Các tin tức tại MEDlatec
Cá lóc có độc không? Phân biệt giữa cá lóc và cá nóc
- 28/07/2021 | Trẻ em ăn cá ngừ có tốt không và các vấn đề liên quan khác
- 22/10/2022 | Bác sĩ giải đáp: Bà bầu ăn cá nục được không?
- 12/11/2022 | Bà bầu ăn cá thu được không - 5 lợi ích bất ngờ từ cá thu
- 01/07/2024 | Điểm qua 7 tác dụng của cá hồi với sức khỏe
1. Tìm hiểu chung về cá lóc
1.1. Đặc điểm
Cá lóc hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cá chuối, cá quả,... chúng thuộc họ Channidae, sống trong môi trường nước ngọt. Tại Việt Nam, cá lóc tập trung nhiều tại các vùng ao hồ, sông, suối ngoài tự nhiên. Hiện nay, giống cá này cũng được nuôi phổ biến trong môi trường ao nước ngọt nhân tạo.
Cá lóc chủ yếu sống trong vùng nước ngọt
Đặc điểm dễ nhận thấy ở cả lóc là phần đầu khá to và dẹt, gần giống đầu rắn. Thân hình của chúng thon dài, mình tròn. Phần da lưng của giống cá này thường là màu đen ánh nâu điểm bạc. Cá lóc không quá tanh nhưng hơi nhầy.
1.2. Dinh dưỡng
Cá lóc là loại thực phẩm giúp bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi dào. Cụ thể loại cá này rất giàu protein có lợi, axit béo Omega 3 và Omega 6, vitamin A, lipid,... cùng với đó là nhiều khoáng chất có lợi như canxi, sắt.
1.3. Tác dụng đối với sức khỏe
Thịt cá lóc khá dai và chắc. Chúng thường được chế biến thành các món kho, chiên, nấu canh, nướng,... Bên cạnh hương vị thơm ngon, loại cá này còn có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể. Chẳng hạn như:
- Giúp giảm đau, hỗ trợ điều trị vết thương.
- Bổ sung năng lượng cần thiết cho người bệnh.
- Phòng ngừa tình trạng sưng tấy.
- Điều tiết lượng chất lỏng trong cơ thể.
- Hỗ trợ cân bằng các chất dinh dưỡng, hormone.
- Kích thích lưu thông máu,...
2. Phân biệt cá lóc và cá nóc
Nếu chưa quan sát tận mắt ngoài thực tế, không ít người vẫn nhầm lẫn giữa cá lóc và cá nóc do cách phát âm có phần giống nhau. Thực tế, cá lóc sống ở môi trường nước ngọt, thân hình dài và tròn. Còn cá nóc thuộc lớp Actinopterygii, gồm hơn 120 loài. Chúng sống ở cả môi trường nước ngọt và nước mặn, nhưng tập trung nhiều hơn tại vùng nước mặn. Tại nước ta, người ta đã tìm ra hơn 60 loài cá nóc.
Hình ảnh một con cá nóc độc
Đặc điểm của hầu hết các loài cá nóc là có thân hình dạng vuông, tam giác hoặc hình dẹt. Thân hình của chúng tương đối cứng, phần bụng phình to, lớp vảy có xu hướng biến đổi thành dạng gai cứng. Không giống như cá lóc thân dài sống tại vùng nước ngọt, cá nóc thường có độc (cá nóc độc chiếm tỉ lệ tương đối cao). Độc tố Tetrodotoxin trong những loài cá này mạnh gấp 1000 lần so với Xyanua.
3. Ăn cá lóc có độc không?
Cá lóc hay cá quả không chứa độc. Theo Đông Y, loại cá này có vị ngọt, tính bình. Sở dĩ một số người cho rằng cá lọc có độc là do nhầm lẫn với các loài cá nóc sống tại vùng biển nước mặn.
Câu trả lời cho câu hỏi ăn cá lóc có độc không là "không", cá lóc không chứa độc
Chính bởi không chứa độc nên bạn có thể chế biến cá lóc thành nhiều món ăn ngon miệng. Bên cạnh sử dụng như một loại thực phẩm, loài cá này đôi khi còn được dùng như bài thuốc trị đau khớp, bệnh ngoài da, chứng kém ăn ở trẻ,...
4. Sự nguy hiểm khi nhầm lẫn cá lóc và cá nóc
Thực tế, vẫn có khá nhiều người nhầm lẫn giữa cá lóc không độc sống tại vùng nước ngọt và cá nóc có độc đánh bắt ngoài biển. Sự ngộ nhận này dẫn đến tình trạng chủ quan, chế biến không đúng cách loài cá nóc chứa độc gây nguy hiểm cho người ăn phải. Nếu không may ăn phải cá nóc độc, chưa chế biến đúng cách, người bệnh có nguy cơ mất mạng.
Sự nguy hiểm của cá nóc là độc tố Tetrodotoxin không bị phân hủy ngay cả khi tiếp xúc với nhiệt độ cao và đã được chế biến chín. Chỉ cần không may ăn phải một miếng cá chứa độc, bạn có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, tử vong nếu không được điều cấp cứu kịp thời.
Triệu chứng trúng độc khi ăn phải cá nóc có thể xuất hiện sau khoảng 5 phút hoặc 3 đến 4 giờ kể từ khi ăn. Theo đó, triệu chứng ban đầu phải kể đến là quanh vùng miệng xuất hiện cảm giác ngứa ran, nước bọt tiết nhiều hơn bình thường, buồn nôn, nôn ói, có cảm giác tê. Bên cạnh đó, người bị trúng độc đôi khi còn xuất hiện tình trạng cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, không còn khả năng phản xạ, huyết áp giảm sâu.
Hầu hết người bị trúng độc cá nóc đều xuất hiện triệu chứng buồn nôn
Từ 4 đến 6 giờ trở đi, tình trạng trúng độc sẽ ngày càng nghiêm trọng. Người bệnh lúc này đã bị tê liệt, không còn ý thức, suy hô hấp, nghiêm trọng hơn là tử vong.
Dựa theo tính lâm sàng, các triệu chứng khi trúng độc Tetrodotoxin thường phân chia theo 4 mức. Cụ thể:
- Ngộ độc cấp 1: Cơ thể người bệnh tê bì, ngứa ran quanh miệng. Một số triệu chứng kèm theo khác có thể là buồn nôn, nước bọt tiết ra nhiều hơn, đi ngoài ra phân lỏng.
- Ngộ độc cấp 2: Xuất hiện cảm giác tê bì tại vùng lưỡi, vùng mặt, vùng đầu của các chi hoặc bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể. Thậm chí, người bị trúng độc còn không thể vận động, tiếng nói biến dạng, toát mồ hôi, đau đầu.
- Ngộ độc cấp 3: Cơ thể lên cơn co giật, toàn thân bị liệt, chức năng hô hấp ảnh hưởng nghiêm trọng (suy hô hấp), không còn cảm nhận được ánh sáng dù vẫn tỉnh.
- Ngộ độc cấp 4: Cơ hô hấp bị liệt nghiêm trọng, huyết áp giảm sâu, nhịp tim chậm dần hoặc bị rối loạn, cơ thể rơi vào trạng thái hôn mê, thậm chí là ngừng thở.
5. Điều trị cho người bị ngộ độc cá nóc
Bệnh nhân bị trúng độc khi ăn cá nóc cần phải được điều trị ngăn chặn sự xâm nhập thêm của độc tố vào cơ thể. Song song với đó, bác sĩ sẽ điều trị triệu chứng, thực hiện can thiệp kịp thời để bảo vệ tính mạng cho người bệnh.
Người bị trúng độc khi ăn cá nóc cần phải được cấp cứu kịp thời
Sau khoảng 3 giờ kể từ khi trúng độc, người bệnh có xu hướng nôn ói, khạc nhổ. Lúc này, người bệnh cần phải nằm nghiêng thấp đầu, nhằm tránh tình trạng sặc.
Tùy thuộc theo mức độ trúng độc, độ tuổi, bệnh nhân sẽ được cho uống than hoạt tính với liều lượng riêng. Than hoạt tính thường phát huy hiệu quả tối ưu nếu người bệnh uống trong vòng 1 giờ kể từ khi trúng độc.
Trường hợp đã rơi vào trạng thái hôn mê, ý thức bị rối loạn, thở khó, hay ngừng thở, người bệnh cần được hô hấp nhân tạo. Để hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm, người bị trúng độc do ăn cá nóc phải được đưa đến cơ sở y tế, điều trị hồi sức cấp cứu càng sớm càng tốt.
Không giống như cá nóc thuộc lớp Actinopterygii, cá lóc hay cá quả sống trong môi trường nước ngọt không chứa độc. Chúng có thể được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn, bài thuốc trị bệnh. Mong rằng sau khi tham khảo phần chia sẻ trên đây của MEDLATEC, bạn đã biết rõ cá lóc có độc không và cách phân biệt giữa cá lóc với loài cá nóc cực độc.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!