoạn 2: khối u gia tăng kích thước và di căn tới các hạch bạch huyết gần đó;
-
Giai đoạn 3: ung thư phát triển tại phổi cũng như tổ chức hạch bạch huyết trung tâm ngực:
-
Giai đoạn 3A: tìm thấy dấu vết ung thư tại hạch bạch huyết nhưng mới chỉ xảy ra tại bên ngực - xuất phát điểm ban đầu của ung thư;
-
Giai đoạn 3B: khối u đã nhân lên và di chuyển sang hạch bạch huyết ở lá phổi bên cạnh hoặc phía trên xương đòn;
-
Giai đoạn 4: cả hai lá phổi đều đã bị ảnh hưởng bởi khối u, ngoài ra ung thư còn di căn sang các mô xung quanh hoặc di căn xa tới cơ quan khác ngoài phổi (não, xương, gan,...)
2. Các yếu tố quyết định thời gian phát triển của khối u và thời gian sống của bệnh nhân
Ung thư phổi phát triển trong bao lâu và tỷ lệ sống sót là bao nhiêu không chỉ dựa vào loại ung thư, thời kỳ phát triển mà còn bị ảnh hưởng bởi các tác nhân khác. Cụ thể đó là:
Yếu tố liên quan đến sinh lý, cơ địa, thói quen:
-
Giới tính: nữ giới có tỷ lệ mắc ung thư phổi thấp hơn so với nam giới do số lượng phụ nữ hút thuốc ít hơn;
-
Tuổi tác: người trẻ tuổi khi bị ung thư phổi sẽ có tiên lượng tốt hơn người lớn tuổi;
-
Hút thuốc: nếu sau khi đã được chẩn đoán mắc ung thư phổi mà bệnh nhân vẫn tiếp tục duy trì thói quen hút thuốc lá thì cơ hội sống sót sẽ càng bị thu hẹp. Theo một khảo sát, chỉ 3 tháng sau khi phát hiện mắc ung thư thì trung bình bệnh nhân có 62% tỷ lệ sống sót. Ở những người không từ bỏ thuốc lá thì con số này chỉ còn 41% sau 1 năm chẩn đoán;
-
Hiệu quả điều trị: khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị ở mỗi người là khác nhau. Do đó nếu đáp ứng tốt thì sẽ giúp ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình phát triển của ung thư, thậm chí là thoát khỏi “án tử” nhưng nếu không đáp ứng tốt thì kế hoạch điều trị sẽ kém khả quan hơn.
Hút thuốc làm giảm tuổi thọ của bệnh nhân ung thư phổi
Yếu tố bệnh lý:
-
Mắc đồng thời với các bệnh lý khác: các bệnh mạn tính nguy hiểm như tiểu đường, tim mạch, COPD,... sẽ khiến bệnh nhân ung thư phổi có tiên lượng sống thấp hơn rất nhiều;
-
Biến chứng của ung thư phổi: trong quá trình điều trị, khối u sẽ gây ra nhiều vấn đề khác về sức khỏe, nhất là khi ung thư đã bước sang giai đoạn di căn, gây bệnh tại các cơ quan mà nó lan tới. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới cơ hội kéo dài thời gian sống của bệnh nhân.
Yếu tố công nghệ:
Tuổi thọ của bệnh nhân mắc ung thư phổi sẽ cao hơn nếu phương pháp điều trị được áp dụng là công nghệ hiện đại, đã được thử nghiệm và chứng minh đem lại hiệu quả tích cực cho những trường hợp bị ung thư trước đó.
3. Hỗ trợ bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối điều trị giảm nhẹ triệu chứng
Bên cạnh việc tuân theo kế hoạch điều trị do bác sĩ chỉ định, người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối nên có những phương án chăm sóc bổ trợ như sau:
-
Chế độ ăn uống hợp lý: bệnh nhân cần được bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu nhằm nâng cao sức đề kháng, kích thích vị giác và dễ dàng trong việc tiêu hóa, hấp thụ;
-
Vận động nhẹ nhàng: mặc dù ung thư giai đoạn cuối gây ra không ít mệt mỏi và đau đớn cho thể xác lẫn tinh thần, nhưng người bệnh không nên chỉ nằm ì một chỗ. Thay vào đó hãy tích cực vận động với những động tác nhẹ nhàng, đơn giản vì điều này có lợi cho hệ tiêu hóa, cải thiện sức khỏe giúp người bệnh phấn chấn hơn;
-
Vấn đề tâm lý: khi biết bản thân đã bị mắc ung thư giai đoạn cuối chắc hẳn bệnh nhân nào cũng cảm thấy tuyệt vọng và có suy nghĩ chán nản, buông xuôi. Có những người còn rơi vào trạng thái tâm lý trầm uất vô cùng tiêu cực. Những lúc này bạn bè và người thân hãy luôn ở bên họ, động viên, cổ vũ giúp người bệnh giữ vững tinh thần tiếp tục chiến đấu với bạo bệnh, lạc quan sống cho đến giây phút cuối cùng.
Bệnh nhân ung thư phổi vẫn cần được đảm bảo chế độ ăn uống với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết
Như vậy, không có câu trả lời chính xác cho thắc mắc ung thư phổi phát triển trong bao lâu. Bởi vì điều này do nhiều yếu tố quyết định. Có người thì 1 năm, 2 năm, người thì chỉ 1 - 2 tháng nhưng cũng có những trường hợp kéo dài trong nhiều năm nhờ điều trị tốt.
Nhìn chung để phòng ngừa nguy cơ mắc phải ung thư, mỗi người nên chủ động đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát và điều trị bệnh từ sớm. Nếu bạn đang băn khoăn trong việc lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để tầm soát và chẩn đoán ung thư thì hãy thêm Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC vào danh sách những địa chỉ thích hợp cho việc thăm khám.
Hãy liên hệ ngay tới Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC và tư vấn viên sẽ hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc cho bạn về các dịch vụ đang triển khai tại Bệnh viện.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!