Các tin tức tại MEDlatec
Giọng nói yếu hụt hơi là bệnh gì: Lý giải chi tiết nguyên nhân
- 30/11/2023 | Bị hụt hơi, khó thở là dấu hiệu của bệnh gì? Cách chẩn đoán
- 31/08/2023 | Thở hụt hơi là dấu hiệu liên quan đến bệnh lý nào?
- 30/11/2023 | Các nguyên nhân gây khó thở và biện pháp xử trí
1. Giọng nói yếu hụt hơi là như thế nào?
Giọng nói yếu, hụt hơi là hiện tượng giọng nói không rõ ràng, thiếu sức hoặc nói thều thào, mệt mỏi khi nói. Người mắc tình trạng này thường phải dừng lại để thở khi nói chuyện hoặc khó nói với âm lượng lớn.
Biểu hiện thường thấy khi giọng nói yếu, hụt hơi là: Nói nhỏ, giọng khàn, nói run rẩy, phát âm không rõ ràng, cảm giác như bị thiếu sức và khó thở. Hiện tượng này cũng có thể đi kèm:
- Cảm giác khó khăn khi hít thở, nhất là khi nói nhiều, nói lâu.
- Đau hoặc ngứa họng.
- Ho liên tục nhưng không có đờm.
- Khó nuốt.
Người bệnh bị hụt hơi, khó nói, giọng nói yếu
2. Giọng nói yếu hụt hơi là bệnh gì?
2.1. Giọng nói yếu hụt hơi không xuất phát từ bệnh lý
Không phải trong trường hợp nào cũng cần lo lắng giọng nói yếu hụt hơi là bệnh gì vì hiện tượng này nhiều khi xuất phát từ căng thẳng, lo âu quá mức. Do lo lắng, căng thẳng nên cơ hô hấp bị co thắt, ảnh hưởng đến khả năng thở và phát âm.
Mặt khác, khi lo lắng, hệ thần kinh tự chủ sẽ kích thích phản ứng fight-or-flight (chiến đấu hoặc bỏ chạy), khiến cơ thể có những thay đổi về nhịp thở và giọng nói.
2.2. Giọng nói yếu hụt hơi do bệnh lý
2.2.1. Vấn đề về thanh quản
Thanh quản tạo ra âm thanh nên khi có các vấn đề ở thanh quản như viêm thanh quản, tổn thương dây thanh âm hoặc polyp, hạt xơ, nang hoặc viêm dầy dây thanh,... giọng nói sẽ bị ảnh hưởng. Đây là nguyên nhân đầu tiên nên nghĩ tới khi thắc mắc giọng nói yếu hụt hơi là bệnh gì. Người bị vấn đề về thanh quản thường có triệu chứng như sau:
- Nói khàn, nói hụt hơi hoặc mất tiếng hoàn toàn.
- Đau họng kéo dài, khó khăn khi nuốt hoặc nói.
- Cảm giác có vật gì mắc kẹt trong cổ họng.
2.2. Bệnh phổi mạn tính
Các bệnh phổi mạn tính như viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hoặc hen suyễn, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp oxy cho cơ thể nên dẫn đến tình trạng khó thở và hụt hơi khi nói.
Khi mắc bệnh phổi mạn tính, khả năng hít thở sâu giảm nên khi nói, cơ thể không thể cung cấp đủ oxy để duy trì giọng nói mạnh như bình thường. Vì thế, trường hợp đang băn khoăn chưa biết giọng nói yếu hụt hơi là bệnh gì người bệnh có thể nghi ngờ nguy cơ mắc bệnh lý về phổi. Người mắc nhóm bệnh lý này cũng sẽ gặp những triệu chứng đi kèm như:
- Khó thở, thở gấp khi nói hoặc vận động.
- Giọng yếu, mất sức, không thể nói liên tục.
- Ho kéo dài, có đờm hoặc khạc nhổ thường xuyên.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể khiến người bệnh bị hụt hơi, nói yếu
2.3. Rối loạn thần kinh cơ
Một số bệnh lý thần kinh cơ như Parkinson, xơ cứng teo cơ bên, nhược cơ, có thể ảnh hưởng đến các cơ quan điều khiển hơi thở và phát âm. Khi các cơ này yếu đi, giọng nói của người bệnh sẽ trở nên yếu hơn và khó duy trì sức nói như bình thường. Các triệu chứng thường thấy ở người mắc bệnh rối loạn thần kinh cơ bao gồm:
- Giọng nói yếu, không rõ ràng.
- Cảm giác nghẹn, khó thở khi nói.
- Các triệu chứng thần kinh khác: Run tay, chân, khó khăn trong di chuyển.
2.4. Nhiễm lạnh
Bị nhiễm lạnh đột ngột làm niêm mạc vùng cổ và họng viêm và đau, trong đó có niêm mạc dây thanh âm. Người bệnh có biểu hiện khàn tiếng đột ngột, khó nói, nuốt đau rát, kèm mệt mỏi, sốt, ăn uống kém. Hai dây thanh khi khám xung huyết, căng mọng ảnh hưởng đến hoạt động rung dẫn tới mất tiếng.
2.5. Ung thư thanh quản
Khàn tiếng, mất tiếng, khó phát âm kéo dài dù đã điều trị nhưng không đáp ứng có thể là dấu hiệu của ung thư thanh quản. Tỷ lệ bệnh gặp ở nam giới cao hơn so với nữ do thói quen sử dụng bia rượu, thuốc lá. Bệnh thường kèm theo đau rát họng khi nuốt, nuốt vướng ngày càng tăng, khó thở, sờ thấy hạch cổ.
3. Điều trị bệnh lý gây giọng nói yếu, hụt hơi như thế nào?
Nếu tình trạng giọng nói yếu hụt hơi kéo dài, nhất là khi kèm theo các triệu chứng như đau họng, ho kéo dài, khó thở, hay mệt mỏi,... người bệnh cần khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân. Thông thường, việc điều trị giọng nói yếu hụt hơi phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này, ví dụ như:
- Trường hợp viêm họng: Bác sĩ thường kê đơn thuốc giảm kích ứng hoặc thuốc giảm viêm để giảm triệu chứng viêm.
- Trường hợp vấn đề về thanh quản: Tùy vào bệnh lý thanh quản mắc phải, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng viêm hoặc thuốc giảm đau để làm giảm viêm nhiễm. Nếu cần thiết, phẫu thuật có thể được thực hiện để loại bỏ các u nang hoặc điều trị liệt dây thanh.
- Trường hợp bệnh đường hô hấp: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giãn phế quản, thuốc điều trị hen suyễn và dùng thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng.
Các trường hợp giọng nói yếu hụt hơi do vấn đề về tâm lý và mệt mỏi cần có biện pháp cải thiện tích cực về tinh thần. Luyện tập yoga, thiền, hít thở sâu,... có thể cải thiện tâm trạng để không xảy ra tình trạng lo lắng quá mức ảnh hưởng đến hơi thở và giọng nói.
Khi có dấu hiệu bất thường người bệnh cần đến gặp bác sĩ để chẩn đoán đúng giọng nói yếu hụt hơi là bệnh gì
4. Biện pháp phòng ngừa giọng nói yếu hụt hơi
Đi kèm với việc thăm khám và sử dụng thuốc, bạn cũng cần chăm sóc cơ thể tốt để tránh gặp tình trạng giọng nói yếu cũng như hụt hơi. Bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau đây để giúp phòng ngừa tình trạng này:
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, mang áo ấm và khẩu trang khi đi ra ngoài.
- Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ vùng miệng họng và tránh hút thuốc lá để tránh các nguy cơ gây bệnh lý ảnh hưởng đến hô hấp và thanh quản.
- Thường xuyên thực hiện các biện pháp hỗ trợ cải thiện tinh thần để không bị căng thẳng hay lo lắng quá mức.
- Uống đủ nước để tránh khô cổ họng và thanh quản.
- Tập bài hít thở sâu để cải thiện khả năng cung cấp oxy cho cơ thể, tăng chất lượng giọng nói.
Người bệnh hầu như không thể tự kết luận giọng nói yếu hụt hơi là bệnh gì. Vì thế, trong các trường hợp bất thường, tốt nhất cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ chuyên khoa để thực hiện những kiểm tra cần thiết. Việc làm này sẽ giúp người bệnh xác định nguyên nhân và điều trị đúng, biết cách chăm sóc sức khỏe để bảo vệ giọng nói và hệ hô hấp.
Để đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hàng hãy liên hệ trực tiếp tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!