Các tin tức tại MEDlatec
Thủng dạ dày: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
- 11/06/2023 | Nội soi dạ dày có phát hiện ung thư không?
- 01/06/2023 | Các loại thuốc dạ dày có hiệu quả tốt và một số lưu ý khi dùng
- 09/06/2023 | Cách xoa bụng chữa đau dạ dày nhanh chóng và hiệu quả tại nhà
1. Thủng dạ dày gây nên những triệu chứng như thế nào?
Thủng dạ dày xảy ra khi bộ phận thành dạ dày bị tổn thương quá mức dẫn tới thủng. Bao phủ toàn bộ dạ dày là một lớp phúc mạc, do đó khi dạ dày bị thủng sẽ khiến cho lòng dạ dày thông trực tiếp với ổ phúc mạc. Điều này khiến dịch vị từ dạ dày bị thoát ra đi vào khoang phúc mạc dẫn đến viêm.
Để chẩn đoán thủng dạ dày ở bệnh nhân thì có thể dựa trên các dấu hiệu lâm sàng hoặc thực hiện các chẩn đoán khác như chụp X-quang hay chụp CT scan bụng sẽ giúp xác định được lượng khí tự do ở trong ổ bụng.
Khi bị thủng dạ dày, phần lớn các bệnh nhân thường sẽ gặp phải các triệu chứng như sau:
-
Đột ngột bị đau và chướng bụng, cơn đau mang tính chất dữ dội;
-
Sốt, suy hô hấp, nôn mửa, tắc ruột;
-
Cơn đau bụng có thể lan lên vai do kích ứng cơ hoành.
-
Đau ngực.
Minh họa vết thủng trên thành dạ dày
Khi bệnh nhân dùng các thuốc chống viêm hoặc thuốc ức chế miễn dịch thì cơn đau sẽ dịu hơn.
Thủng dạ dày có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Cụ thể là:
-
Nhiễm trùng máu: một trong những biến chứng ban đầu khi bị thủng dạ dày. Đặc biệt dễ xảy ra ở những bệnh nhân lớn tuổi, sức khỏe yếu, hệ miễn dịch suy giảm hay đang mắc các bệnh lý nội khoa nặng;
-
Suy đa cơ quan;
-
Rối loạn tri giác;
-
Tắc ruột, dính ruột.
Người bệnh khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào cảnh báo thủng dạ dày thì hãy đi cấp cứu ngay bở vì nếu được thăm khám và điều trị càng sớm, nguy cơ biến chứng sẽ càng thấp và giảm bớt khó khăn trong việc điều trị.
2. Những nguyên nhân nào gây thủng dạ dày?
Phần lớn các trường hợp bị thủng dạ dày đều bắt nguồn từ nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng thể nặng. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác được đề cập dưới đây:
-
Viêm loét dạ dày tá tràng: thường là do bệnh nhân lớn tuổi dùng nhiều aspirin, NSAID, nhiễm khuẩn HP, các yếu tố khác (chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá lâu năm, stress, lo âu...) cũng làm tăng nguy cơ gây viêm loét dạ dày tá tràng;
-
Mắc bệnh lý ác tính: khối u hình thành và tăng sinh ở dạ dày có thể xâm lấn, ăn mòn thành dạ dày và cuối cùng là gây tổn thương nghiêm trọng cơ quan này. Ngoài ra các biện pháp điều trị như cạ trị, hóa trị cũng có thể dẫn đến sự xuất hiện tự phát của khối u ác tính;
-
Do gặp phải chấn thương: bệnh nhân bị đâm xuyên thấu vùng bụng do tác động của vật nhọn, đạn bắn hay tai nạn,... Những chấn thương này có thể làm rách hoặc vỡ dạ dày, nhất là khi tại thời điểm xảy ra va chạm cơ quan này đang ở trạng thái căng đầy;
-
Do thủ thuật can thiệp: nội soi tiêu hóa là một thủ thuật có thể gây thủng dạ dày.
Phần lớn thủng dạ dày đều bắt nguồn từ nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng thể nặng
3. Phương pháp điều trị thủng dạ dày
3.1. Nguyên tắc điều trị
Đối với những trường hợp bị thủng dạ dày thì cần phải được cấp cứu phẫu thuật trong thời gian sớm nhất. Càng được phẫu thuật sớm để kiểm soát triệu chứng cơ hội sống sót của bệnh nhân sẽ càng cao.
3.2. Điều trị cầm cự
Trước khi chờ đợi tiến hành phẫu thuật và điều trị chuyên sâu thì bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị cầm cự bằng biện pháp đặt xông dạ dày, hút dịch, kèm theo đói là truyền kháng sinh liều cao để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
3.3. Điều trị vết thủng
Dựa trên đặc điểm của vết thủng sẽ có biện pháp phẫu thuật phù hợp. Đối với những vết thủng non thì sẽ dễ dàng hơn trong việc khâu vết thủng. Tuy nhiên nếu vết thủng lớn, chai cứng thì ekip mổ cần đặc biệt thận trọng.
Trong trường hợp bệnh nhân bị thủng dạ dày là do hẹp môn vị, ung thư hoặc vết thủng quá nghiêm trọng không thể khâu được thì phương án cắt bỏ một phần dạ dày sẽ được cân nhắc. Biện pháp phẫu thuật thường được thực hiện là mổ nội soi nhưng phẫu thuật cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Phẫu thuật là phương pháp thường được chỉ định trong những trường hợp bị thủng dạ dày
3.3. Chế độ chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật
Sau khi trải qua phẫu thuật thủng dạ dày, bệnh nhân cần được lên kế hoạch ăn uống phù hợp:
-
Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể: cho bệnh nhân uống nước lọc hoặc nước ép trái cây;
-
Thức ăn cần được nấu chín, chế biến theo dạng dễ tiêu hóa, không nên ăn quá nhiều chất xơ. Nếu vết thương đã có dấu hiệu lành thì có thể cho bệnh nhân ăn trứng, các loại thịt và bánh mì;
Cần lưu ý rằng đau là dấu hiệu cơ thể cảnh báo đang có vấn đề bất thường diễn ra. Vì thế tuyệt đối không nên chủ quan, cần đến bệnh viện thăm khám sớm để được kiểm tra kịp thời, tránh rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Để phòng ngừa nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh nên:
-
Kiểm soát trạng thái lo âu, stress, luôn suy nghĩ tích cực. Bạn có thể cải thiện tâm trạng bằng cách sắp xếp thời gian biểu sao cho hợp lý, dành thời gian làm những việc mình thích như đọc sách, thư giãn, gặp gỡ bạn bè,...;
-
Tập luyện thể dục thể thao để tăng sức đề kháng, chế độ sinh hoạt hợp lý, thói quen sinh hoạt khoa học, không nên ăn đồ chua, đồ cay nóng và tránh xa khói thuốc lá,...;
-
Tuân thủ các hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị thủng dạ dày;
-
Nếu sau khi mổ người bệnh xuất hiện các triệu chứng hay biến chứng bất thường thì cần tái khám ngay.
Những thông tin về thủng dạ dày trên đây đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguyên nhân, nguy cơ biến chứng và các phương pháp điều trị khắc phục tình trạng này. Nếu bạn cần được thăm khám và tư vấn cách điều trị các bệnh lý về dạ dày, hãy liên hệ đặt lịch khám cùng các y bác sĩ của Chuyên khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo hotline 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!