Các tin tức tại MEDlatec
Tư vấn: Cách xử lý khi trẻ ăn vào là bị nôn ra
- 11/08/2020 | Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng buồn nôn chán ăn
- 06/08/2020 | Hỏi đáp: Mệt mỏi, buồn nôn có đáng lo ngại không?
1. Nguyên nhân dẫn đến nôn ói khi ăn ở trẻ
Trẻ ăn vào bị nôn ói là tình trạng phổ biến, bắt nguồn từ những nhóm nguyên nhân sau:
Trẻ nôn trớ
Nôn trớ ở trẻ không phải tất cả là bệnh lý, do đó có thể điều trị tại nhà thông qua tư thế cho ăn (cho bú) kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp. Tuy nhiên, cần cho trẻ kiểm tra tại các cơ sở y tế uy tín chất lượng nếu tình trạng nôn ói kéo dài hoặc kèm theo những biểu hiện sau:
-
Cơ thể trẻ tím tái, vấn đề hô hấp gặp khó khăn.
-
Nôn ói kèm máu hoặc các dịch có màu xanh, vàng.
-
Trẻ ho kéo dài, hơi thở khò khè, cân nặng tăng chậm.
Nôn do bệnh lý
Tình trạng trẻ ăn vào là bị nôn ra kéo dài có thể là biểu hiện của những bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, hệ hô hấp,... Cụ thể như:
-
Sự tấn công của Virus, vi khuẩn có hại dẫn đến viêm nhiễm, tổn thương dạ dày.
-
Thực phẩm của trẻ kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, sơ chế không đảm bảo vệ sinh gây ngộ độc.
-
Nhiễm trùng tiêu hóa, tắc ruột, hẹp phì đại môn vị,...
-
Trẻ bị ho, cảm hoặc nhiễm trùng hệ thống đường hô hấp như: viêm amidan, viêm họng,...
Trẻ ăn vào là bị nôn ra thường khá phổ biến, phần lớn không gây nguy hiểm
2. Phương pháp xử lý khi trẻ ăn vào là bị nôn ra
Khi gặp tình trạng trẻ ăn vào là bị nôn ra, cần chuẩn bị khăn và vệ sinh sạch sẽ, thay áo quần nếu cần cần thiết. Nên quàng khăn vào cổ để hạn chế tình trạng trẻ tiếp tục nôn trớ gây bẩn cơ thể, áo quần. Để tránh tình trạng dịch đi ngược vào phổi gây hại cho sức khỏe, mẹ tuyệt đối không xốc trẻ lên khi trẻ đang nôn.
Nhằm khắc phục vấn đề trẻ tiếp tục nôn trớ kèm theo quấy khóc, người mẹ nên nhẹ nhàng, không lớn tiếng khiến trẻ sợ hãi. Bên cạnh đó, thực hiện vuốt nhẹ ở lưng hoặc ngực theo chiều từ trên xuống kết hợp với trò chuyện vui vẻ để trẻ có thể quên đi cảm giác sợ hãi và hành động nôn trớ.
Để tránh vấn đề trào ngược tái diễn nhiều lần, nên giữ cho trẻ thói quen nằm đúng tư thế, kê đầu và thân trên cao hơn phần thân dưới khi ăn. Trong trường hợp trẻ ăn vào là bị nôn ra với lượng lớn thức ăn hoặc sữa, nhanh chóng cho trẻ nằm nghiêng về một phía để không cho dịch tràn vào phổi. Ngay sau khi trẻ nôn xong, không tiếp tục cho trẻ ăn ngay mà cần thực hiện các thao tác vệ sinh mũi miệng, áo quần để hạn chế mùi khó chịu từ dịch nôn.
Thông thường sau khi nôn, cơ thể trẻ mất một lượng lớn nước, do đó nên bổ sung một lượng khác phù hợp. Tùy theo từng giai đoạn, độ tuổi, có thể cho trẻ uống nước lọc đã đun sôi hoặc các loại nước hoa quả,... Lưu ý uống từng ngụm, từ từ hoặc sử dụng muỗng nhỏ bón cho trẻ.
Nếu quan sát thấy tình trạng nôn ở trẻ đã thuyên giảm, có thể cho trẻ ăn uống hoặc bú sữa bình thường trở lại sau khoảng 12 - 24h. Nên cho trẻ ăn những dạng thực phẩm dễ tiêu, đầy đủ dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe với một lượng phù hợp nhất định.
Tuy nhiên, nếu hiện tượng nôn ói ở trẻ vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.
Để hạn chế vấn đề nôn trớ kèm quấy khóc, mẹ nên dỗ dành trẻ nhẹ nhàng, không lớn tiếng quát mắng
3. Cách khắc phục tình trạng trẻ ăn vào là bị nôn ra
Tình trạng trẻ ăn vào là bị nôn ra có thể được khắc phục bằng cách lưu ý chế độ chăm sóc, sinh hoạt của trẻ, cụ thể như:
Trẻ đang trong giai đoạn được nuôi bằng sữa mẹ
Người mẹ cần tránh thói quen cho bú quá no, nên chia thành nhiều lần trong ngày và để trẻ bú từ từ. Bên cạnh đó, tùy theo từng tư thế bú, nên để trẻ được thoải mái, thuận tiện, tuy nhiên cần lưu ý:
-
Đối với tư thế ngồi hoặc bế, nên đảm bảo đầu và thân trẻ nằm trên cùng một đường thẳng.
-
Khi cho trẻ bú nằm, đầu nên được đặt cao hơn thân trên nhằm hạn chế vấn đề trào ngược.
Sau khi đã bú đủ lượng sữa cần thiết cho cơ thể, mẹ có thể bế trẻ lên hoặc vỗ nhẹ tay trên lưng nhằm giúp trẻ ợ hơi, không nên cho trẻ nằm ngay. Điều này có thể hạn chế được một phần những nguyên nhân gây nên tình trạng ăn vào là nôn ra ở trẻ.
Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày với lượng thức ăn phù hợp, tránh tình trạng đầy hơi, trào ngược,...
Đối với trẻ bú bình
Một trong những nguyên nhân dẫn đến vấn đề trẻ ăn vào bị nôn ra là do lượng lớn không khí đi vào dạ dày trong khi bú, đặc biệt là đối với trẻ bú bình. Do đó, trong suốt quá trình bú, nên giữ cho sữa luôn ngập miệng bình.
Đối với trẻ đang ăn dặm
Trẻ em phát triển theo từng giai đoạn sẽ cần những lượng thức ăn khác nhau. Do đó không nên ép trẻ ăn quá nhiều, gây nên triệu chứng đầy bụng, trào ngược hay tâm lý sợ hãi. Khẩu phần ăn trong ngày nên được chia nhỏ thành nhiều lần, đảm bảo đủ số lượng và dinh dưỡng cần thiết.
Hiện nay, ăn lâu là tình trạng chung, phổ biến ở nhiều trẻ, đây cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng biếng ăn. Mỗi bậc cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen ăn uống tập trung trong khoảng 30 phút, hạn chế cho trẻ vừa ăn vừa chơi hay bồng bế di chuyển nhiều nơi.
Bên cạnh đó, nên bổ sung thêm những loại men vi sinh có lợi để nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa cho trẻ, hạn chế vấn đề nôn ói. Trong một số trường hợp, nếu trẻ không thể dung nạp được sữa tươi, có thể thay thế bằng sữa bò, sữa chua,...
Nếu trẻ nôn ói kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm, nên kiểm tra, thăm khám tại các cơ sở y tế chất lượng
Trẻ ăn vào là bị nôn ra có thể khắc phục thông qua chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng, do đó mỗi bậc cha mẹ không nên quá lo lắng. Trong trường hợp nôn ói kéo dài, nên thực hiện thăm khám tại cơ sở y chất lượng. Bên cạnh đó, có thể liên hệ các chuyên gia Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua số điện thoại 1900 565656 để được tư vấn cụ thể hơn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!