Các tin tức tại MEDlatec
Phòng bệnh cúm ở trẻ bằng cách nào?
- 12/05/2021 | Muốn phòng bệnh cúm ở trẻ nhất định cha mẹ cần ghi nhớ
- 01/02/2024 | 7 Nguyên tắc khi chăm sóc trẻ bị bệnh cúm tại nhà
- 01/04/2024 | Bị cúm: Nên uống nước gì và kiêng nước gì?
- 01/11/2023 | Làm thế nào khi trẻ em bị cúm? Những lưu ý quan trọng
- 01/02/2024 | Phương pháp điều trị cúm biến chứng ở trẻ em
1. Triệu chứng cúm ở trẻ
Trước khi tìm hiểu về cách chăm sóc trẻ bị cúm và cách phòng ngừa cúm ở trẻ, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu một số triệu chứng bệnh và con đường lây nhiễm cúm cho trẻ.
- Cúm là bệnh rất thường gặp ở cả người lớn và trẻ em vì nó có thể dễ dàng lây nhiễm qua đường hô hấp. Những tình huống khiến trẻ dễ bị lây cúm như sau:
+ Tay trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc tiếp xúc với với những vật dụng cá nhân của người bệnh có chứa virus.
+ Trẻ tiếp xúc gần với người bệnh. Khi người bệnh ho hoặc hắt xì thì virus sẽ phát tán trong không khí và nếu trẻ không may hít phải thì sẽ bị lây nhiễm bệnh.
Nên đưa trẻ đi khám nếu trẻ có biểu hiện bất thường
- Khi mắc bệnh cúm, trẻ có thể xuất hiện những biểu hiện như sau:
+ Sốt cao.
+ Có cảm giác ớn lạnh.
+ Ho khan.
+ Nghẹt mũi.
+ Đau vùng lưng, tay, chân.
+ Cơ thể mệt mỏi.
2. Cách chăm sóc khi trẻ bị cúm
Khi trẻ bị cúm, cha mẹ cần liên tục theo dõi trẻ và thực hiện một số lưu ý như sau:
- Cho trẻ cách ly để phòng ngừa lây nhiễm cho những trẻ khác. Trường hợp trẻ ra khỏi phòng, cha mẹ cần lưu ý đeo khẩu trang cho trẻ.
Nhắc trẻ đeo khẩu trang nếu trẻ cần ra ngoài
- Nếu không thực sự cần thiết thì không nên cho trẻ tiếp xúc với mọi người xung quanh.
- Có thể cho trẻ dùng thuốc giảm ho, hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
- Thường xuyên vệ sinh mắt, mũi và họng cho trẻ bằng dung dịch muối 0,9%.
- Đo nhiệt độ liên tục cho trẻ, quan sát da môi và đầu ngón tay của trẻ.
- Cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng, mềm như cháo, bột, sữa.
- Vệ sinh kỹ những đồ dùng cá nhân của trẻ bằng xà phòng sát khuẩn.
- Đảm bảo cho trẻ mặc đủ ấm khi trời lạnh.
- Khi trẻ không sốt, tắm cho trẻ bằng nước ấm, tắm và thay quần áo nhanh cho trẻ.
3. Hướng dẫn phòng bệnh cúm ở trẻ
Để phòng bệnh cúm ở trẻ, các bậc phụ huynh nên thực hiện những biện pháp tăng cường miễn dịch cho trẻ. Dưới đây là những lưu ý cụ thể:
- Mẹ nên cho trẻ ăn đầy đủ các dưỡng chất, đặc biệt là những dưỡng chất giúp tăng cường miễn dịch, bao gồm:
+ Chất đạm từ cá, tôm, thịt, trứng,... Tùy thuộc vào lứa tuổi mà nhu cầu của trẻ cũng sẽ khác nhau.
+ Vitamin C cũng là yếu tố giúp miễn dịch khỏe mạnh hơn. Vitamin C thường có nhiều trong các loại quả họ cam, quýt, dâu tây, rau cải xoăn, ổi hay ớt chuông đỏ,...
+ Vitamin A: Mẹ có thể bổ sung vitamin A cho trẻ từ một số loại rau xanh như rau cải bó xôi, súp lơ, bí đỏ,...
+ Bổ sung sắt thông qua các loại thịt cá, gan, sò, hàu, các loại rau xanh đậm,...
+ Cho trẻ uống sữa và ăn một số sản phẩm từ sữa.
- Động viên trẻ tăng cường vận động mỗi ngày
Không chỉ bổ sung chất dinh dưỡng, cha mẹ nên khuyến khích trẻ thường xuyên vận động. Đây cũng là cách giúp trẻ khỏe mạnh hơn và phòng chống bệnh tật hiệu quả hơn, đặc biệt rèn luyện thể chất sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện.
Mẹ hãy động viên trẻ lựa chọn những bộ môn thể thao tùy theo sở thích và khả năng của trẻ, chẳng hạn như môn bơi lội, chơi cầu lông, đi xe đạp,... Tập luyện thể thao mỗi ngày cũng là cách giúp trẻ vui vẻ hơn, thư giãn hơn, rất tốt cho não bộ, từ đó trẻ học tập hiệu quả hơn.
Tiêm vắc xin là cách giúp trẻ nâng cao hệ miễn dịch
- Tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch
Có thể nói rằng, đây là cách phòng bệnh hiệu quả và an toàn nhất. Hiện nay, mẹ có thể lựa chọn tiêm phòng cúm cho con để phòng ngừa căn bệnh rất phổ biến này. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những trẻ tiêm vắc xin nhưng vẫn bị mắc cúm, nguyên nhân là do thời gian tiêm chưa đủ lâu để thuốc phát huy hiệu quả và chủng cúm mà trẻ gặp phải không có trong vắc xin. Sau khi tiêm phòng, trẻ có thể gặp phải một số tác dụng phụ như mệt mỏi, đau đầu hoặc đau ở vị trí tiêm. Những triệu chứng này sẽ mất đi sau vài ngày.
Dịch cúm thường bùng phát vào mùa thu và đông nên đây cũng là thời điểm thích hợp để tiêm phòng cúm. Tuy nhiên, trẻ có thể nhiễm virus cúm ở bất cứ thời điểm nào, do đó cha mẹ cũng không cần thiết phải chờ đến mùa thu, đông mới tiêm phòng cho con mà có thể tiêm vào thời điểm thuận tiện nhất.
- Giữ môi trường sống sạch sẽ
Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng. Không gian sống và phòng ngủ của trẻ cần đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ để hạn chế tối đa nhiễm phải các loại virus gây bệnh. Do đó, bạn nên thường xuyên vệ sinh không gian sống, đồ dùng cá nhân, đồ chơi của bé bằng các dung dịch sát khuẩn.
Hướng dẫn trẻ rửa tay và tắm rửa mỗi ngày. Khi ho và hắt hơi nên che miệng lại. Đồng thời thường xuyên súc miệng với dung dịch sát khuẩn. Khi đến nơi đông người, nên đeo khẩu trang cho trẻ.
Nên khuyến khích trẻ uống nước đầy đủ mỗi ngày
Đặc biệt mẹ nên cho trẻ uống đủ nước để tăng cường hoạt động trao đổi chất, đào thải độc tố cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, đừng quên cho trẻ đi ngủ sớm để đảm bảo sức khỏe, giúp cải thiện trí não, phát triển chiều cao và nâng cao miễn dịch, phòng ngừa bệnh.
Trên đây là những thông tin giúp các bậc phụ huynh biết cách phòng bệnh cúm ở trẻ hiệu quả. Hiện nay Hệ thống Y tế MEDLATEC với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao cùng với các thiết y tế hiện đại đang là một trong những cơ sở y tế đáng tin cậy mà cha mẹ hoàn toàn yên tâm khi cho con sử dụng các dịch vụ y tế tại đây.
Nếu muốn tiêm phòng cúm cho trẻ hoặc đặt lịch khám khi trẻ có biểu hiện bất thường, mời các bậc phụ huynh liên hệ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!