Các tin tức tại MEDlatec
Từ A đến Z về cúm A H1N1: Triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
Key: cúm a h1n1
Cúm A H1N1: Triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
Phần lớn người nhiễm cúm A H1N1 đều có triệu chứng nhẹ và có thể tự khỏi nhưng cũng có những trường hợp gặp biến chứng nặng dẫn đến tử vong. Dưới đây là những thông tin về loại cúm này, đặc biệt là về cách nhận biết triệu chứng, phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh.
1. Cúm A H1N1 là gì?
Trước đây, cúm A H1N1 còn có tên gọi là “cúm lợn” vì nhiều người cho rằng bệnh chủ yếu lây từ lợn. Tuy nhiên, chủng virus này còn kết hợp từ các nguồn lây khác như lợn, chim và người.
Năm 2009, virus cúm A H1N1 đã ra gây đại dịch
Virus cúm A H1N1 có thể sống 5 phút nếu bám vào lòng bàn tay, sống từ 8 đến 12 tiếng nếu bám vào quần áo và có thể tồn tại từ 12 đến 48 tiếng nếu bám trên bề mặt bàn và tủ. Trong môi trường nước với nhiệt độ 22 độ C, chúng có thể sống đến 4 ngày và có thể sống đến vài tuần ở nhiệt độ từ 0 đến 4 độ C. Thậm chí, ở nhiệt độ khô và lạnh, chúng có thể tồn tại cả năm.
Theo một số chuyên gia, cúm A H1N1 có thể có liên quan đến đại dịch cúm ở Tây Ban Nha vào năm 1918. Đại địch này đã khiến gần 100 triệu người tử vong và lây nhiễm cho khoảng 500 triệu người trên toàn cầu.
Năm 2009, đại dịch cúm A H1N1 diễn ra đầu tiên ở Mexico, sau đó đã lan rộng ra 160 quốc gia trên toàn cầu và khiến cho hàng trăm nghìn ca tử vong. Năm 2010, Tổ chức Y tế thế giới đã thông báo chấm dứt đại dịch này, tuy nhiên, virus cúm A H1N1 tiếp tục lưu hành rộng rãi dưới dạng virus cúm theo mùa và gây bệnh và gây tử vong ở nhiều quốc gia.
Virus cúm A H1N1 có thể lây nhiễm qua những con đường dưới đây:
- Do hít phải giọt bắn của người bệnh khi ho hắt hơi.
- Vô tình chạm tay vào những đồ vật có chứa virus chẳng hạn như nước ấm, mặt bàn, khăn tắm,... Sau đó đưa tay lên mắt và miệng. Đây chính là điều kiện thuận lợi để virus theo đường hô hấp, xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cúm.
- Nếu tiếp xúc gần người người bệnh, hôn hay quan hệ tình dục với người bệnh thì bạn sẽ có nguy cơ cao bị lây nhiễm virus. Ở những nơi đông người như nơi tổ chức lễ hội, trường học, công viên,... thì khả năng lây lan virus càng mạnh mẽ.
2. Triệu chứng nhận biết virus cúm A H1N1
Người nhiễm virus cúm A H1N1 thường xuất hiện một số triệu chứng như sau:
● Sốt cao hơn 38 độ C, có thể kèm theo cảm giác ớn lạnh.
● Đau đầu và chóng mặt.
● Đau nhức cơ.
● Chán ăn.
● Đau họng, viêm họng, ho nhiều.
● Hắt hơi nhiều, chảy nước mũi.
● Khó thở.
● Buồn nôn và tiêu chảy.
Người bệnh thường xuyên hắt hơi và chảy nước mũi
Những biểu hiện của bệnh thường rất đa dạng và mức độ nhẹ hay nặng còn phụ thuộc vào từng bệnh nhân cụ thể. Thông thường, bệnh nhân thường sốt kéo dài từ 2 đến 5 ngày. Trong khi đó, các loại virus khác chỉ khiến người bệnh bị sốt trong vòng từ 24 đến 48 giờ.
3. Cúm A H1N1 có nguy hiểm không?
Phần lớn người bệnh đều tự khỏi trong khoảng 2 tuần và không cần dùng thuốc. Chính vì lý do này, rất nhiều người chủ quan cho rằng cúm A H1N1 không nguy hiểm, không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.Tuy nhiên, quan điểm này là chưa đúng.
Trên thực tế, đây là loại virus có thể lây lan nhanh chóng và có thể dễ dàng tạo thành đại dịch. Hơn nữa, với những trường hợp có hệ miễn dịch kém, bệnh có thể tiến triển nặng, gây biến chứng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, những biểu hiện của bệnh cũng dễ gây nhầm lẫn dẫn đến việc điều trị bị gián đoạn và làm tăng nguy cơ biến chứng.
- Gây suy hô hấp cấp với những triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, thở dốc, mạch đập nhanh,... Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể gặp biến chứng khác như suy thận, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi, viêm xoang, suy đa tạng và tử vong.
Virus cúm A khiến bệnh tiểu đường nghiêm trọng hơn
- Virus cúm A H1N1 có thể khiến cho những bệnh mạn tính của người bệnh tiến triển nhanh hơn, càng trở nên nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, viêm gan, hen suyễn, bệnh lý về tim mạch,...
- Mẹ bầu bị nhiễm virus cúm A H1N1 sẽ có thể gặp biến chứng cao hơn những bệnh nhân khác. Vì thế, đối tượng này cần tích cực áp dụng các biện pháp phòng bệnh cúm.
4. Điều trị và ngăn ngừa cúm A H1N1
Đối với các trường hợp nhẹ, người bệnh có thể được chăm sóc tại nhà. Nếu bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng cho thấy bệnh đang tiến triển phức tạp thì cần được nhập viện sớm.
Bác sĩ có thể cân nhắc về việc dùng thuốc kháng virus, thuốc điều trị triệu chứng,... cho bệnh nhân nặng. Người bệnh cần lưu ý không nên tự ý mua và dùng thuốc.
Để phòng ngừa cúm cúm A/H1N1, bạn có thể thực hiện những biện pháp dưới đây:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
- Loại bỏ thói quen đưa tay lên miệng, mắt, mũi.
- Vệ sinh các bề mặt, đồ dùng hàng ngày.
- Thường xuyên mở cửa phòng, lớp học và nơi làm việc để môi trường được thông thoáng, để virus không có cơ hội phát triển.
- Giữ ấm cơ thể.
- Ăn uống đủ dinh dưỡng.
- Tập luyện nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe.
- Người có bệnh mạn tính, người cao tuổi, trẻ em và mẹ bầu không nên tiếp xúc với người bị cúm hoặc đang có triệu chứng bất thường.
- Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, nhất là bệnh viện để hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo.
-
Nếu có biểu hiện bất thường thì nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán bệnh và xử
trí kịp thời không tiếp xúc gần với bệnh nhân được xác định hoặc nghi ngờ mắc
bệnh.
Nên tiêm vắc xin để hạn chế nguy cơ mắc cúm A H1N1
- Tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.
Hi vọng qua những thông tin trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh cúm A H1N1. Nếu cần tìm hiểu thêm về bệnh hoặc có nhu cầu đặt lịch thăm khám, mời bạn liên hệ đến tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, các tổng đài viên luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
BS Chỉnh đã duyệt
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!