Các tin tức tại MEDlatec
Có thể điều trị lao phổi tại nhà không và một vài lưu ý cần biết
- 30/11/2023 | Giải đáp thắc mắc: Bệnh lao phổi có chữa được không?
- 12/08/2024 | Tư vấn: Lao phổi giai đoạn cuối biểu hiện như thế nào?
- 01/09/2023 | Giải đáp thắc mắc: bệnh lao phổi có đi làm được không?
- 25/10/2024 | Xét nghiệm MGIT - Phương pháp chẩn đoán lao phổi tiên tiến
- 31/10/2024 | Ho kéo dài không dứt, cô gái 28 tuổi đi khám phát hiện mắc lao phổi
1. Lao phổi là bệnh gì?
1.1. Khái quát bệnh lý
Lao phổi là bệnh lý liên quan đến tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis. Không chỉ phổi, nhiều hệ cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng.
Bệnh lao phổi dễ lây lan qua đường hô hấp
Sự nguy hiểm của căn bệnh này là có thể lây lan khi mọi người tiếp xúc với vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis, lây nhiễm qua đường hô hấp.
1.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến bệnh lao phổi chính là do sự tấn công của Mycobacterium Tuberculosis. Bên cạnh phổi, vi khuẩn còn lan đến hệ cơ quan khác, gây ra bệnh lý lao tương ứng tại từng cơ quan chẳng hạn như lao màng não, lao màng bụng, lao hạch,...
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn gây lao thường bị hệ miễn dịch ngăn chặn. Tuy nhiên, ở người bị suy giảm khả năng đề kháng, vi khuẩn gây bệnh khó bị tiêu diệt hoàn toàn. Khi đó, chúng sẽ phát triển, thời gian phát bệnh khá nhanh. Vi khuẩn gây lao phổi vẫn có khả năng xâm nhập và phát triển chậm ở người có sức đề kháng tốt, nhưng ít khi phát bệnh.
1.3. Triệu chứng
Khi mới nhiễm bệnh, cơ thể chưa biểu hiện triệu chứng cụ thể. Đến giai đoạn bệnh tiến triển, bệnh nhân mới nhận thấy rõ một vài dấu hiệu như:
- Ho khan, ho ra đờm hoặc ra máu.
- Hay bị toát mồ hôi vào ban đêm.
- Cơ thể bị sốt nhẹ hoặc bị ớn lạnh vào buổi chiều tối.
- Mất cảm giác ngon miệng.
- Cơ thể thường xuyên trong tình trạng mệt mỏi.
- Cân nặng giảm không rõ nguyên do.
Người mắc lao phổi thường bị ho khan
2. Các phương pháp chẩn đoán lao phổi
2.1. Xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn lao qua da
Kỹ thuật phân tích này cho phép bác sĩ đánh giá hệ miễn dịch của bệnh nhân có khả năng tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn lao hay không. Để tiến hành xét nghiệm, bệnh nhân cần phải tiêm Tuberculin dưới da trước 48 đến 72 tiếng.
Tiếp theo, người bệnh được bác sĩ kiểm tra cánh tay xem vừa tiêm thuốc bị sưng hay không. Dựa vào độ lớn của vùng da nhô lên, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán âm tính hoặc dương tính.
Bệnh nhân cần được tiêm Tuberculin dưới da để làm xét nghiệm vi khuẩn lao qua da
2.2. Xét nghiệm máu
Thông qua xét nghiệm máu, bác sĩ có thể đánh giá sự thay đổi của một số tế bào trong hệ miễn dịch, phục vụ xác định bệnh nhân bị nhiễm lao hay không. Theo đó, kết quả dương tính cho biết bệnh nhân bị nhiễm lao tiềm ẩn, chưa bùng phát hoặc nhiễm lao thể hoạt động (đang trong giai đoạn bùng phát).
2.3. Chụp X-quang vùng ngực
Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh chỉ định trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm lao phổi, hoặc cần theo dõi mức độ tiến triển điều trị.
Thông qua phim chụp X-quang, bác sĩ sẽ đánh giá được phần nào mức độ tổn thương phổi. Ở người bị lao phổi, phim chụp xuất hiện nhiều đốm mờ đục, không có sự đồng nhất. Những đốm mờ này có thể là dạng nang tại đỉnh, phía sau thùy trên và phía trên thuỳ dưới.
2.4. Chụp CT
Phương pháp CT cho phép bác sĩ xác định những tổn thương nhỏ mà phim chụp X-quang không hiển thị đầy đủ. Đây là cơ sở quan trọng giúp bác sĩ dự đoán biến chứng, phục vụ xây dựng phác đồ điều trị.
2.5. Nuôi cấy và phân tích mẫu đờm
Kỹ thuật nuôi cấy và xét nghiệm mẫu đơn hỗ trợ bác sĩ xác định bệnh nhân bị mắc lao phổi hay không. Trong đó:
- Xét nghiệm mẫu đờm: Bác sĩ quan sát trực tiếp mẫu đờm dưới hệ thống kính hiển vi chuyên dụng. Tuy vậy, kỹ thuật này có độ nhạy thấp, tính chuẩn xác chưa được cao.
- Nuôi cấy mẫu đờm: Bệnh nhân cần được lấy mẫu đờm liên tục trong vài giờ, hoặc từ 1 đến 2 ngày. Tiếp theo, người ta sẽ nuôi cấy mẫu đờm trong 4 đến 8 tuần (ít nhất là từ 2 đến 4 tuần) trong điều kiện thích hợp. Bên cạnh giúp chẩn đoán lao phổi, phương pháp này còn giúp kiểm tra người bệnh có bị nhiễm lao kháng thuốc hay không.
2.6. Các kỹ thuật chẩn đoán khác
Bên cạnh những phương pháp xét nghiệm trên, bác sĩ đôi khi còn chỉ định cho bệnh nhân thực hiện một vài kỹ thuật phân tích khác. Chẳng hạn như:
- Xét nghiệm axit nucleic.
- Xét nghiệm kiểm tra nước tiểu.
- Xét nghiệm kiểm tra dịch não tủy.
- Xét nghiệm đánh giá chức năng đông máu.
3. Có thể điều trị lao phổi tại nhà không?
Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị mắc lao phổi không xuất hiện triệu chứng, đồng thời vi khuẩn chưa hoạt động (lao tiềm ẩn) có thể điều trị tại nhà hoặc chưa phải điều trị. Tuy nhiên với trường hợp bị lao phổi đã biểu hiện triệu chứng, có khả năng lây lan, bệnh nhân cần nhập viện điều trị.
Nếu chưa biểu hiện triệu chứng, chưa có khả năng lây lan, bạn có thể điều trị lao phổi tại nhà
Như vậy, người bị lao phổi có được điều trị tại nhà hay không còn tùy thuộc vào thể lao. Nếu nghi ngờ bị nhiễm lao, bạn tốt nhất không nên tự chữa trị tại nhà mà hãy đến sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, hướng dẫn cụ thể.
4. Lưu ý khi điều trị lao phổi tại nhà
4.1. Vệ sinh cá nhân, nghỉ ngơi đúng cách
Trong quá trình điều trị lao phổi tại nhà, người bệnh cần vệ sinh cá nhân đúng cách và nghỉ ngơi điều độ. Cụ thể như:
- Tạm nghỉ học hoặc hoặc nghỉ làm để tránh nguy cơ lây lan cho người xung quanh.
- Nếu phải tiếp xúc với người khác, bệnh nhân cần đeo khẩu trang. Đồng thời luôn chuẩn bị sẵn khăn giấy che miệng khi hắt hơi, không vứt khăn giấy bừa bãi.
- Rửa tay bằng dung dịch diệt khuẩn hoặc xà phòng có tác dụng diệt khuẩn.
- Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, phòng ở cần đảm bảo thoáng mát và có ánh sáng mặt trời.
- Mỗi ngày, bệnh nhân cố gắng ngủ từ 7 đến 8 tiếng.
- Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nhớ tái khám theo lịch hẹn.
Trong thời gian điều trị tại nhà, bạn nên ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày
4.2. Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học
Người bị lao phổi nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để hỗ trợ khả năng đề kháng của cơ thể. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần cân đối lượng chất đạm, chất béo, tinh bột, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Trong thời gian điều trị bệnh, bạn đôi khi sẽ cảm thấy chán ăn. Do vậy, bạn hãy cố gắng ăn thành nhiều bữa, đổi món liên tục.
4.3. Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn
Bệnh nhân bị lao phổi thường phải dùng thuốc trong 6 đến 12 tháng, tùy theo tình trạng bệnh lý và mức độ tiến triển. Trong thời gian dùng thuốc, bạn cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, không dừng uống thuốc đột ngột ngay cả khi triệu chứng giảm bớt. Vì nếu tự ý bỏ thuốc, người bệnh dễ bị kháng thuốc, giảm sút hiệu quả điều trị.
Ngoài ra, người chăm sóc bệnh nhân nên thay đồ thường xuyên, đeo khẩu trang nếu phải tiếp xúc gần, xét nghiệm lao định kỳ.
Thực tế, điều trị lao phổi tại nhà chỉ áp dụng cho bệnh nhân chưa biểu hiện triệu chứng, chưa có nguy cơ lây lan cho người khác. Tuy nhiên trước khi dùng thuốc tại nhà, người bệnh cần được kiểm tra sức khỏe tại cơ sở y tế. Trường hợp nghi ngờ bị nhiễm lao, bạn nên tìm đến địa chỉ y tế uy tín như chuyên khoa Hô hấp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ kiểm tra cụ thể hơn. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng gọi đến số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!