Các tin tức tại MEDlatec

Nếu chưa biết khó thở nên làm gì thì hãy đọc ngay bài viết này

Ngày 15/08/2020
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Khi hít vào và thở ra gặp khó khăn và khiến bạn cảm thấy như bị thiếu oxy hay có vật nặng đè trên ngực mình đó chính là khó thở. Hiện tượng này xảy ra với nhiều người và do không biết cách xử trí nên khó tránh khỏi hệ lụy xấu cho sức khỏe. Vậy khi bị khó thở nên làm gì, dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn ấy.

1. Khó thở là do đâu?

Hiện tượng Khó thở thường xảy ra với rất nhiều người, chủ yếu do những lý do sau:

- Khó thở sinh lý: chỉ xảy ra trong khoảng thời gian ngắn và không tái phát.

+ Vướng dị vật đường thở: khi có một vật nào đó mắc vào thanh quản, phế quản, khí quản, mũi chúng sẽ chặn đường thở và gây nên cơn khó thở. Trường hợp này, đa phần người bệnh sẽ bị vã mồ hôi, mặt đỏ bừng hoặc tím tái.

Vướng dị vật trong cổ họng có thể gây khó thở

+ Vận động mạnh: vận động mạnh quá sức khiến tim đập nhanh, thở hổn hển, thở gấp, thở khó, thậm chí có thể ngất xỉu. Lý do gây nên tình trạng ấy là bởi cơ thể chưa quen với tần suất hoạt động mạnh nên nảy sinh phản ứng tiêu cực.

+ Lo lắng quá mức: tâm lý này khiến cho tim đập nhanh, người nóng, chân tay run và khó thở. + Hít phải khí độc hoặc mùi lạ: nhiều người khi ngửi thấy mùi lạ hay khí độc cũng sẽ bị khó thở vì lúc ấy cơ thể sẽ nín hoạt động hít vào.

- Khó thở bệnh lý: hiện tượng khó thở có sự tái phát, có thể lặp lại vào cùng thời điểm trong ngày.

+ Lao phổi: ngoài tình trạng khó thở, người bệnh còn hay sốt nhẹ về chiều.

+ Phù phổi cấp: khó thở chủ yếu diễn ra vào ban đêm, đột ngột, khạc ra bọt màu hồng, người bệnh dễ bị tím tái.

+ Giãn phế quản, tràn khí màng phổi: các cơn đau tức ngực thường đến trước sau đó người bệnh cảm thấy vô cùng khó thở, nhất là khi hít vào.

+ Hen phế quản: tiếng thở rít, thở ra gặp nhiều khó khăn, nếu bị ho sau khi khó thở sẽ khạc ra nhiều đờm.

+ Tắc nghẽn phổi mạn tính: cơn khó thở ban đầu thường ít nhưng sẽ trở nên nhiều hơn về sau.

+ Áp xe phổi, ung thư phổi: tức ngực, khó thở, khò khè.

+ Viêm mũi dị ứng: ngạt mũi, sổ mũi, khó thở, ngứa mũi, hắt hơi.

+ Bệnh tim: khi gắng quá sức người bệnh sẽ bị khó thở, tím tái.

+ Thiếu máu, mắc bệnh gan mạn tính.

+ Ure máu cao: hơi thở mùi amoniac, thở nhanh, thở khó.

2. Khi bị khó thở nên làm gì?

2.1. Các bước cần thực hiện

- Trước tiên, khi bạn chưa biết khó thở nên làm gì, hãy dừng mọi hoạt động lại, tìm một điểm chắc chắn để tựa vào, dùng tay nhẹ nhàng vuốt lồng ngực và phần lưng phía sau rồi từ từ hít vào, thở ra một cách đều đặn, nhịp nhàng.

Nếu khó thở kèm đau tức ngực cần gặp bác sĩ ngay

- Theo dõi tình trạng khó thở của mình xem tần suất lặp lại như thế nào, mức độ ra sao. Không phải mọi cơn khó thở đều nguy hiểm vì thế cần phải biết khó thở nên làm gì thì mới đảm bảo được an toàn cho chính mình. Nếu hiện tượng khó thở kéo dài trên 30 phút nó có thể ảnh hưởng nhiều tới tính bệnh, nhất là cơn khó thở gấp. Đặc biệt, khó thở đi kèm những triệu chứng sau thì người bệnh nên nhận sự can thiệp về y tế:

+ Đau tức ngực.

+ Đau cổ.

+ Trong đờm có máu.

Khi đã đến gặp bác sĩ chuyên khoa, bạn nên nói để bác sĩ biết được bạn đang gặp phải tình trạng như thế nào, nó có ảnh hưởng gì đến cuộc sống và tâm lý của bạn. Cụ thể hơn hãy nói về thời điểm hiện tượng này bắt đầu xảy ra, khó thở bớt đi hay tăng lên trong tình huống nào, tình trạng đờm có gì đặc biệt không khi những cơn khó thở xuất hiện,...

Sau khi bác sĩ hỏi về những gì bạn đang gặp phải, thăm khám và thực hiện những kiểm tra cần thiết để chẩn đoán bệnh, họ sẽ nói cho bạn biết khó thở nên làm gì. Lúc này, việc cần làm hơn hết là hãy thực hiện những chỉ dẫn của bác sĩ, tái khám đúng lịch và trao đổi ngay với bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác hay không thấy bệnh tiến triển tốt hơn.

Thăm khám bởi bác sĩ sẽ cho bạn câu trả lời chính xác nhất khó thở nên làm gì

- Lưu ý một số điều:

+ Nếu bị hen suyễn: hãy luôn mang theo bên mình thuốc xịt cắt cơn và dùng ngay thuốc xịt khi cơn hen kịch phát, chỉ nên xịt 3 - 4 lần, mỗi lần cách nhau 15 - 20 phút để giảm cơn khó thở sau đó liên hệ ngay với bác sĩ để có hướng xử lý khó thở nên làm gì trong trường hợp của mình.

+ Bị đau tim đột ngột: nới rộng quần áo, tìm tư thế thoải mái, nghỉ ngơi, dùng thuốc ngậm dưới lưỡi để làm giãn mạch máu và tăng cường cung cấp máu cho tim.

+ Ngưng hút thuốc và các hoạt động quá sức cho tới khi khỏi bệnh.

+ Khó thở kèm tiền sử dị ứng: tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như: hải sản, hóa chất độc hại, phấn hoa, bụi, lông động vật,...

+ Bệnh tim mạch: tuân thủ đúng chỉ dẫn dùng thuốc của bác sĩ, tránh ăn mặn.

2.2. Biện pháp hỗ trợ khác

Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng nên xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học. Nếu đang trong quá trình lao động mà bỗng nhiên lại bị khó thở, hãy dừng lại để nghỉ ngơi, tuyệt đối không gắng sức.

Tập luyện thể thao với những bài tập phù hợp với sức của mình cũng là biện pháp cải thiện hô hấp rất hiệu quả. Vì thế bạn nên duy trì thói quen này và tốt nhất nên tập vào buổi sáng để tận hưởng không khí trong lành, điều này cũng sẽ giúp tình trạng khó thở được cải thiện tốt hơn.

Không phải ai cũng biết được lý do chính xác khiến mình bị khó thở nên sẽ không biết được nó có nguy hiểm hay không. Vì thế, đừng chủ quan nếu hiện tượng này xảy ra, cách tốt nhất để biết chính xác khó thở nên làm gì để nhanh khỏi mà không để lại hệ lụy xấu cho sức khỏe đó là gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám.

Những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây hy vọng hữu ích đối với bạn. Bất kỳ khi nào cần tới sự trợ giúp về y tế để vượt qua cơn khó thở, đừng quên gọi tới tổng đài 1900 56 56 56, tại đây, chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ tư vấn, đưa ra những lời khuyên hữu ích dành cho bạn.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.