Tin tức

Hướng dẫn cách phòng bệnh sởi giúp ngăn chặn bệnh lây lan

Ngày 07/03/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Sởi là bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt với các bệnh nhi nhỏ tuổi vì các biến chứng và tỷ lệ tử vong cao. Chính vì vậy, các biện pháp phòng bệnh sởi là vấn đề được đông đảo các bậc phụ huynh quan tâm. Vậy phòng bệnh bằng cách nào hiệu quả nhất? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn có được những kiến thức cần thiết.

1. Bệnh sởi khởi phát nguyên nhân do đâu?

Sởi là một bệnh lý truyền nhiễm cấp tính do các virus sởi gây nên, đặc biệt phổ biến hơn với trẻ nhỏ. Sởi có tốc độ lây lan khá nhanh và có thể bùng phát thành bệnh dịch. Đa số các trường hợp bị sởi đều có thể hồi phục sau một thời gian mắc bệnh. Tuy nhiên, với những bệnh nhi có hệ miễn dịch yếu kém thì bệnh có thể trở nặng và xuất hiện các biến chứng khác về sau. 

Bệnh sởi khởi phát do một virus mang tên Morbillivirus

Bệnh sởi khởi phát do một virus mang tên Morbillivirus

Nguyên nhân gây ra bệnh sởi được xác định là vì virus Morbillivirus thuộc họ Paramyxoviridae. Cho đến nay, đây vẫn là một bệnh lý nguy hiểm đối với các bệnh nhi đi kèm với nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Vì vậy, chúng ta cần nắm được các biện pháp phòng bệnh sởi cho mình và trẻ nhỏ khỏi virus gây bệnh bên ngoài môi trường. 

2. Những triệu chứng điển hình của bệnh sởi

Sau khi tấn công và có thời gian ủ bệnh khoảng 10 - 12 ngày, bệnh nhân bị mắc bệnh sởi sẽ có các triệu chứng điển hình như sau:

  • Sốt.
  • Ho khan.
  • Sổ mũi.
  • Chán ăn.
  • Chảy máu cam.
  • Có cảm giác đau họng.
  • Có thể bị viêm kết mạc.
  • Có các đốm Koplik ở bên trong miệng hoặc ở phần niêm mạc trong của má.

Những triệu chứng điển hình của bệnh sởi

Những triệu chứng điển hình của bệnh sởi

Giai đoạn ủ bệnh sởi và tình trạng nhiễm trùng thường kéo dài khoảng 2 - 3 tuần. Thời gian từ 10 - 14 ngày đầu sau khi nhiễm virus, bệnh nhân thường không có dấu hiệu cụ thể của bệnh lý. Những triệu chứng xuất hiện lúc này dễ bị nhầm với nhiều loại bệnh lý thông thường khác. 

Sau thời gian này, bệnh nhân sẽ bị sốt nhẹ và tăng dần nhiệt độ. Đi kèm với đó là các triệu chứng như ho dai dẳng, bị sổ mũi hoặc bị viêm kết mạc và đau họng. Những triệu chứng này có thể kéo dài trong khoảng 2 - 3 ngày liên tiếp. 

Sau đó, trên người bệnh nhân sẽ có các đốm nhỏ đỏ, hơi sưng và lan rộng ra toàn cơ thể trong vài ngày. Tình trạng này được gọi là phát ban, thường kéo dài khoảng 3 - 5 ngày và biến mất sau đó. Lúc này, bệnh nhân có thể bị sốt cao, khoảng 40 - 41 độ C. 

3. Biến chứng nguy hiểm của bệnh lý

Với những tình trạng không gặp biến chứng thì người bệnh sẽ dần hồi phục khi có phát ban. Bệnh nhân sẽ dần cảm thấy khỏe lại sau khoảng từ 2 đến 3 tuần. Tuy nhiên, có khoảng 40% các trường hợp bệnh nhân bị biến chứng do sởi. Các trường hợp này thường phổ biến hơn ở bệnh nhi dưới 5 tuổi, bệnh nhân trên 20 tuổi và những đối tượng bị suy dinh dưỡng hoặc có hệ miễn dịch yếu. Trong đó, những bệnh nhi dưới 5 tuổi có tỷ lệ tử vong khá cao. 

Bệnh nhân có thể bị tiêu chảy hoặc ói mửa

Bệnh nhân có thể bị tiêu chảy hoặc ói mửa

Một vài biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:

  • Viêm tai giữa cấp, thường xuất hiện khoảng 1/10 các trường hợp trẻ bị sởi.
  • Viêm phổi nặng có khoảng 1/20 các trường hợp có thể gây tử vong.
  • Viêm não xuất hiện với tỷ lệ khoảng 1/1.000 tình trạng bị sởi.
  • Tiêu chảy và ói mửa, thường phổ biến hơn ở trẻ nhỏ, đặc biệt là nhũ nhi.
  • Bị mờ hoặc loét giác mạc, nhiều trường hợp có thể bị mù vĩnh viễn.
  • Bị suy dinh dưỡng nặng đối với các trường hợp bệnh nhi hậu nhiễm sởi, có thể tác động xấu đến sức khỏe cũng như quá trình phát triển của các bé.
  • Bà bầu bị sởi có nguy cơ bị sẩy, trẻ bị sinh non hoặc em bé sơ sinh nhẹ cân hơn thông thường. 

4. Các biện pháp phòng bệnh sởi cần lưu ý

Virus sởi có tốc độ lây lan cực kỳ nhanh chóng. Theo đó, cứ trung bình khi có 1 người bị sởi thì sẽ lây lan thêm khoảng 20 người khác. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của mình và những người xung quanh, bạn cần chủ động hơn trong việc phòng tránh với những biện pháp sau đây:

4.1. Tiêm phòng vắc xin

Đây được xem là cách để phòng bệnh sởi có hiệu quả cao nhất, đặc biệt phù hợp với trẻ nhỏ khi hệ miễn dịch vẫn còn non yếu. Vắc xin sởi hiện tại cũng đã được Bộ Y tế cấp phép và đưa vào danh sách các loại vắc xin miễn phí cho cộng đồng. Trẻ em nên được tiêm phòng sởi ngay từ sớm trong giai đoạn 9 - 11 tháng cho mũi đầu tiên. Mũi tiêm thứ hai của trẻ sẽ được tiêm khi trẻ đủ 18 tuổi. Bé cần được tiêm đủ 2 mũi để xây dựng hệ miễn dịch phòng bệnh tốt nhất. 

Tiêm vắc xin có hiệu quả phòng bệnh sởi cao nhất

Tiêm vắc xin có hiệu quả phòng bệnh sởi cao nhất

4.2. Vệ sinh sạch sẽ

Để hạn chế nguy cơ bị nhiễm virus gây bệnh, bạn cần lưu ý vệ sinh cá nhân và môi trường sống thật sạch sẽ:

  • Luôn rửa tay bằng xà phòng sau trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 
  • Vệ sinh mũi với dung dịch chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý thường xuyên để loại trừ vi khuẩn.
  • Hạn chế đến những nơi đông người khi đến mùa sởi để tránh nguy cơ bị lây nhiễm chéo.
  • Không tiếp xúc gần với những người đang mắc bệnh hoặc có dấu hiệu bị sởi. 
  • Cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ, sử dụng quần áo có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, chất vải mềm mại. 
  • Một môi trường sống ẩm thấp chính là điều kiện tốt nhất để virus gây bệnh sinh sôi. Vì vậy, bạn cần làm sạch môi trường sống của mình, thường xuyên sát khuẩn để ngăn chặn sự phát triển của các virus gây hại. 

4.3. Tăng cường hệ miễn dịch

  • Xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng: Bạn nên bổ sung trong chế độ ăn của mình các loại dưỡng chất có nhiều protein, các acid béo, các loại vitamin và khoáng chất từ những loại rau quả tươi. Ngoài ra, bạn cũng có thể cung cấp thêm các acid lactic và lợi khuẩn để hỗ trợ hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của mình và những người xung quanh. Acid lactic có khả năng chống nấm men và giúp làn da tự hình thành một lớp bảo vệ chống nhiễm trùng rất tốt. 

Nâng cao sức đề kháng để giúp phòng bệnh tốt hơn

Nâng cao sức đề kháng để giúp phòng bệnh tốt hơn

  • Tập thể dục: Bạn nên thường xuyên ra ngoài tập luyện thể thao để phát triển thể chất và giúp nâng cao sức đề kháng cho mình. 
  • Sử dụng các sản phẩm vệ sinh cá nhân phù hợp: Làn da của người lớn và trẻ nhỏ đều cần được bảo vệ an toàn trước những yếu tố có hại từ môi trường. Vì vậy, bạn nên chọn các dòng sữa tắm hoặc dung dịch vệ sinh phù hợp với mình. Trẻ nhỏ cần có sản phẩm làm sạch riêng vì làn da của bé còn khá nhạy cảm, dễ bị tác động xấu từ hóa chất trong sản phẩm làm sạch của người lớn. 

5. Điều trị bệnh sởi như thế nào?

Bên cạnh phòng bệnh sởi thì các biện pháp điều trị cũng rất được quan tâm. Nguyên tắc điều trị bệnh sởi bao gồm:

  • Cách ly.
  • Điều trị hỗ trợ.
  • Vệ sinh các vùng da mắt, miệng và họng.
  • Tăng cường bổ sung thêm dinh dưỡng.
  • Hạ sốt.
  • Bổ sung thêm vitamin A.
  • Điều trị các biến chứng.
  • Sử dụng kháng sinh trong trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn.
  • Hạn chế truyền dịch với trường hợp có các biến chứng như viêm phổi, viêm não hoặc viêm cơ tim.
  • Nếu có trường hợp bị viêm màng não cấp tính thì bệnh nhân cần được điều trị hỗ trợ để duy trì chức năng sống.
  • Ngay khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh, bố mẹ phải đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ để phát hiện và có phương pháp điều trị phù hợp để giảm thiểu tối đa các triệu chứng, biến chứng có thể gặp.

Trên đây là những thông tin về bệnh lý và cách phòng bệnh sởi mà các bạn đang quan tâm. Nếu nhận thấy có biểu hiện nghi ngờ, bạn nên đi thăm khám sớm tại các cơ sở y tế uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và điều trị. Ngoài ra, bạn cũng có thể đưa trẻ đến MEDLATEC để tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh sởi. Để đặt lịch khám hoặc tiêm chủng, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.