Các tin tức tại MEDlatec
Tình trạng nhiễm trùng sơ sinh điều trị như thế nào?
- 23/07/2021 | Các bệnh nhiễm trùng tim thường gặp và phương pháp chẩn đoán
- 22/07/2021 | Những thông tin cần biết về hội chứng phát ban nhiễm trùng
- 16/07/2021 | Biến chứng nhiễm trùng sau cắt amidan - những điều cần ghi nhớ
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng sơ sinh là gì?
Trẻ em, đặc biệt là những em bé mới sinh có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng rất cao bởi hệ miễn dịch trong cơ thể các con còn yếu kém nên khó có thể chống lại các loại vi khuẩn virus xâm nhập vào cơ thể. Tình trạng nhiễm trùng sơ sinh xảy ra khi các em bé mới chào đời trong 3 ngày đầu tiên (72 giờ đầu tiên) có xuất hiện các triệu chứng bị mắc bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là những bệnh về da. Đây là loại bệnh lý rất phổ biến và gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe các em bé, thậm chí có trường hợp nặng có thể bị tử vong.
Bệnh nhiễm trùng sơ sinh có thể bắt nguồn từ khi thai nhi đang nằm trong bụng mẹ, bị lây nhiễm trong quá trình sinh nở hoặc bị lây nhiễm trong những ngày đầu được chăm sóc. Một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến phải kể đến:
-
Các bệnh lý nghiêm trọng như Giang mai bẩm sinh, Rubella, HIV, cytomegalovirus hay toxoplasma thường bị lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Ngoài ra, các mẹ bầu có bệnh lý viêm nhiễm cơ quan sinh dục cũng sẽ dễ dàng lây nhiễm cho em bé do tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sinh nở.
Trường hợp các mẹ bầu bị viêm nhiễm vùng kín khi sinh nở rất dễ lây nhiễm cho các con
-
Mẹ bị vỡ ối sớm hay bị hở cổ tử cung sẽ khiến các vi khuẩn có hại từ vùng bộ phận sinh dục người mẹ dễ dàng men theo đường nước ối để lây nhiễm cho trẻ. Việc thăm khám bộ phận sinh dục quá nhiều trong thai kỳ cũng sẽ khiến trẻ có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.
-
Người mẹ sinh khó, kéo dài trong nhiều giờ khiến cổ tử cung bị mở liên tục, các loại vi khuẩn virus từ âm hộ người mẹ hoặc từ bên ngoài môi trường có cơ hội xâm nhập làm hại cơ thể bé.
-
Các vật dụng y tế không được vệ sinh đúng cách khiến cho các vi khuẩn virus tích tụ trên đó gây viêm nhiễm cho các con. Các trường hợp trẻ bị sinh non nhưng không được nằm viện trong môi trường an toàn vệ sinh sẽ khiến trẻ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng do sức khỏe quá yếu kém.
-
Sau khi sinh em bé cũng có nguy cơ bị mắc các bệnh lý nhiễm trùng bởi việc quá nhiều người tiếp xúc trực tiếp với làn da nhạy cảm của các con. Đồ dùng cho trẻ (tã quấn, chăn, bình sữa,...) không được vệ sinh kỹ cũng khiến các em bé có nguy cơ bị viêm nhiễm. Ngoài ra, việc mẹ không vệ sinh đầu vú trước khi cho các con bú cũng sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể non nớt của các con.
2. Một số triệu chứng bệnh nhiễm trùng sơ sinh?
Tùy thuộc vào dạng bệnh lý mà các em bé bị lây nhiễm sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh khác nhau, thế nhưng những trường hợp sau đây lại khá phổ biến và rõ ràng nên các bậc phụ huynh có thể phát hiện bệnh sớm:
-
Nhiễm trùng ảnh hưởng đến hô hấp: trẻ bị rối loạn nhịp tim, cơ thể xanh xao, thở nhanh, thở gấp hay đôi khi bị ngừng thở.
-
Ảnh hưởng tim mạch: Nhịp tim có thể tăng nhanh tới 160 lần/phút hoặc cao hơn, da nổi bông, các ngón tay ngón chân bị lạnh buốt, da dẻ kém sắc,...
-
Da và niêm mạc bị nhiễm trùng: phát ban, da tái nhợt hoặc nổi vân tím, da bị vàng, da thô bì hoặc sưng phù,...
-
Tiêu hóa: Trẻ không chịu bú mẹ nhưng bụng vẫn bị phình to, nôn trớ, xuất hiện tiêu chảy kèm dịch nhầy có màu lạ,...
-
Trường hợp viêm nhiễm ảnh hưởng đến thần kinh: Trẻ có thể sẽ bị co giật, vùng thóp bị nổi phồng, cơ thể lờ đờ, đôi khi có thể bị hôn mê.
-
Nhiễm trùng huyết học: Da các em bé có triệu chứng bị tụ máu dưới, tử ban và vùng gan lách sưng to.
Thông thường thì các bệnh nhiễm trùng sơ sinh thường chỉ xuất hiện trong 3 ngày đầu tiên sau khi sinh, thế nhưng cũng có không ít trường hợp cơ thể các con gặp phải những triệu chứng bệnh vào ngày thứ 5 sau sinh. Những trường hợp này được gọi là nhiễm trùng sơ sinh muộn.
Trường hợp các đầu ngón chân và ngón tay của em bé sơ sinh bị lạnh buốt có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng sơ sinh
3. Điều trị và ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng sơ sinh như thế nào?
Có thể sử dụng kháng sinh để điều trị tình trạng nhiễm trùng sơ sinh. Hai loại kháng sinh được chỉ định dùng là Ampicillin và Penicillin thuộc nhóm β lactamin, tuy nhiên trong một số trường hợp cũng có thể cho các con dùng Ampicillin hoặc Penicillin kết hợp với Gentamicin hoặc Amikacin để điều trị bệnh.
Ngoài ra, các loại thuốc kháng sinh khác cũng sẽ được chỉ định tùy theo chẩn đoán bệnh nằm ở vùng cơ quan nào hay loại viêm nhiễm gì. Liều dùng cho các em bé mới được mấy ngày tuổi phải được theo dõi sát sao từ các y bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tùy tiện cho trẻ uống thuốc khi chưa được chỉ định từ bác sĩ.
Kết hợp với việc sử dụng thuốc để chữa bệnh nhiễm trùng sơ sinh thì các bậc phụ huynh cũng cần phải thực hiện nghiêm ngặt các vấn đề về vệ sinh thân thể cũng như vệ sinh đồ dùng cho trẻ, tránh trường hợp bệnh trở nặng do mất vệ sinh. Người mẹ và những người chăm sóc em bé cũng cần được vệ sinh sạch sẽ tay trước khi tiếp xúc trực tiếp với các con. Khoang gian phòng cũng không được quá ẩm thấp, khói bụi dễ ảnh hưởng hô hấp trẻ, nắng nóng chiếu thẳng vào các con cũng sẽ khiến da bị bỏng rát vì làn da trẻ rất nhạy cảm.
Có thể sử dụng kháng sinh để chữa bệnh nhiễm trùng sơ sinh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Bên cạnh đó, các mẹ cũng có thể phòng ngừa bệnh nhiễm trùng sơ sinh cho các con bằng cách thực hiện nghiêm ngặt các vấn đề tiêm phòng trước khi mang thai (ví dụ như bệnh Rubella), đảm bảo bộ phận sinh dục không bị viêm nhiễm khi mang thai (nếu bị bệnh thì các mẹ bầu cần được điều trị sớm và triệt để), khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi, đảm bảo lượng dinh dưỡng đầy đủ nuôi dưỡng cả mẹ và con,...
Các bậc phụ huynh còn cần phải tìm hiểu trước những cơ sở y tế uy tín để khám bệnh phụ khoa, khám thai hay sinh nở, tránh trường hợp xấu có thể xảy ra. Các bạn có thể liên hệ với bệnh viện đa khoa MEDLATEC bằng cách gọi tới đường dây nóng 1900 56 56 56 để đặt lịch khám chữa bệnh nhanh nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!