Các tin tức tại MEDlatec

Cúm C: Có nguy hiểm không? Phòng ngừa như thế nào?

Ngày 01/04/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh

Key: cúm c

Cúm C: Có nguy hiểm không? Phòng ngừa như thế nào?

Virus cúm C ít gặp hơn so với cúm A, cúm B và ít gây bùng dịch hơn. Tuy nhiên, loại cúm này cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe. Thậm chí, nếu không biết xử trí đúng cách, nó có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, nhất là ở người lớn tuổi, trẻ nhỏ, bà bầu và người có bệnh nền. Vậy cúm C gây ra những triệu chứng gì, nguy hiểm ra sao và cách phòng tránh bệnh như thế nào?

1. Cúm C là gì? Có nguy hiểm không?

Hiện nay có các chủng cúm phổ biến là cúm A, B, C. Cúm A và B thường phổ biến hơn, cúm C. Virus cúm C có thể xuất hiện ở người và động vật và ít gặp hơn cúm A và B.

Sốt có thể là biểu hiện của cúm C

Những triệu chứng của bệnh cúm C khá nhẹ, có thể tự khỏi và thường không để lại hậu quả nghiêm trọng. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh có thể kể đến như:

● Đau họng.

● Sốt.

● Ho, hắt hơi.

● Đau nhức đầu.

● Đau cơ, mệt mỏi.

● Chảy nước mũi.

Nếu bệnh xảy ra ở những trường hợp có hệ miễn dịch yếu thì những triệu chứng bệnh có xu hướng nghiêm trọng hơn và có nguy cơ cao xảy ra biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, nhiễm trùng máu, viêm màng não,…

Ở thai phụ, bệnh cúm C không chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ mà còn có thể tác động xấu đến thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân,...

2. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc cúm C

- Môi trường sống hoặc làm việc: Nếu bạn sinh sống và thường xuyên làm việc ở những nơi có môi trường ô nhiễm, chẳng hạn như khu công nghiệp hay những vùng có dân cư đông đúc,... thì nguy cơ bị cúm cũng sẽ cao hơn những đối tượng khác.

Thời tiết lạnh có thể làm tăng nguy cơ bị cúm

- Thời tiết: Virus cúm thường phát triển tốt trong điều kiện độ ẩm thấp, lạnh. Hơn nữa, vào mùa lạnh, khả năng tồn tại của chúng cũng sẽ lâu hơn, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

- Độ tuổi: Bệnh cúm C có thể xảy ra ở bất cứ ai, nhưng trẻ nhỏ và người cao tuổi là 2 nhóm tuổi dễ bị bệnh hơn cả. Cụ thể:

+ Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là trường hợp trẻ sinh non dưới 32 tuần tuổi có hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện nên rất dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm, trong đó bao gồm các loại cúm.

+ Người từ 65 tuổi trở lên: Do quá trình lão hóa, hệ miễn dịch của người cao tuổi cũng hoạt động kém hơn. Bên cạnh đó, nhóm đối tượng này còn dễ mắc phải những bệnh lý mạn tính vì thế nguy cơ mắc cúm cũng sẽ cao hơn.

- Yếu tố bệnh nền: Những người đang mắc phải một số bệnh và phải điều trị kéo dài như bệnh ung thư, bệnh HIV/AIDS, dùng steroid kéo dài,… thường bị suy yếu hệ miễn dịch và có nguy cơ bị bệnh cúm cao hơn những đối tượng khác.

3. Cúm C lây qua đường nào?

Virus cúm C có thể phát tán trong không khí và dễ dàng gây lây truyền bệnh. Bệnh thường lây qua những đường sau:

- Dịch tiết đường hô hấp: Khi người bệnh ho hay hắt xì hơi, virus sẽ phát tán ra bên ngoài. Nếu bạn đứng cạnh người bệnh thì có thể dễ dàng tiếp xúc với giọt bắn từ người bệnh và lây nhiễm virus.

Tiếp xúc gần với người bệnh cũng dễ bị lây nhiễm cúm

- Lây qua bề mặt tiếp xúc: Khi phát tán ra bên ngoài, virus có thể bám lên đồ vật và nếu vô tình tiếp xúc với những loại đồ vật này, rồi đưa lên mắt hay miệng, bạn có thể bị lây nhiễm virus. Bên cạnh đó, dùng chung khăn mặt, quần áo, khăn tắm, cốc uống nước,.... với người bệnh thì việc lây nhiễm bệnh hoàn toàn có thể xảy ra.

4. Bị cúm C bao lâu thì khỏi?

Khi nhiễm virus, bệnh nhân sẽ có thời gian ủ bệnh là khoảng 2 ngày. Sau đó, cơ thể bắt đầu khởi phát những triệu chứng lâm sàng. Những triệu chứng bệnh thường không quá nghiêm trọng nhưng cũng khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Nếu cần thiết, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng một số loại thuốc điều trị triệu chứng.

Đa số những trường hợp bệnh nhân đều có thể khỏi bệnh sau khoảng 5 ngày. Riêng triệu chứng ho và mệt mỏi có thể kéo dài lâu hơn. Trung bình khoảng 1 đến 2 tuần thì những triệu chứng của bệnh cúm sẽ hết hoàn toàn. Đối với những trường hợp có hệ miễn dịch kém thì bệnh thời gian bị bệnh sẽ có thể lâu hơn.

5. Phòng ngừa cúm C bằng cách nào?

Dưới đây là một số phương pháp phòng bệnh đơn giản và có thể mang lại hiệu quả cao:

- Vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng hoặc cồn hay dung dịch diệt khuẩn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý vệ sinh mũi và họng sạch sẽ để giúp thông thoáng đường thở.

Đeo khẩu trang là cách phòng tránh cúm hiệu quả

- Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài đường hay khi đến những nơi công cộng. Cách này tuy đơn giản nhưng lại có thể mang lại hiệu quả cao trong việc phòng tránh nhiều bệnh lý.

- Khi thời tiết chuyển lạnh, cần lưu ý giữ ấm cơ thể.

- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dưỡng chất để nâng cao thể trạng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên vận động thể thao để rèn luyện sức khỏe. Đây là cách không chỉ giúp phòng ngừa bệnh cúm mà còn phòng ngừa nhiều loại bệnh tật khác.

Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, nhất là những trường hợp trẻ nhỏ, mẹ bầu, bà mẹ đang cho con bú, người có bệnh lý nền, người đang dùng thuốc điều trị bệnh.

Trên đây là một số thông tin về bệnh cúm C. Tuy rằng, loại cúm này ít gây nguy hiểm nhưng vẫn có thể tác động hoặc gây biến chứng nghiêm trọng đối với một số trường hợp, nhất là những người có hệ miễn dịch yếu. Do đó, mỗi người cần nâng cao ý thức chủ động phòng tránh bệnh.

Nếu có thắc mắc cần được giải đáp hay nhu cầu đặt lịch khám sớm hoặc tiêm vắc xin phòng cúm, mời quý khách hàng liên hệ đến tổng đài chăm sóc khách hàng của MEDLATEC theo số 1900 56 56 56, các tổng đài viên sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn.

BS Chỉnh đã duyệt

Từ khoá: cúm c

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.