Các tin tức tại MEDlatec
Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không: băn khoăn không của riêng ai
- 08/10/2024 | Bệnh tim thiếu máu cục bộ: triệu chứng nhận diện và cách thức chẩn đoán
- 09/10/2024 | Một số điều nên biết về thiếu máu cơ tim
- 09/10/2024 | Thiếu máu lên não: nguyên nhân gây nên và biện pháp khắc phục
1. Khái quát về bệnh thiếu máu cơ tim
Khi lưu lượng máu đến tim bị giảm sút, tim sẽ không được cung cấp đủ dưỡng chất và oxy cho các hoạt động chức năng bình thường được gọi là thiếu máu cơ tim.
Bệnh thiếu máu cơ tim chủ yếu do xơ vữa động mạch. Sự tích tụ của chất béo, cholesterol trong thành động mạch vành gây nên xơ vữa. Kết quả của tình trạng này là sự xuất hiện của mảng bám thành động mạch, giảm hoặc bít tắc dòng máu lưu thông đến cơ tim. Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp, hút thuốc, tiểu đường, ít vận động,...
Người bị thiếu máu cơ tim có thể xuất hiện các triệu chứng: đau ngực, cảm thấy nặng ở ngực, khó thở, mệt mỏi,... Các triệu chứng này thường xảy ra ngay cả trong thời điểm người bệnh nghỉ ngơi nên sẽ khiến cho cuộc sống và công việc của họ chịu nhiều ảnh hưởng.
Đau thắt ngực là triệu chứng hay gặp ở người bị thiếu máu cơ tim
2. Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không? Mức độ ảnh hưởng như thế nào?
2.1. Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống
Thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của bệnh tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Bệnh lý này có 2 thể, tùy vào thể mắc mà bệnh sẽ có ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống:
- Đối với thể không đau ngực
Thường xuất hiện ở bệnh nhân tiểu đường hoặc người mắc bệnh tim mạch ở độ tuổi cao. Do không bị đau thắt ngực nên chỉ thường phát hiện bệnh qua điện tâm đồ, không điều trị kịp nên dễ có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ gây tử vong.
- Đối với thể đau ngực
Người bệnh thường trải qua các đơn đau thắt ngực, thường đau hơn ở ngực trái với cảm giác như bị chèn ép từ ngực lan ra cổ, xương ức, hàm, cánh tay hoặc vai trái. Các triệu chứng khác cũng có thể xuất hiện như: đổ mồ hôi, lo âu, hồi hộp, choáng váng, buồn nôn,...
Do cơn đau ngực ở bệnh nhân thiếu máu cơ tim thể đau ngực xuất hiện sau khi gắng sức nên hiệu quả công việc của người bệnh bị giảm xuống. Theo thời gian, nếu không được xử trí ngay thì người bệnh gần như không thể lao động, học tập được vì bị đau ngực cả khi nghỉ ngơi.
2.2. Ảnh hưởng đến sự sống và sức khỏe
Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không còn phải kể đến nguy cơ biến chứng mà người bệnh phải đối mặt. Khi bệnh không được điều trị sớm và tích cực, người bệnh có thể sẽ gặp phải biến chứng nguy hiểm đến sự sống như:
2.2.1. Nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim xảy ra khi một phần của cơ tim bị thiếu oxy hoàn toàn do sự tắc nghẽn của một hoặc nhiều động mạch vành. Điều này khiến cho cơ tim có thể bị tổn thương hoàn toàn và suy tim. Người bị nhồi máu cơ tim thường có cơn đau ngực dữ dội, buồn nôn, đổ mồ hôi lạnh, khó thở.
Thiếu máu cơ tim không điều trị sớm có thể biến chứng nhồi máu cơ tim
2.2.2. Suy tim
Thiếu máu cơ tim kéo dài dễ làm cho cơ tim bị tổn thương, suy yếu. Kết quả của tình trạng này là suy tim, tim không thể bơm máu đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Người bệnh sẽ có triệu chứng mệt mỏi, phù nề, khó thở,... nguy cơ sự sống bị đe dọa tăng cao.
2.2.3. Rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim xảy ra khi tim đập không đều, quá nhanh hoặc quá chậm. Thiếu máu cơ tim có thể làm tăng nguy cơ của các loại rối loạn nhịp tim như rung nhĩ và gây nên đột quỵ.
Người bệnh nên được bác sĩ chuyên khoa thăm khám để đánh giá đúng thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không
3. Làm gì để ngăn chặn hệ lụy của thiếu máu cơ tim?
Để tránh phải lo lắng thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không, người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị bệnh từ sớm. Các phương pháp điều trị thiếu máu cơ tim thường được áp dụng như:
- Điều trị bằng thuốc
Tùy từng nguyên nhân gây nên thiếu máu cơ tim và triệu chứng mà người bệnh gặp phải, bác sĩ sẽ cân nhắc đơn thuốc phù hợp như: thuốc giảm cholesterol, thuốc chống đông máu, thuốc giảm đau,... Việc dùng thuốc có tác dụng kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa các cơn đau tim.
- Can thiệp ngoại khoa
Trong một số trường hợp, can thiệp ngoại khoa có thể được áp dụng như: đặt stent động mạch vành, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành,... để cải thiện lưu thông máu đến cơ tim và giảm nguy cơ gặp biến chứng nghiêm trọng.
Ngoài việc điều trị theo phác đồ, người bị thiếu máu cơ tim cũng cần:
- Thay đổi lối sống
Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc kiểm soát biến chứng do thiếu máu cơ tim. Người bệnh cần có chế độ ăn uống lành mạnh với rau xanh, trái cây, thực phẩm ít chất béo kết hợp tập thể dục đều đặn với các bộ môn vừa sức.
Mặt khác, người bệnh cũng nên bỏ hút thuốc, bia rượu vì những yếu tố này dễ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Khám sức khỏe đều đặn
Theo dõi định kỳ để thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra cần thiết sẽ giúp bệnh nhân điều chỉnh phác đồ điều trị khi cần thiết và có biện pháp ngăn chặn kịp thời biến chứng gặp phải.
Từ những chia sẻ ở trên, với câu hỏi: thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không có thể khẳng định rằng đây là bệnh lý nguy hiểm, cần được điều trị sớm. Tùy vào nguy cơ biến chứng mà tính chất nguy hiểm của bệnh đối với mỗi bệnh nhân sẽ có sự khác nhau.
Bằng việc thăm khám sức khỏe đều đặn, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và điều trị ngay khi được chẩn đoán, nguy cơ biến chứng có thể được giảm thiểu.
Chuyên khoa Tim mạch, Hệ thống Y tế MEDLATEC với sự tham gia khám chữa bệnh trực tiếp bởi đội ngũ bác sĩ đầu ngành, hệ thống máy móc y tế hiện đại như: máy ECG, máy chụp CT Scanner 128 dãy, máy chụp MRI 1.5 Tesla Signa Explorer,... giúp khách hàng yên tâm tầm soát các bệnh lý tim mạch.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn đặt trước lịch khám nhanh chóng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!