Các tin tức tại MEDlatec
Trẻ bị chốc lở nên kiêng gì, điều trị như thế nào?
- 14/02/2025 | Trẻ bị chốc lở ở mũi: Những điều cha mẹ nên biết
- 03/12/2024 | Bệnh chốc ở trẻ em điều trị có phức tạp không và những điều cần lưu ý
- 23/05/2025 | Thực hư việc trẻ bị vàng da do sữa mẹ? Khắc phục như thế nào?
1. Những thông tin cơ bản về bệnh chốc lở ở trẻ em
Chốc là nhiễm trùng nông ở da gây nên bởi vi khuẩn, có tính chất lây lan dễ dàng. Chốc thường gặp ở trẻ trong độ tuổi mầm non, được phân loại gồm
1.1. Chốc lở có bọng nước
Đây là bệnh chủ yếu gây nên bởi vi khuẩn tụ cầu. Đặc trưng tổn thương ở bệnh chốc lở có bọng nước là sự khởi phát của các dát màu đỏ với kích thước 0.5 - 1cm. Tại vị trí của các dát này sẽ hình thành bọng nước nhăn nheo, xung quanh có quầng đỏ sau đó chuyển thành dạng bọng mủ đục. Khi bọng nước vỡ ra sẽ tạo thành vảy màu nâu nhạt hoặc vàng nâu, bong ra mà không để lại sẹo.
Chốc lở bọng nước thường xuất hiện ở vùng da hở, lòng bàn tay, bàn chân, không có ở niêm mạc. Trẻ có chốc lở bọng nước thường bị ngứa và dễ lây sang vùng da lành khi trẻ gãi ngứa. Bệnh lý này gây viêm hạch lân cận nhưng khi hiếm khi gây sốt trừ trường hợp xảy ra biến chứng hoặc chốc lan tỏa.
Bị chốc lở trên miệng là vị trí sang thương thường gặp ở trẻ
1.2. Chốc lở không có bọng nuớc
Chốc lở không có bọng nước chủ yếu do liên cầu tan huyết nhóm A gây nên. Khởi phát của chốc lở không có bọng nước là nốt mụn nước và mụn mủ trên da. Mụn này rất nhanh bị dập vỡ, để lại nền da màu đỏ, có dịch ướt và xuất hiện vảy da màu nâu sáng hoặc vàng ở bờ tổn thương.
Chốc lở không bọng nước thường xuất hiện ở chân, tay, miệng, hốc mũi, mặt,... của trẻ và dễ gặp khi có bệnh lý bội nhiễm da. Bệnh có khả năng tiến triển nặng khi da ẩm ướt, bị chàm hoặc nhiễm ký sinh trùng.
2. Cảnh giác trước các nguy cơ biến chứng do chốc lở ở trẻ
Vấn đề trẻ bị chốc lở nên kiêng gì thường rất được cha mẹ quan tâm bởi khi tránh được những yếu tố kích thích, tổn thương da sẽ tăng khả năng hồi phục sớm. Hầu hết trường hợp trẻ bị chốc lở không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tổn thương da không được chăm sóc, điều trị đúng cách, có thể gây biến chứng như:
- Chàm hóa da do thường xuyên tái phát chốc lở.
- Chốc loét khiến tổn thương bị ăn sâu, sau khi khỏi bệnh dễ để lại sẹo xấu.
- Nhiễm trùng huyết do tụ cầu.
- Viêm cầu thận cấp, viêm mô bào sâu, viêm xương, viêm phổi,...
3. Trẻ bị chốc lở nên kiêng gì để tránh khiến bệnh thêm trầm trọng
3.1. Vấn đề cần kiêng trong chế độ ăn uống
Nếu cha mẹ đang băn khoăn trẻ bị chốc lở nên kiêng gì thì hãy chú ý tránh đưa những thực phẩm sau đây vào bữa ăn của trẻ:
- Thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, thực phẩm đóng hộp,... vừa không tốt cho hệ tiêu hóa vừa gây kích ứng da, khiến tổn thương do chốc lở trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thực phẩm chứa gia vị cay nóng dễ làm kích ứng, tăng tình trạng ngứa da.
- Thực phẩm nhiều muối: Kích thích trẻ khát nước, ngứa da nhiều hơn.
- Thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt,... dễ kích thích sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Trẻ bị chốc lở nên tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ
3.2. Vấn đề cần kiêng trong sinh hoạt hằng ngày
Ngoài việc trẻ bị chốc lở nên kiêng gì trong chế độ dinh dưỡng thì cha mẹ cũng nên chú ý giúp con tránh một số vấn đề sau:
- Tránh để trẻ tiếp xúc với côn trùng, vật nuôi để da của trẻ không bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Không nên để trẻ đến nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng để hạn chế nguy cơ trẻ bị côn trùng đốt.
- Tránh để trẻ tiếp xúc hay dùng chung vật dụng cá nhân với người khác vì chốc lở là bệnh dễ lây lan.
- Khi bôi thuốc cho trẻ, cha mẹ cần tránh dùng tay trực tiếp mà hãy đeo găng tay và rửa sạch tay sau khi bôi thuốc.
4. Điều trị chốc lở ở trẻ như thế nào?
Trẻ bị chốc lở mức độ nhẹ thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh dạng bôi. Nếu vết loét lan rộng và tiến triển nghiêm trọng, kéo dài, nguy cơ biến chứng, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định thuốc kháng sinh toàn thân.
Trường hợp đã điều trị bằng thuốc kháng sinh nhưng không hiệu quả, bác sĩ sẽ yêu cầu lấy mẫu dịch chốc lở để làm xét nghiệm kháng sinh đồ. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp xác định tình trạng kháng kháng sinh và tìm ra loại kháng sinh phù hợp để điều trị cho trẻ.
Trong quá trình điều trị, cha mẹ cần theo dõi diễn tiến bệnh của trẻ, nếu tổn thương không cải thiện sau khi dùng thuốc vài ngày hoặc tiến triển nặng hơn thì cha mẹ cần cho con tái khám. Việc làm này sẽ giúp trẻ được đánh giá nguy cơ biến chứng, điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.
Điều trị kháng sinh cho trẻ bị chốc lở cần được tuân thủ đúng phác đồ. Cha mẹ không nên tự ý dừng thuốc khi thấy vết thương đã khô mà cần dùng hết liều bác sĩ chỉ định để điều trị bệnh dứt điểm, giảm khả năng tái phát.
Thăm khám bác sĩ chuyên khoa giúp cha mẹ biết trẻ bị chốc lở nên kiêng gì và điều trị bằng cách nào
Những thông tin được cung cấp trong bài viết này chỉ mang tính tham khảo. Để biết chính xác trẻ bị chốc lở nên kiêng gì, điều trị bằng cách nào tốt nhất, cha mẹ nên cho trẻ thăm khám bác sĩ chuyên khoa. Sau khi đánh giá đúng tình trạng bệnh của trẻ, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả và hướng dẫn cha mẹ chăm sóc trẻ đúng cách để giúp da trẻ mau lành, tránh được các biến chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Trường hợp trẻ có dấu hiệu nghi ngờ về bệnh chốc lở và chưa biết hướng xử trí, cha mẹ có thể liên hệ Hotline 1900 56 56 56, đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Bằng cách này, trẻ sẽ được chẩn đoán đúng bệnh lý mắc phải và được định hướng điều trị an toàn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!