Các tin tức tại MEDlatec
Suy tim trái: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa
- 01/07/2022 | Suy tim ở trẻ em - bệnh lý nguy hiểm cần phát hiện và điều trị sớm
- 01/10/2023 | Phân độ suy tim - căn cứ quan trọng để kiểm soát suy tim
- 30/11/2024 | Suy tim phải: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
1. Suy tim trái do đâu?
Suy tim trái là tình trạng suy giảm chức năng của tâm thất trái, bộ phận có nhiệm vụ bơm máu giàu oxy từ tim ra toàn cơ thể. Khi tim không đủ khả năng bơm đủ lượng máu cung cấp oxy cho cơ thể dẫn đến tình trạng suy tim trái.
Suy tim trái thường được nhận biết thông qua một số dấu hiệu bao gồm:
- Đau ngực;
Đau ngực là một trong những triệu chứng điển hình của tình trạng suy tim trái
- Mệt mỏi và yếu sức;
- Khó thở (khi gắng sức hoặc vào ban đêm);
- Nhịp tim nhanh hoặc không đều;
- Mắt cá chân, chân hoặc bàn chân bị sưng tấy;
- Tăng cân đột ngột;
- Buồn nôn, đầy bụng, mất cảm giác thèm ăn;
- Ho dai dẳng hoặc thở khò khè;
- Tiểu tiện bất thường.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy tim trái, cụ thể như sau:
- Tăng huyết áp: Là nguyên nhân phổ biến nhất, huyết áp làm tăng áp lực trong các mạch máu, khiến tim trái phải làm việc quá sức để bơm máu, dẫn đến suy yếu cơ tim;
- Bệnh động mạch vành: Tắc nghẽn các động mạch nuôi tim (do xơ vữa động mạch) làm giảm cung cấp oxy và dưỡng chất cho cơ tim;
- Hở van tim: Khi các van tim (như van hai lá, van động mạch chủ) bị hở, máu sẽ chảy ngược vào các buồng tim, gây quá tải và suy yếu chức năng bơm máu của tim.
Ngoài ra, các trường hợp thiếu máu cơ tim, viêm cơ tim, phì đại cơ tim… cũng có thể khiến cơ tim bị tổn thương. Bên cạnh đó, các bệnh lý nền như hen phế quản và đái tháo đường cũng có thể làm tăng nguy cơ suy tim trái, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tim.
2. Điều trị suy tim trái
Việc điều trị suy tim trái chủ yếu tập trung vào việc cải thiện chức năng tim, nâng cao chất lượng sống, giảm thiểu tần suất nhập viện do suy tim và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh, sẽ có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, cụ thể như sau
Điều trị không dùng thuốc
Việc thay đổi lối sống đóng vai trò quan trọng trong điều trị suy tim trái, cụ thể như điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, làm việc, luyện tập phục hồi chức năng tim mạch… cần được thực hiện một cách đều đặn.
Điều trị bằng thuốc
Trong điều trị suy tim trái, có 5 nhóm thuốc chính được sử dụng để cải thiện tình trạng bệnh:
- Lợi tiểu: Được dùng khi bệnh nhân có triệu chứng sung huyết phổi hoặc phù ngoại biên như khó thở, phù nề, gan to, tĩnh mạch cổ nổi…;
- Ức chế men chuyển/ ARNI (Valsartan + Sacubitril): Giúp làm giảm gánh nặng cho tim và cải thiện chức năng tim;
- Chẹn bêta: Giảm nhịp tim, giảm huyết áp và bảo vệ tim khỏi các tổn thương do suy tim;
- Kháng thụ thể aldosterone: Giúp giảm giữ nước và muối, cải thiện tình trạng suy tim;
- Dapagliflozin hoặc Empagliflozin: Các thuốc nhóm SGLT2, mới được áp dụng trong điều trị suy tim, giúp cải thiện chức năng tim và giảm nguy cơ nhập viện do suy tim.
Sử dụng thuốc điều trị suy tim trái
Điều trị bằng dụng cụ và phẫu thuật
- Phẫu thuật bắc cầu mạch vành: Dành cho những bệnh nhân có hẹp mạch vành nặng mà không thể đặt stent;
- Phẫu thuật van tim: Thực hiện nếu hẹp hở van tim nặng;
- Cấy máy tạo nhịp tim, máy tái đồng bộ cơ tim (CRT) hoặc máy phá rung cấy trong cơ thể (ICD): Những thiết bị này giúp điều chỉnh nhịp tim;
- Dụng cụ hỗ trợ: Được sử dụng trong các trường hợp suy tim giai đoạn cuối hoặc sốc tim;
- Ghép tim: Là biện pháp cuối cùng khi các phương pháp điều trị khác không còn hiệu quả và chức năng tim không thể phục hồi;
3. Biện pháp phòng ngừa suy tim trái
Mặc dù không thể phòng ngừa suy tim trái một cách hoàn toàn, nhưng có thể giảm thiểu nguy cơ mắc phải căn bệnh này bằng cách áp dụng một số các biện pháp sau đây
Để bảo vệ sức khỏe tim mạch, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là vô cùng quan trọng, giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường từ đó có phương án điều trị kịp thời;
- Có chế độ ăn uống lành mạnh. Hạn chế sử dụng muối, đường và chất béo, đồng thời tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt vào khẩu phần ăn hàng ngày. Đặc biệt, người mắc bệnh tiểu đường cần kiểm soát chặt chẽ mức đường huyết để phòng ngừa các biến chứng tim mạch;
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học để bảo vệ sức khỏe tim mạch
- Đảm bảo duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Cần theo dõi cân nặng thường xuyên, vì bất kỳ sự tăng cân bất thường nào cũng có thể là dấu hiệu của sự tích tụ nước trong cơ thể;
- Thể dục đều đặn với cường độ phù hợp là một phương pháp hiệu quả để duy trì sức khỏe tim mạch. Tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn bộ môn cũng như chế độ luyện tập phù hợp;
- Kiểm soát căng thẳng, duy trì tinh thần thoải mái, lạc quan và vui vẻ, ngủ đủ giấc và cố gắng có giấc ngủ ngon;
- Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích;
- Điều trị và kiểm soát các bệnh lý nền như tiểu đường, phổi tắc nghẽn mạn tính, huyết áp, hen suyễn....;
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc, cần thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Hiện nay, MEDLATEC là cơ sở quy tụ đội ngũ chuyên gia Tim mạch đầu ngành cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, đáp ứng chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả tình trạng suy tim trái nói riêng và bệnh lý tim mạch nói chung.
MEDLATEC đáp ứng chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch hiệu quả
Người dân xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh hoặc có nhu cầu thăm khám định kỳ bệnh lý tim mạch vui lòng liên hệ đến Tổng đài 1900 56 56 56 để được đội ngũ y bác sĩ MEDLATEC hỗ trợ kịp thời.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!