Các tin tức tại MEDlatec
Vì sao triglyceride trong máu tăng cao? Điều trị bằng cách nào?
- 31/03/2024 | Chỉ số Triglyceride là gì và biện pháp kiểm soát ổn định Triglyceride
- 31/07/2023 | Chỉ số triglycerides cao có phải vấn đề đáng lo ngại không?
- 31/12/2023 | Chỉ số Triglyceride bất thường: Cẩn thận với những biến chứng nguy hiểm
1. Một vài thông tin cơ bản về triglyceride
Trước hết, chúng ta cần biết rằng, triglyceride là một dạng Lipid hay chất béo trung tính và rất cần thiết cho cơ thể. Sau khi được chuyển hóa tại gan, chất béo này sẽ chuyển thành dạng năng lượng dự trữ và được cơ thể sử dụng trong trường hợp cần thiết.
Chỉ số triglyceride được đánh giá là bình thường khi thấp hơn 1,7 mmol/L
Triglyceride trong máu có thể được cung cấp từ những thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày và từ quá trình tổng hợp từ các tế bào gan. Giá trị tiêu chuẩn của triglyceride là thấp hơn 150 mg/dL hay 1,7 mmol/L.
Theo ATP III hoa kỳ 2011:
- Chỉ số triglyceride bình thường < 1.7 mmol/L.
- Giới hạn bình thường cao: Từ 1.7 - 2.24 mmol/L.
- Chỉ số triglyceride ở mức cao: Từ 2.25 - 5.63 mmol/L.
- Chỉ số triglyceride rất cao khi lớn hơn 5.64 mmol/L.
2. Vì sao triglyceride trong máu tăng cao?
Triglyceride trong máu tăng cao còn được gọi là rối loạn triglyceride. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, mọi giới tính và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
- Béo phì: Tình trạng thừa cân, béo phì có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó bao gồm rối loạn triglyceride.
Người béo phì dễ bị tăng mỡ máu
- Lười vận động: Công nghệ khoa học ngày càng hiện đại khiến mọi việc trong cuộc sống trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Điều này có thể khiến chúng ta lười vận động hơn.
Vận động có thể tăng cường quá trình trao đổi chất cũng như loại bỏ mỡ thừa. Khi chúng ta ít vận động và không thường xuyên tập thể dục, lượng mỡ thừa trong cơ thể sẽ không được cơ thể sử dụng và không bị đào thải, từ đó tích tụ trong cơ thể và dẫn đến tăng nồng độ triglyceride trong máu.
- Uống quá nhiều bia rượu: Đây là nguyên nhân khiến gan sản xuất axit béo nhiều hơn và dẫn tới tăng triglycerides. Với những người thường xuyên tiêu thụ bia rượu và ăn quá nhiều đồ ăn nhiều dầu mỡ, các loại nội tạng động vật và tiết canh,... nồng độ triglycerides trong máu có thể tăng cao đột biến.
- Hút thuốc lá: Đây là thói quen gây hại cho sức khỏe và cũng chính là nguyên nhân làm tăng nồng độ triglyceride trong máu, đồng thời tăng cholesterol có hại, cuối cùng có thể gây xơ vữa mạch máu. Nếu bạn hút thuốc lá càng nhiều, quá trình đào thải mỡ của cơ thể sẽ càng kém, mỡ thừa có nguy cơ tích tụ trong máu, trong các cơ quan nội tạng và vùng bụng.
- Chế độ ăn không hợp lý: Chẳng hạn như ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hòa, Carbohydrate tinh chế và các loại đường fructose nhân tạo,... và ăn ít chất xơ.
- Do yếu tố di truyền.
- Do mắc phải một số bệnh lý như bệnh tim mạch, tiểu đường, suy giáp,...
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị.
3. Điều trị tăng triglyceride trong máu bằng cách nào?
Chỉ số triglyceride trong máu tăng quá cao có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, gây ra những cơn đau tim và đột quỵ. Dưới đây là những cách khắc phục tình trạng này:
3.1. Thường xuyên tập thể dục
Nếu muốn cải thiện chỉ số triglyceride, giải pháp này cần được ưu tiên hàng đầu. Mỗi ngày, bạn nên dành ra ít nhất 30 phút để tập thể dục, rèn luyện sức khỏe. Một số môn thể thao mà bạn có thể lựa chọn như bơi lội, chạy bộ, tập gym, bóng chuyền, đi xe đạp,...
Vận động để cải thiện nồng độ triglyceride trong máu
Nếu quá bận rộn và không có thời gian tập thể dục, bạn hãy cố gắng vận động thể chất nhiều hơn một chút. Thay vì đi thang máy, bạn hãy lựa chọn thang bộ, có thể vận động nhẹ nhàng giữa giờ nghỉ,...
Tập thể dục không chỉ giúp bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái mà còn làm giảm nồng độ triglyceride máu, tăng nồng độ HDL máu - đây là một dạng mỡ tốt cho sức khỏe.
3.2. Điều chỉnh chế độ ăn
Chế độ ăn không khoa học là nguyên nhân trực tiếp khiến triglyceride trong máu tăng cao. Do đó, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn nếu muốn đưa chỉ số triglyceride về mức tiêu chuẩn.
Người bị tăng triglyceride trong máu không nên ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều tinh bột, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, nội tạng động vật, nước ngọt có gas, đồ uống có cồn,...
Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ, giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm mỡ máu. Đồng thời, người bệnh cũng nên tiêu thụ các loại chất béo lành mạnh như dầu ô liu, dầu hạt cải, axit béo omega-3 từ các loại cá.
3.3. Sinh hoạt lành mạnh
Để giảm nồng độ triglyceride trong máu, bạn cũng nên duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, bao gồm ngủ 7,8 tiếng mỗi đêm, ngủ đúng giờ, không nên thức khuya,...
Nếu thường xuyên căng thẳng và lo lắng quá mức, bạn sẽ có nguy cơ tăng triglyceride. Nếu kiểm soát căng thẳng hiệu quả, nồng độ chất béo này trong máu cũng sẽ giảm. Một số biện pháp giúp bạn giảm căng thẳng như nghe nhạc, đọc sách, đi du lịch, trò chuyện với bạn bè, đi xem phim,... Hãy thực hiện những hoạt động mà bạn yêu thích để tinh thần được thoải mái và vui vẻ hơn.
3.4. Dùng thuốc
Khi những biện pháp cải thiện lối sống không mang lại hiệu quả như mong đợi, bệnh nhân có thể cần sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị Triglyceride tăng cao. Lưu ý chỉ dùng thuốc khi có sự chỉ định và giám sát của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc sai cách không những không mang lại hiệu quả như mong đợi mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
MEDLATEC được đầu tư các loại máy xét nghiệm công nghệ cao để mang đến dịch vụ xét nghiệm chất lượng nhất
Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về một số nguyên nhân làm tăng triglyceride trong máu. Lời khuyên cho bạn là nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe để kịp thời phát hiện vấn đề này và được bác sĩ điều trị sớm.
Để được đăng ký đặt lịch khám sớm tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56, đội ngũ tư vấn viên của MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!