Các tin tức tại MEDlatec
Cách phòng ngừa và điều trị tiêu chảy hiệu quả
- 12/05/2020 | Bé bị tiêu chảy: Nguyên nhân và cách điều trị mẹ nên nắm rõ
- 15/05/2020 | Giúp mẹ giải đáp thắc mắc: Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì?
- 18/04/2020 | Bị tiêu chảy thì nên có chế độ ăn như thế nào?
- 06/05/2020 | Vi khuẩn E. Coli - nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy phổ biến ở người
1. Tiêu chảy - triệu chứng phổ biến khi rối loạn tiêu hóa
Tiêu chảy được biết đến là hiện tượng rối loạn tiêu hóa. Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc phải trong cuộc sống. Khi cơ thể hoạt động khỏe mạnh, thức ăn sau khi được đưa vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng. Những thức ăn thừa, cặn bã không thể tiêu hóa sẽ được đào thải ra ngoài bằng đường hậu môn.
Tiêu chảy gây nên trạng thái mệt mỏi cho người mắc phải
Thông thường, đối với người bình thường, mỗi ngày sẽ đi đại tiện từ 1 đến 2 lần. Phân có trạng thái rắn, thành khuôn. Tuy nhiên, đối với người gặp chứng rối loạn tiêu hóa, số lần đại tiện sẽ nhiều hơn. Tình trạng phân lỏng, không thành hình.
Tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh mà người ta chia làm 2 dạng: cấp tính và mạn tính. Khi bị tiêu chảy cấp tính, thời gian bị thường kéo dài từ vài ngày đến 1 tuần. Sau đó bệnh sẽ thuyên giảm dưới sự hỗ trợ của thuốc.
Còn với tiêu chảy mạn tính, bệnh có thể kéo dài và tái phát liên tục. Tình trạng bệnh mạn tính sẽ có dấu hiệu như phân sống, đau bụng dữ dội khi bệnh phát tác, buồn nôn, đi ngoài có lẫn máu tươi,... Nếu để bệnh kéo dài sẽ rất dễ dẫn đến những nguy hiểm cho sức khỏe. Theo nghiên cứu, căn bệnh này chính là nguyên nhân gây tử vong cao thứ hai trên thế giới đối với trẻ em.
Tiêu chảy là một trong những hiện tượng của rối loạn tiêu hóa
2. Những nguyên nhân gây nên bệnh ỉa chảy
Tiêu chảy có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Để có thể điều trị hiệu quả chứng bệnh này thì trước hết chúng ta cần tìm ra được nguyên nhân cụ thể. Một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp có thể kể đến như: đường ruột bị nhiễm khuẩn, ngộ độc thực phẩm, viêm đại tràng, rối loạn hệ vi sinh đường ruột, hội chứng đường ruột bị kích thích,...
2.1. Đường ruột bị nhiễm khuẩn
Vi khuẩn đường ruột được biết đến là nguyên nhân đầu tiên gây nên bệnh ỉa chảy. Khi đường ruột bị tấn công bởi các loại vi khuẩn có hại như Salmonella, khuẩn tụ cầu, e coli, ký sinh trùng,... Những mầm bệnh này có thể lây lan qua đường thức ăn không đảm bảo vệ sinh, nước uống chưa qua xử lý hoặc tiếp xúc với nguồn nước và khu vực có chứa ký sinh trùng.
Ngoài ra, việc bản thân không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong quá trình sinh hoạt hằng ngày cũng rất dễ bị nhiễm các vi khuẩn gây ỉa chảy. Những loại vi khuẩn có hại này sau khi vào cơ thể sẽ gây ra những tác hại rất lớn cho đường ruột như viêm, loét, tả, thương hàn.
Đường ruột bị nhiễm khuẩn gây đau bụng
2.2. Ngộ độc thực phẩm
Tiêu chảy là một trong những triệu chứng của người bị ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân khiến người bệnh bị ngộ độc thực phẩm là do sử dụng những đồ ăn thức uống quá hạn, ôi thiu, có chứa nấm độc hoặc các tác nhân gây hại cho cơ thể. Đi kèm với triệu chứng ỉa chảy, người bệnh ngộ độc thực phẩm còn xuất hiện hiện tượng nôn, sốt. Nguy hiểm hơn, khi bị ngộ độc nặng, cơ thể còn bị co giật, mất ý thức thâm chí là tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
2.3. Rối loạn hệ vi sinh đường ruột
Khi hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn, lượng thức ăn được dung nạp vào cơ thể sẽ không được hấp thụ hết. Nhu động ruột tăng lên gây nên tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày. Thông thường, phân sẽ có dạng lỏng, mùi tanh và màu đen.
Rối loạn hệ vi sinh đường ruột xảy ra chủ yếu là do người bệnh sử dụng quá nhiều và kéo dài thuốc kháng sinh. Từ đó khiến cho các vi sinh có lợi bị tiêu diệt, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh có hại phát triển.
2.4. Đường ruột bị kích thích
Trong một số trường hợp, khi cơ thể dung nạp những loại thực phẩm mới lạ, cơ thể sẽ xuất hiện hội chứng đường ruột bị kích thích. Tình trạng này diễn ra khiến cho nhu động ruột hoạt động với tần suất mạnh hơn. Lượng nước trong thực phẩm không được hấp thụ triệt để. Điều này rất dễ dẫn đến hiện tượng đi ngoài phân lỏng đột ngột.
Ruột xuất hiện hội chứng kích thích khi ăn phải thực phẩm lạ
3. Dấu hiệu phổ biến của người bị bệnh
Khi bị tiêu chảy, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như: đau bụng, đi ngoài nhiều lần, nôn hoặc buồn nôn,...
3.1. Đau bụng dữ dội
Đau bụng chính là dấu hiệu đặc trưng cho người mắc bệnh ỉa chảy. Tùy vào mức độ ỉa chảy mà người bệnh sẽ đau lâm râm, đau nhẹ hoặc đau quặn từng cơn và đau dữ dội. Vị trí đau thường ở vùng bụng dưới hoặc toàn bộ vùng bụng tạo cảm giác khó chịu và mệt mỏi cho người bệnh.
Ngoài ra, tình trạng đau bụng còn gây ra ảnh hưởng rất lớn trong công việc của người bệnh. Đau bụng khiến cho người bệnh không muốn vận động, làm việc và hạn chế những hoạt động bình thường như đi lại di chuyển.
3.2. Số lần đi vệ sinh tăng lên
Bên cạnh đau bụng, người bệnh còn đi ngoài rất nhiều lần trong ngày. Khi đi phân sẽ ở dạng lỏng, phân không có khuôn và chứa cả chất nhầy. Người bị tiêu chảy sẽ luôn có cảm giác đau bụng, vừa đi xong lại muốn đi tiếp mà không thể dừng được.
Nghiêm trọng hơn, người bệnh còn có dấu hiệu của tình trạng đi ngoài không có kiểm soát.
Bệnh có nhiều dấu hiệu rõ rệt
3.3. Buồn nôn hoặc nôn hết mọi thứ trong ruột
Không chỉ số lần đi ngoài tăng lên mà người bệnh còn buồn nôn hoặc nôn hết mọi thức ăn có trong ruột. Vừa đi ngoài vừa nôn khiến cho cơ thể người bệnh rất dễ mất nước. Miệng khô, đắng, gương mặt nhợt nhạt và cơ thể thiếu sức sống,... Để khắc phục tình trạng này, người bệnh cần được bổ sung thêm nước và điện giải một cách kịp thời.
4. Phương pháp phòng và điều trị bệnh ỉa chảy hiệu quả
Tiêu chảy là tình trạng vừa ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người bệnh, vừa gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, để bảo vệ bản thân, bạn cần nắm rõ các phương pháp phòng và điều trị bệnh ỉa chảy. Hạn chế tối đa gặp phải căn bệnh này.
4.1. Đối với việc phòng bệnh
Để ngăn ngừa và phòng bệnh tiêu chảy hiệu quả, bạn cần tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi. Rửa tay với xà phòng thường xuyên. Đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với những nơi mất vệ sinh. Đảm bảo giữ gìn vệ sinh thật tốt cho bản thân trong sinh hoạt mỗi ngày. Tuyệt đối không ăn các thực phẩm sống như gỏi cuốn, rau sống, tiết canh,... Hạn chế tiếp xúc những môi trường nước bẩn, tránh việc bị lây nhiễm các vi khuẩn gây nên dịch tả, e coli,...
4.2. Bù nước và điện giải cho cơ thể khi mắc bệnh
Khi bị ỉa chảy, mất nước là vấn đề dễ gặp phải. Chính vì vậy, người bệnh cần được bổ sung nước và điện giải một cách đầy đủ. Việc bù nước và điện giải có thể bằng các phương pháp như uống thật nhiều nước, uống nước kết hợp với Oresol. Trong trường hợp, bị ỉa chảy nặng người bệnh cần được truyền nước qua tĩnh mạch. Tuy nhiên, việc truyền nước cần được thực hiện và giám sát bởi bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý truyền nước tại nhà.
Bổ sung nước và điện giải khi bị tiêu chảy
4.3. Thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín
Trong trường hợp bị nhẹ, bệnh có thể tự kết thúc sau một vài ngày. Tuy nhiên, nếu bị nặng người bệnh cần được đưa tới các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Việc xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, chính xác.
Tiêu chảy là bệnh phổ biến dễ gặp phải trong cuộc sống. Tuy nhiên những ảnh hưởng mà căn bệnh này gây ra có thể rất nguy hiểm, thậm chí là dẫn tới tử vong. Chính vì vậy, mọi người cần nắm rõ phương pháp phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên đây đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích về căn bệnh này.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!