Các tin tức tại MEDlatec

Cách trị đau cơ mông an toàn nên thực hiện ngay

Ngày 01/08/2023
Đau cơ mông đôi khi không chỉ đơn thuần là do căng cơ mà tình trạng này có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý, ví dụ như viêm bao hoạt dịch hay đau thần kinh tọa,... Những thông tin trong bài viết sau đây sẽ phân tích sâu hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách trị đau cơ mông an toàn, hiệu quả bạn nên áp dụng.

1. Tìm hiểu chung về chứng đau cơ mông

Mông là bộ phận nằm ngay phía dưới của lưng, được cấu tạo từ thành phần mô mỡ và các cơ. Bộ phận này bao bọc lấy toàn bộ khớp chậu đùi và khung xương chậu. Đây là nơi tập trung nhiều loại mạch máu thần kinh đi ra từ trong chậu hông đến mặt sau đùi. 3 nhóm cơ mông chính bao gồm cơ mông bé, cơ mông nhỡ và cơ mông lớn.

Vai trò chủ yếu của 3 nhóm cơ này đó là:

●       Hỗ trợ nâng đỡ thân giữa, xương đùi, xương cụt và phần thân dưới;

●       Ổn định phần thân dưới và hạn chế rủi ro chấn thương;

●       Cơ mông bé và cơ mông nhỡ giúp ổn định khớp gối và khớp hông, duy trì tư thế đứng/ngồi thẳng cho cơ thể và hỗ trợ chức năng di chuyển;

●       Cơ mông lớn có nhiệm vụ duỗi khớp hông, tạo lực giúp cơ thể chuyển động đi về phía trước;

●       Sự kết hợp của các cơ mông có tác dụng hấp thu lực và gánh đỡ áp lực cho bộ phận lưng dưới.

Các loại cơ mông: cơ mông nhỡ (medius), cơ mông lớn (maximus) và cơ mông nhỏ (minimus)

Khi một người bị đau cơ mông thì đây có thể là tín hiệu cho thấy các cơ vùng mông đang gặp phải tổn thương nào đó. Hiện tượng này nhiều khi không được bệnh nhân chú ý đến vì nó khá phổ biến, chủ yếu xuất phát từ việc ngồi nhiều hay nhức mỏi do căng cơ. Tuy nhiên cũng có trường hợp bị đau cơ mông kéo dài không khỏi thì khả năng đó là tín hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn cần phải được thăm khám và điều trị.

2. Đau cơ mông bắt nguồn từ nguyên nhân nào?

2.1. Do bị chấn thương

Nếu phần mông có biểu hiện xuất hiện các vết bầm tím thì có thể là do tác động vật lý nào đó đã khiến cho các mao mạch ở mông bị tổn thương. Ban đầu chúng sẽ có màu bầm tím rồi dần dần chuyển thành xanh vàng và tự biến mất. Đa số những chấn thương này chỉ ở mức độ từ nhẹ đến trung bình không quá nghiêm trọng. Bởi vì nó chỉ tác động ở phần ngoài và cơ thể sẽ tự chữa lành chấn thương này.

Ngoài ra những cử động đột ngột cũng có khả năng là nguyên nhân gây tổn thương và đau cơ mông. Những cử động đó thường là do người bệnh không khởi động kỹ trước khi tập luyện hay vận động thể thao liên tục với cường độ mạnh, thay đổi phương hướng/tốc độ đột ngột khi đang chạy,...

2.2. Hội chứng mông chết

Hội chứng này còn có tên gọi khác đó là viêm gân cơ mông, thường xuất hiện ở những người có công việc đặc thù hay phải ngồi lâu một chỗ, ít hoặc không vận động nhiều như tài xế lái xe, nhân viên văn phòng,... Hội chứng mông chết là hệ quả của sự suy yếu cơ mông ngoài với những biểu hiện như:

●       Đau một bên hông;

●       Đau cơ mông phải hoặc trái;

●       Đau hông và đau lưng dữ dội;

●       Cơ mông yếu dần;

●       Đau mắt cá chân, đau nhức đầu gối.

2.3. Do mắc phải các bệnh về xương khớp

Cơ mông có mối liên quan chặt chẽ đối với hệ thống các dây thần kinh khác nhau nối với nhiều cơ quan vận động khác trong cơ thể, đặc biệt là xương hông. Vì vậy các bệnh lý về xương khớp cũng có tác động không nhỏ đến cơ mông, cụ thể như sau:

Đau dây thần kinh tọa:

Là tình trạng dây thần kinh bị chèn ép gây ra những cơn đau lưng dai dẳng với những biểu hiện như:

●       Đau rát, đau nhói ở vùng thắt lưng trở xuống hông;

●       Đau lưng kèm theo đau cơ mông lan xuống chân;

●       Chân tay có biểu hiện ngứa ran, tê yếu.

Viêm khớp:

Đau cơ mông còn xuất phát từ một bệnh lý khác đó là viêm khớp, đặc biệt là viêm khớp cột sống thắt lưng L4 - L5. Khi đó người bệnh sẽ bị đau từ lưng truyền xuống cơ mông, cơn đau tăng nặng mỗi khi ngồi.

Thoát vị đĩa đệm:

Đĩa đệm là bộ phận lót giữa các đoạn xương cột sống giúp giảm lực ma sát và trợ lực cho cột sống nâng đỡ cơ thể. Khi cấu trúc này bị thoái hóa hoặc thoát vị, chệch ra khỏi vị trí ban đầu của nó sẽ đè lên các dây thần kinh lân cận. Điều này dẫn đến những cơn đau cơ mông âm ỉ hoặc dữ dội.

Nguyên nhân gây đau cơ mông có thể xuất phát từ các bệnh lý về cơ xương khớp

Viêm bao hoạt dịch khớp háng:

Khớp háng cũng là một bộ phận ở gần với cơ mông. Tương tự như những tình trạng nêu trên, cơn đau ở khớp háng cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến cơ mông, kèm theo với đó là tình trạng sưng tấy đỏ bắp chân.

Hội chứng khớp cùng chậu:

Trong trường hợp bệnh nhân bị bào mòn và tổn thương sụn bọc khớp cùng chậu sẽ làm gia tăng áp lực ở khu vực này mỗi khi vận động, di chuyển. Từ đó hình thành nên cơn đau nhức xuất hiện từ vùng lưng xuống mông, thậm chí là tới bắp chân.

2.4. Bệnh trĩ

Sự gia tăng áp lực ở tĩnh mạch trực tràng và hậu môn khi người bệnh rặn mỗi lần đi đại tiện sẽ gây nên bệnh trĩ. Trĩ gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh khi đi vệ sinh, nó khiến người bệnh bị đau rát hay nghiêm trọng hơn là chảy máu hậu môn. Cơn đau do trĩ gây ra cũng ảnh hưởng nhiều tới cơ mông.

Nếu đau cơ mông chỉ là do chấn thương phần mềm thì nó sẽ tự biến mất sau thời gian ngắn điều dưỡng và nghỉ ngơi. Tuy nhiên trong trường hợp nguyên nhân gây đau cơ mông là do các yếu tố bệnh lý kèm theo các triệu chứng bất thường sau thì bệnh nhân nên đi khám để được điều trị đúng cách:

●       Tiểu tiện mất kiểm soát;

●       Vùng cơ mông bị đau ê ẩm hoặc căng cơ kéo dài;

●       Hai chân yếu, tê rần hoặc ngứa râm ran từ cơ mông xuống mặt sau chân;

●       Sốt cao (từ 40 độ trở lên);

●       Mức độ đau ngày càng nghiêm trọng, đau nặng ngay cả trong lúc nghỉ ngơi.

3. Mách bạn các cách trị đau cơ mông

Đối với trường hợp đau cơ mông nhẹ thì bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng cách:

●       Nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn cơ;

●       Kê cao chân khi ngồi và khi nằm;

●       Chườm đá hoặc chườm nóng;

●       Dùng các thuốc giảm đau không kê đơn như naproxen, ibuprofen và acetaminophen,...;

●       Vận dụng một số bài tập vật lý trị liệu giúp thư giãn, kéo giãn cơ mông.

Ở những người bị đau nặng thì nên đi khám và các cách trị đau cơ mông thường được áp dụng trong những trường hợp này thường sẽ là:

●       Dùng thuốc giảm đau và thuốc giãn cơ mông;

●       Điện trị liệu để giảm thiểu triệu chứng co thắt, đau nhức dữ dội ở cơ mông;

●       Phẫu thuật: chỉ áp dụng ở những bệnh nhân không đáp ứng tốt các biện pháp điều trị nêu trên nhằm giúp giảm áp lực đè né nên các dây thần kinh gây đau.

Các bài tập vật lý trị liệu cũng là một trong những cách trị đau cơ mông hiệu quả

Mong rằng sau khi tham khảo những thông tin trong bài viết thì bạn đã hiểu rõ hơn về những nguyên nhân gây đau cơ mông, đồng thời biết thêm về các cách trị đau cơ mông thường được các bác sĩ khuyên áp dụng hiện nay. Nếu cần được tư vấn chi tiết hơn về các vấn đề cơ xương khớp, bạn vui lòng liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900565656.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.