Tin tức
Thiếu máu lên não: nguyên nhân gây nên và biện pháp khắc phục
- 01/01/2024 | Nguyên nhân gây ra thiếu máu và cách chẩn đoán
- 09/10/2024 | Bệnh tim thiếu máu cục bộ: triệu chứng nhận diện và cách thức chẩn đoán
- 10/10/2024 | Một số điều nên biết về thiếu máu cơ tim
1. Thiếu máu lên não là như thế nào?
Thiếu máu lên não là tình trạng lượng máu lên não không được cung cấp đủ khiến não bộ bị oxy và dưỡng chất cần thiết để duy trì hoạt động bình thường. Não bộ tiêu thụ khoảng 20% lượng oxy của cơ thể. Nếu thiếu oxy và dưỡng chất có thể dẫn đến các triệu chứng thiếu máu não như đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ,... nguy hiểm nhất là bị đột quỵ.
Mô phỏng về nguyên nhân và nguy cơ biến chứng thiếu máu não
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não là gì?
Thiếu máu lên não thường khởi phát từ các nguyên nhân như:
2.1. Xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch là kết quả của sự tích tụ các mảng bám cholesterol trong động mạch. Các mảng bám này theo thời gian sẽ khiến động mạch bị bít chặt hoặc thu hẹp lại, quá trình lưu thông máu đến đây bị gián đoạn nên não bộ cũng không nhận đủ máu và dưỡng chất.
Không những thế, xơ vữa động mạch còn là nguồn cơn của các bệnh lý tim mạch trong đó có nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
2.2. Huyết áp thấp
Huyết áp thấp gây giảm sút lưu thông máu đến các hệ cơ quan trong đó có não bộ. Cũng vì thế mà não không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất, kết quả là người bệnh bị mệt mỏi, chóng mặt, choáng, ngất,...
2.3. Bệnh tim mạch
Những người mắc các bệnh lý về tim mạch như suy tim, nhồi máu cơ tim hoặc rối loạn nhịp tim cũng có nguy cơ cao bị thiếu máu lên não. Khi mắc phải các bệnh lý này, khả năng bơm máu của tim bị suy giảm, lượng máu cung cấp đến não vì thế không đủ để duy trì hoạt động bình thường.
2.4. Tình trạng mất nước
Bị mất nước trong thời gian dài làm giảm thể tích máu, khiến cho nguồn cung cấp máu đi nuôi cơ quan bị giảm xuống, trong đó có não bộ. Những người hoạt động thể chất nhiều, không uống đủ nước hoặc bị tiêu chảy, nôn mửa thường xuyên thường có nguy cơ gặp phải tình trạng này.
2.5. Thiếu máu
Thiếu máu, nhất là thiếu máu xuất phát từ căn nguyên thiếu sắt làm cho khả năng vận chuyển oxy của máu bị suy giảm. Khi não không nhận đủ oxy sẽ có các triệu chứng thiếu máu lên não như chóng mặt, mất tập trung, mệt mỏi,...
Thoái hóa đốt sống cổ làm tăng nguy cơ bị thiếu máu lên não
3. Cách cải thiện tình trạng thiếu máu lên não
Tìm cách kiểm soát thiếu máu lên não là giải pháp để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh lý này gây ra, nhất là tình trạng đột quỵ. Một số biện pháp sau đây có thể giúp kiểm soát tốt thiếu máu não:
3.1. Thay đổi lối sống
- Tập thể dục đều đặn
Hoạt động thể chất giúp tăng cường lưu thông máu, giảm cholesterol xấu và cải thiện chức năng tim mạch. Các hoạt động thể chất có tính chất nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga,... tương đối tốt cho não bộ và sức khỏe tim mạch.
- Chế độ ăn uống khoa học
Tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm giàu omega-3, chất chống oxy hóa, sắt từ cá hồi, rau xanh, thịt đỏ,... giúp cải thiện lưu thông tuần hoàn máu.
- Uống đủ nước
Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày cũng là cách hiệu quả để duy trì ổn định thể tích máu.
- Tránh căng thẳng
Stress kéo dài có thể làm co thắt mạch máu, giảm lưu lượng máu đến não. Để tránh tình trạng này, hãy thực hiện các bài tập thư giãn như thiền, yoga, hít thở sâu,... hoặc tìm đến các sở thích cá nhân như nghe nhạc, trò chuyện cùng bạn bè,...
3.2. Điều trị các bệnh lý nền
Nếu thiếu máu lên não xuất phát từ các bệnh lý nền như huyết áp thấp, xơ vữa động mạch, bệnh lý tim mạch thì cần điều trị dứt điểm các bệnh này để cải thiện lưu thông máu:
- Bệnh huyết áp thấp: Bác sĩ thường kê đơn thuốc hoặc khuyến cáo thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung muối hoặc nước để ổn định huyết áp.
- Bệnh xơ vữa động mạch: Cần thực hiện các biện pháp kiểm soát chỉ số cholesterol kết hợp duy trì lối sống lành mạnh. Điều này giúp ngăn chặn nguy cơ hình thành mảng bám ở thành gây xơ vữa động mạch.
- Bệnh lý tim mạch: Đối với những người mắc bệnh tim mạch, việc điều trị sẽ được dựa trên tình trạng bệnh thực tế của từng bệnh nhân kết hợp thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ ăn và kiểm soát cân nặng.
Khám sức khỏe đều đặn giúp phát hiện sớm, kiểm soát nguy cơ thiếu máu não
4. Biện pháp phòng ngừa nguy cơ thiếu máu lên não
Một số biện pháp sau đây có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu lên não:
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Kiểm tra huyết áp, cholesterol và các yếu tố liên quan đến tim mạch định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý tim mạch, tăng nguy cơ thiếu máu lên não. Vì thế, ổn định cân nặng cũng được xem là biện pháp hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ thiếu máu lên não.
- Tăng cường bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất: Cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết như sắt, vitamin B12,... qua chế độ ăn hàng ngày giúp duy trì ổn định cung cấp máu đến các hệ cơ quan.
Thiếu máu lên não khi không được điều trị kịp thời bằng biện pháp phù hợp sẽ tăng nguy cơ biến chứng, nguy hiểm đến chức năng não bộ và sự sống. Ngay khi có triệu chứng nghi ngờ bệnh lý này, người bệnh nên chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán đúng và có biện pháp kiểm soát kịp thời.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám sức khỏe định kỳ, phát hiện nguy cơ thiếu máu não, hãy liên hệ đặt trước lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!