Các tin tức tại MEDlatec
Các giai đoạn sốt xuất huyết - cách phòng ngừa và điều trị
- 01/06/2023 | Sốt xuất huyết có được gội đầu không? Cần lưu ý gì khi chăm sóc?
- 02/06/2023 | Phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả theo lời khuyên của chuyên gia
- 05/06/2023 | Giảm tiểu cầu sốt xuất huyết: mọi vấn đề cần biết
1. Các giai đoạn sốt xuất huyết
Các giai đoạn sốt xuất huyết đã được chuyên gia chỉ ra, bao gồm: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.
Giai đoạn sốt
Sau khi virus Dengue thâm nhập vào cơ thể, người bệnh sẽ trải qua thời gian ủ bệnh từ 4 tới 7, thậm chí là có thể lên đến 14 ngày. Sau thời gian này, biểu hiện sốt mới xuất hiện, có thể là sốt cao kéo dài hoặc đột ngột với mức nhiệt từ 39 đến 40 độ C. Thông thường, lúc này, việc uống thuốc hạ sốt không mang lại tác dụng.
Cùng sốt cao, người bệnh thường:
-
Cơ thể rũ rượi, mệt mỏi, đau đầu, đau vùng thượng vị hoặc có thể tại hốc mắt.
-
Buồn nôn đi kèm với chán ăn.
-
Một số trường hợp có thể có biểu hiện phát ban, mẩn đỏ trên da.
Với trẻ em, cùng với triệu chứng sốt thường gặp, có thể đau họng, bụng và sau đó là các nốt ban xuất hiện khắp trên mình, lan lên cả mặt, lòng bàn tay, chân và gây cảm giác ngứa ngáy.
Sốt cao khó hạ là điển hình của giai đoạn mới phát bệnh
Giai đoạn nguy hiểm (xuất huyết)
Thường gặp vào ngày thứ 3 tới ngày thứ 7 của bệnh. Lúc này, có thể đã giảm sốt hoặc vẫn sốt với các biểu hiện đa dạng tùy trường hợp nhưng là lúc các biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện nhiều nhất.
-
Xuất huyết: Có thể biểu hiện ở nhiều cơ quan, từ nhẹ đến nặng như: Xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng,... nguy hiểm hơn là xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não. Trường hợp xuất huyết tiêu hóa khiến cho người bệnh bị đi ngoài ra máu hoặc lẫn máu trong phân, cũng có thể nôn ra máu tươi hay cục máu đông. Xuất huyết nội tạng hoặc não có thể gây chướng bụng, khó thở, đau ngực, gan to, chân tay lạnh, li bì, vật vã. Thậm chí, có thể khiến viêm cơ tim, viêm não, suy thận, xuất huyết não,...
-
Với phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt có thể gây ra rong kinh hoặc băng kinh.
-
Khi máu bị cô đặc mà không được bù dịch, người bệnh có thể bị hạ huyết áp hoặc nguy hiểm hơn là sốc.
Bệnh có thể gây xuất huyết dưới da
Chính vì vậy, thời kỳ này, nếu thấy ở người bệnh xuất hiện một trong số các triệu chứng như: vật vã, li bì, nôn nhiều, đau bụng, đầu dữ dội, tiểu ít,... cần đưa tới bệnh viện ngay để tránh biến chứng nặng nguy hiểm.
Giai đoạn phục hồi
Là khi người bệnh không gặp phải các dấu hiệu như: sốt hoặc các triệu chứng nguy hiểm khác trong vòng 48 giờ. Cùng với đó là thèm ăn, ăn ngon, tiểu nhiều và sức khỏe dần dần được hồi phục như bình thường.
Tuy nhiên, đây vẫn là giai đoạn cần được chú ý chăm sóc, không nên lơ là để tránh biến chứng bất thường có thể xảy ra.
2. Việc điều trị bệnh được thực hiện như thế nào?
Qua tìm hiểu các giai đoạn sốt xuất huyết có thể thấy giai đoạn thứ hai là nguy hiểm, có thể xuất hiện nhiều biến chứng nhất. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả các trường hợp mắc đều cần đi bệnh viện.
Hầu hết người mắc đều có thể điều trị tại nhà theo sự hướng dẫn, chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Lúc này việc điều trị được thực hiện gồm:
Khắc phục triệu chứng
Bằng thuốc hạ sốt và bù nước, điện giải, cụ thể:
-
Với các trường hợp sốt cao hơn 38,5 độ C, có thể cho uống hạ sốt Paracetamol với liều dùng thích hợp và khoảng cách các lần từ 4 tới 6 giờ. Thuốc hạ sốt có chứa aspirin, ibuprofen bị chống chỉ định do chúng có thể khiến trầm trọng thêm hiện tượng xuất huyết. Trường hợp trẻ tiền sử co giật, có thể cho uống khi sốt từ 38 độ C trở lên.
-
Cùng thuốc, có thể dùng khăn ấm lau người, bẹn, nách cho người bệnh và sử dụng quần áo rộng rãi, thoải mái.
-
Cho người bệnh uống nhiều nước và dung dịch bù điện giải để tránh mất nước do nôn. Các dung dịch thường dùng gồm Oresol hoặc Hydrit.
Về chăm sóc
Người bệnh cần được thực hiện chế độ chăm sóc và theo dõi cẩn thận gồm:
-
Hạn chế vận động, đi lại, chú trọng việc nghỉ ngơi.
-
Đồ ăn nên được chế biến dạng lỏng như cháo hoặc uống sữa, nước trái cây, nước cam, dừa,...
-
Nếu mẹ bị sốt xuất huyết mà con đang giai đoạn bú, có thể vẫn cho bú bình thường.
-
Không nên dùng các loại đồ ăn màu đỏ, đen hoặc nâu bởi chúng có thể gây ra sự nhầm lẫn với triệu chứng đi ngoài ra máu.
-
Trẻ em thường là đối tượng biểu hiện của bệnh nặng hơn và dễ gặp phải biến chứng, dễ bị sốc hơn. Chính vì vậy, người chăm sóc trẻ cần có sự theo dõi sát sao. Ngay cả khi đã hết sốt nhưng lại xuất hiện một số dấu hiệu như: nôn nhiều, lừ đừ, tiểu ít,... cần đưa tới bệnh viện ngay.
Đối với người lớn, đây cũng là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm nên cần được đến cơ sở y tế gấp.
Uống nhiều nước, bù điện giải rất cần thiết khi điều trị bệnh
3. Các biện pháp phòng ngừa bệnh
Có thể nói, đối với sốt xuất huyết, tiêu diệt muỗi truyền bệnh và giữ gìn, tránh để bị muỗi đốt là cách phòng ngừa hiệu quả nhất.
-
Loại bỏ nơi sinh sống, hạn chế việc muỗi sinh sôi: bằng cách dọn dẹp, vệ sinh môi trường, đậy kín, thả cá, thường xuyên đánh rửa các dụng cụ chứa nước, phá bỏ những nơi nước đọng, thông dòng cống rãnh, ao hồ,...
-
Định kỳ phun thuốc diệt muỗi hoặc sử dụng các vật dụng có thể tiêu diệt, xua đuổi muỗi như: vợt điện, hương muỗi, thuốc xịt, kem bôi xua muỗi.
-
Sử dụng màn, mặc quần áo dài tay khi ngủ, không chui vào bụi rậm.
Cần chú trọng việc tiêu diệt muỗi gây bệnh
Có thể nói, trong các giai đoạn sốt xuất huyết, từ ngày thứ 3 tới ngày 7 là khoảng thời gian ẩn chứa nhiều nguy hiểm và có thể xảy ra nhiều biến chứng. Điều này cho thấy việc sớm nhận biết bệnh và theo dõi, điều trị kịp thời rất quan trọng. Chính vì vậy, khi có các dấu hiệu nghi ngờ, bạn có thể tới cơ sở y tế uy tín như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để thăm khám.
Để biết thêm thông tin về các giai đoạn sốt xuất huyết, phương thức theo dõi, điều trị, phòng ngừa hoặc đặt lịch khám bệnh tại MEDLATEC, quý khách hãy gọi tới số 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!