Các tin tức tại MEDlatec
Xét nghiệm giang mai gồm những loại nào?
- 14/07/2024 | Bệnh giang mai và những thông tin tổng quan cần biết
- 01/08/2023 | Giang mai dương vật: Triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh
- 31/08/2023 | Các phương pháp điều trị giang mai và địa chỉ chữa bệnh hiệu quả
1. Khái quát về bệnh giang mai
Treponema Pallidum là xoắn khuẩn gây nên bệnh giang mai. Bệnh lý này dễ dàng lây lan qua hậu môn, miệng, bộ phận sinh dục ngoài,... hoặc qua vật dụng mang mầm bệnh, lây từ mẹ sang con, lây truyền qua đường máu. Sau khi đã điều trị khỏi, bệnh lý này không thể tự tái phát. Nguy cơ tái phát bệnh xảy ra khi người đã từng bị giang mai tiếp xúc với vết loét mang xoắn khuẩn giang mai của người khác.
Bệnh giang mai tiến triển với các giai đoạn:
- Giai đoạn 1
Người bệnh xuất hiện các triệu chứng: có vết loét ở bộ phận sinh dục, vết loét không gây ngứa, không đỏ và không mủ, hình bầu hoặc tròn. Các triệu chứng này chỉ xuất hiện 6 - 8 tuần rồi tự khỏi. Nếu tiến hành xét nghiệm giang mai để chẩn đoán từ giai đoạn này thì hiệu quả điều trị rất cao.
- Giai đoạn 2
Các triệu chứng của bệnh đã rõ rệt hơn với sự xuất hiện vết phỏng nước, vết sần, niêm mạc và da lở loét,... Đây là giai đoạn bệnh đã tồn tại được 6 - 9 tháng.
- Giai đoạn 3
Lúc này, vi khuẩn đã di chuyển đến và sinh trưởng ở nhiều cơ quan như: não, gan, tim,... đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Xoắn khuẩn Treponema Pallidum - tác nhân gây nên giang mai
2. Thời điểm và đối tượng nên xét nghiệm giang mai
2.1. Thời điểm nào nên xét nghiệm giang mai?
Xét nghiệm giang mai nên được thực hiện sau thời điểm nghi ngờ lây nhiễm bệnh 30 ngày (sau giai đoạn 1). Thời điểm này xoắn khuẩn phát triển mạnh nhất nên kết quả có tính chính xác cao.
2.2. Các trường hợp nên thực hiện xét nghiệm giang mai
Những trường hợp sau nên cần chủ động thực hiện xét nghiệm giang mai sớm:
- Quan hệ tình dục với người nghi nhiễm hoặc đã bị giang mai, mắc bệnh xã hội.
- Không có sinh hoạt tình dục lành mạnh.
- Có những dấu hiệu nghi ngờ giang mai như đã nêu trên.
- Thai phụ.
- Người dân thực hiện khám sức khỏe định kỳ.
3. Các loại xét nghiệm giang mai
3.1. Test nhanh
Phương pháp này giúp phát hiện kháng thể giang mai thông qua que thử Syphilis TP. Tuy test nhanh cho kết quả trong thời gian ngắn, thực hiện đơn giản, ít chi phí nhưng dễ có kết quả âm tính giả hoặc dương tính giả. Vì thế, khi test nhanh cho kết quả dương tính người bệnh vẫn cần làm thêm chuyên sâu.
3.2. Xét nghiệm Non -Treponema
Đây là xét nghiệm kháng thể không đặc hiệu có sử dụng kháng nguyên lipid để phát hiện kháng thể Reagin. Đây là kháng thể có trong máu của người bệnh sau khi nhiễm xoắn khuẩn giang mai 3 - 4 tuần.
Ưu điểm của xét nghiệm kháng thể không đặc hiệu là chi phí thấp, kết quả nhanh nhưng do vẫn có dương tính giả, độ đặc hiệu thấp nên thường được dùng để đánh giá tái nhiễm hoặc theo dõi điều trị.
Xét nghiệm giang mai Non -Treponema
3.3. Xét nghiệm Treponema
Đây là xét nghiệm giang mai đặc hiệu sử dụng mẫu dịch não tủy hoặc mẫu máu của người bệnh, có thể được tiến hành dựa trên các phương pháp: TPHA/TPPA, FTA-abs, EIA, CLIA, ECLIA.
Kết quả xét nghiệm có giá trị khẳng định giang mai bởi độ đặc hiệu và độ nhạy cao, có thể xét nghiệm ở mọi giai đoạn của bệnh. Xét nghiệm Treponema không có giá trị để theo dõi điều trị hay đánh giá tái nhiễm.
3.4. Xét nghiệm soi kính hiển vi trường tối
Mẫu bệnh phẩm được lấy thường là dịch tiết âm đạo, niệu đạo, mẫu vật tại vết loét. Việc quan sát trên kính hiển vi trường tối giúp phát hiện xoắn khuẩn giang mai ngay trong giai đoạn đầu của bệnh. Độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm giang mai soi kính hiển vi trường tối tương đối cao.
Điều cần lưu ý là, nếu mẫu bệnh phẩm được lấy sai vị trí thì kết quả xét nghiệm giang mai bằng cách soi kính hiển vi trường tối rất dễ dương tính giả. Ngoài ra, trình độ và kỹ năng thực hiện xét nghiệm của kỹ thuật viên cũng ảnh hưởng nhiều đến kết quả vì có thể nhầm lẫn xoắn khuẩn giang mai với những loại khác cũng trong họ Treponema.
Có nhiều loại xét nghiệm giang mai. Bác sĩ sẽ dựa trên triệu chứng lâm sàng, giai đoạn bệnh để chỉ định xét nghiệm phù hợp, giúp chẩn đoán đúng sự có mặt của xoắn khuẩn giang mai trong cơ thể người bệnh.
Người bị giang mai cần tuân thủ chỉ định từ bác sĩ và tái khám đúng hẹn để đánh giá hiệu quả điều trị
4. Nên làm gì sau khi có kết quả xét nghiệm giang mai?
Kết quả xét nghiệm giang mai trả về rơi vào một trong hai trường hợp: âm tính hoặc dương tính. Trường hợp có kết quả âm tính vẫn nên thực hiện các biện pháp an toàn để phòng ngừa lây nhiễm giang mai như: quan hệ tình dục an toàn, kiểm tra sức khỏe định kỳ (nhất là trường hợp có nguy cơ cao với lây nhiễm giang mai).
Nếu kết quả xét nghiệm dương tính người bệnh sẽ được bác sĩ lên phác đồ điều trị cụ thể và hẹn lịch khám định kỳ để đánh giá hiệu quả điều trị.
Xét nghiệm giang mai có vai trò quan trọng đối với bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp người bệnh tránh khỏi các biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ hoặc thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để tiến hành xét nghiệm chẩn đoán bệnh từ sớm. Chủ động kiểm tra, điều trị bệnh không chỉ là giải pháp bảo vệ người bệnh mà còn góp phần vào việc phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm cho những người xung quanh.
Hệ thống Y tế MEDLATEC với Trung tâm Xét nghiệm tiêu chuẩn quốc tế là địa chỉ được khách hàng yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm trong đó có xét nghiệm giang mai. Trường hợp có kết quả dương tính, bác sĩ chuyên khoa sẽ định hướng điều trị phù hợp, giúp người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch xét nghiệm giang mai cùng Hệ thống Y tế MEDLATEC có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được xác nhận nhanh chóng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!