Các tin tức tại MEDlatec
Covid-19 gây bệnh cho cơ quan nào và mức độ nguy hiểm đối với sức khỏe
- 09/10/2021 | Hỏi đáp: Sau tiêm phòng vắc xin Covid có được uống kháng sinh không?
- 07/10/2021 | Sau tiêm uống thuốc gì để hạn chế tác dụng phụ do vắc xin Covid-19 gây ra
- 07/10/2021 | Giải đáp nghi vấn: Nên tiêm loại vắc xin Covid nào tốt?
1. Tóm tắt thông tin về dịch bệnh Covid-19
Covid-19 là căn bệnh nguy hiểm, gây ra bởi virus SARS-CoV-2. Khi nhiễm virus này sẽ gây ra một loạt phản ứng viêm trong cơ thể. Đặc biệt là các tổn thương tại phổi với nhiều mức độ khác nhau tùy cơ địa từng bệnh nhân. Trường hợp nặng có thể gây suy hô hấp dẫn đến tử vong.
Các triệu chứng của bệnh tương đối giống với các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm hay viêm phổi thông thường. Tuy nhiên, với nhiều biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện thì dịch bệnh đang gây ra nhiều nguy hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
Covid-19 gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể
Những tiến triển gây hại bởi virus SARS-CoV-2 như sau:
-
Giai đoạn 1: phổi là mục tiêu lý tưởng của virus khi bắt đầu xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt là lớp nhung mao trên bề mặt niêm mạc phế nang, cho đến khi chúng bị bong tróc và lá phổi bị bao phủ bởi virus và dịch bẩn.
-
Giai đoạn 2: trước sự tấn công của virus, cơ chế phản xạ tự nhiên của cơ thể sẽ hoạt động bằng cách tăng cường tế bào miễn dịch đến cơ quan bị thương. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển mạnh sẽ làm cho hệ thống này hoạt động quá mức gây ra cơn bão cytokine. Khiến tình trạng người bệnh dần nghiêm trọng thêm.
-
Giai đoạn 3: những cơn suy hô hấp xuất hiện và đe dọa tính mạng bệnh nhân do tổn thương lan rộng và khiến những chức năng sinh lý khác không thể hoạt động bình thường. Nếu bệnh nhân có thể vượt qua được thì có thể vẫn sẽ để lại những di chứng về sau.
Phổi trở thành cơ quan lý tưởng, chịu nhiều ảnh hưởng khi cơ thể bị nhiễm virus
2. Covid-19 gây bệnh cho cơ quan nào?
Covid-19 xâm nhập vào cơ thể và có thể tác động đến nhiều cơ quan. Trong đó, điển hình là những bộ phận sau:
Mạch máu
Virus SARS-CoV-2 có thể từ cơ quan xâm nhập ban đầu di chuyển vào lớp nội mô của tế bào, từ đó khiến hệ miễn dịch trở nên suy yếu. Đồng thời tác động đến hệ thống vi tuần hoàn, khiến quá trình bơm máu đi khắp cơ thể bị ảnh hưởng, thậm chí có thể làm ngưng tuần hoàn.
Tim mạch
Dưới tác động của virus SARS-CoV-2 khiến tim phải hoạt động mạnh mẽ hơn để cung cấp đủ lượng oxy cho toàn cơ thể, trong khi chúng vẫn đang từ hệ thống mạch máu lan đi khắp mọi cơ quan. Ngoài ra, việc cố gắng tiêu diệt virus có thể dẫn đến phản ứng viêm quá mức, ảnh hưởng trực tiếp đến tim. Kể cả người chưa từng có tiền sử về bệnh lý tim mạch cũng có chung nguy cơ tử vong do các tổn thương tim trầm trọng vì các biến chứng viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim,...
Đột quỵ
Hệ thống mạch máu có thể xuất hiện nhiều khối máu đông và gây tắc nghẽn ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt nguy hiểm là các biến chứng tắc mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tắc động mạch phổi, động mạch thận, động mạch mạc treo ruột,...
Suy đa tạng
Suy gan, thận,… cũng là những biến chứng thường gặp ở những bệnh nhân chuyển biến nặng, đặc biệt có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh liên quan đến tạng bị tổn thương.
Hệ thần kinh
Tế bào dịch tủy cũng là một trong những mục tiêu tấn công của virus SARS-CoV-2. Khi gặp phải biến chứng này, bệnh nhân dần có các biểu hiện về thần kinh như mất, giảm khứu giác và/hoặc vị giác, rối loạn ý thức, hôn mê,…
Mọi cơ quan trong cơ thể đều có nguy cơ bị tổn hại nghiêm trọng do virus SARS-CoV-2 gây nên
3. Biện pháp nào giúp phòng chống bệnh hiệu quả
Những người có thể trạng thiếu hụt dinh dưỡng, người cao tuổi, trẻ em, có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý mãn tính hoặc tình trạng sức khỏe kém,… Hay thậm chí những người hoàn toàn khỏe mạnh đều có nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 nếu không thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh như:
-
Thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn và chỉ thị được ban hành từ Bộ Y tế và các cơ quan chức năng (thông điệp 5K, 5T,…).
-
Đảm bảo vệ sinh: rửa tay thường xuyên, hằng ngày với xà phòng hoặc những dung dịch sát khuẩn. Giữ gìn khu vực nơi ở được sạch sẽ, đặc biệt chú đến các vị trí thường xuyên tiếp xúc như tay nắm cửa, ly, chén, đũa, điện thoại,… để tránh nguy cơ tiếp xúc virus SARS-CoV-2 gián tiếp. Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng nếu như chưa rửa tay sạch.
-
Dinh dưỡng: đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng (gồm glucid, lipid, protid, vitamin và chất khoáng). Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo bão hòa như thịt mỡ, bơ, phô mai, các món ăn chiên rán,… Từ bỏ thói quen sử dụng các thức uống chứa cồn, nước ngọt có gas, thuốc lá,…
-
Vận động: lên kế hoạch và kiên trì thực hiện các hoạt động thể dục mỗi ngày giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn, nâng cao sức khỏe và hoạt động sinh lý của cơ thể. Hỗ trợ quá trình trao đổi chất và loại bỏ các tác nhân gây hại được diễn ra ổn định.
-
Duy trì điều trị ổn định: với những trường hợp từng có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý nền, thể trạng suy yếu cần tập trung duy trì tình trạng ổn định cho cơ thể, đồng thời bổ sung dinh dưỡng kết hợp với chế độ tập luyện giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm virus ngay từ bên trong.
-
Theo dõi dấu hiệu sức khỏe: khi nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường như thân nhiệt tăng, ho, khó thở,… cần phải liên lạc ngay đến đường dây nóng của cơ quan y tế tại địa phương để nhận được sự hỗ trợ cần thiết.
Bạn sẽ không phải lo lắng Covid-19 gây bệnh cho cơ quan nào nếu tuân thủ và thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa
Thông qua bài viết này, chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời cho vấn đề Covid-19 gây bệnh cho cơ quan nào? Tuy nhiên, nếu bạn còn những thắc mắc liên quan muốn được giải đáp, hoặc cần nhận được sự hỗ trợ y tế, hãy liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900.56.56.56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!